Chuyện lạ 2011-03-30 15:44:48

Taliban và những hình phạt kinh hoàng dành cho các cô gái trót yêu bóng đá (Kỳ 2)


Chế độ Taliban hà khắc tại Afghanistan đã không còn tồn tại từ lâu, tuy nhiên, những câu chuyện kinh hoàng về hình phạt giáng lên đầu các cô gái bén duyên với bóng đá vẫn còn là nỗi ám ảnh với giới thể thao.

[size=3]
[/size]

[size=3]Từ “ngậm mồm tập luyện” đến xỏ giày ra sân[/size]

[size=3][size=3]
[/size][/size]

[size=3][size=3]Shamila Kohestani - đội trưởng đội tuyển nữ hiện tại của Afghanistan nhớ lại ký ức đau đớn của chính bản thân: “Khi tôi 12 tuổi, tôi được ra ngoài cùng mẹ xem anh trai tôi chơi bóng ở trường. Mẹ tôi đeo mạng che mặt, bịt kín chỉ hở hai con mắt. Còn tôi chỉ đội một cái khăn trùm đầu. Ngay lập tức, có hai tên lính Taliban đi theo. Chúng tách hai mẹ con tôi ra và lấy roi vụt túi bụi vào người tôi, bất chấp tôi đã quỳ xuống van xin. Thật kinh hãi. Sau lần đó, tôi thề không ra ngoài nữa”.[/size][/size]
[size=3][/size]
[size=3]Những người phụ nữ Afghanistan trong chiếc khăn choàng burqa, trùm kín buông chùng từ đầu đến chân. ( Mấy em VN m sao chịu nổi 3blur3)

[size=3]Thế nhưng, Shamila không thể cưỡng lại sức hút của trái bóng tròn. Khi người anh trai duy nhất của cô trở về từ trường học và mang theo quả bóng. Cô đã bị nó mê hoặc. Và trong một buổi đá bóng khác của người anh cùng các bạn ở trường, Shamila lén lút nấp trên quả đồi phía sau bãi đất trống quan sát.[/size]
[size=3]“Tôi đã cố gắng lý giải vì sao bóng đá hấp dẫn? Tôi rất muốn tham gia vào trận đấu của anh tôi vì tôi thấy mình đủ khả năng làm tốt hơn họ. Tôi tự hứa với mình là nếu có cơ hội, tôi sẽ chơi bóng đá”. Shamila nhớ lại.[/size][/size]

[size=3][size=3]
[/size][/size]



[size=3][size=3][size=3]Ký ức của cô gái Afghanistan đến giờ vẫn nóng hổi. Cô cũng từng là nạn nhân của sự hà khắc dười triều đại Taliban. Tuy nhiên, so với các bạn cùng trang lứa khác, Shamila còn may mắn chán. Năm 14 tuổi, cô được gia đình đưa sang Mỹ học tập ở trường Blair Academy. Ở đây, Shamila được sống với đầy đủ “quyền con người” mà bấy lâu nay cô hằng mơ. Và đến giờ, khi nỗi lo sợ Taliban được trút bỏ trên mảnh đất Afghanistan, Shamila và các phụ nữ nói chung tiến thêm một bước thần kỳ: Được chơi bóng cho ĐT nữ quốc gia![/size]

[size=3]Cuộc hành trình tự giải phóng của Shamila gặp không ít trắc trở. Ngoài rào cản ngôn ngữ, cô còn phải vượt qua nỗi ám ảnh Taliban khi bắt nhịp với cuộc sống mới.[/size][/size][/size]

[size=3][size=3][/size][/size]
[size=3][size=3]Cảnh các nạn nhân bị Taliban hành hình ở nơi công cộng tại Herat. Kể cả những đôi mắt trẻ thơ cũng phải chứng kiến cảnh tượng này. (Ảnh: Rawa.org)
[size=3]“Khi tôi đến đây lần đầu tiên, tất cả mọi người đều nhìn tôi dò xét: “Bạn đã làm gì để có niềm vui ở Afghanistan?”, tôi đã rất hoang mang và chỉ đáp lại bằng nụ cười xã giao-nụ cười hệt như một bệnh nhân nhe răng sau khi được bác sỹ nha khoa yêu cầu. Nhiều người hỏi đến lần thứ 3, thứ 4 tôi mới lí nhí: “Niềm vui là cái gì nhỉ? Tôi chưa từng biết nó, tôi đã lớn lên trong chiến tranh. Mà chiến tranh thì toàn máu và chết chóc. Cả căn phòng lặng đi sau câu trả lời của tôi. Tất cả dồn ánh mắt về phía tôi như thể tôi đến từ hành tinh khác vậy”. Shamila tâm sự. [/size]

[size=3]Những ngày tiếp theo của Shamila cũng tương đối nặng nề. Mọi hoạt động của cô bị chi phối bởi rào cản ngôn ngữ. “Tôi phải nói chuyện bằng tiếng Anh thường xuyên hơn với các bạn trong lớp, lắng nghe và nắm bắt những thứ họ muốn và yêu cầu tôi. Có quá nhiều thứ phải thích nghi ở Mỹ”. Shamila cho biết.[/size]

[size=3]Ở Blair Academy, ngoài việc học văn hóa, Shamila luyện tập bóng đá mọi lúc, mọi nơi. Thậm chí, ngay cả khi ở trong nhà, cô cũng cố gắng tâng bóng để nâng cao cảm giác. Những ngày nghỉ, Shamila tập luyện hai buổi và tự đề ra những tiêu chí cho riêng mình. “Đôi khi, tôi muốn uống nước để giải tỏa cơn khát. Nhưng khi nhớ đến cuộc sống khổ hạnh của những cô gái bằng tuổi tôi ở Afghanistan, tôi lại tự dằn lòng mình bằng câu hỏi: Hãy ngậm mồm và tập luyện. Chỉ có cách nổi bật ở môn thể thao này, tôi mới có thể làm gì đó cho họ”. Shamila nhấn mạnh[/size]

[size=3]Hơn 6 năm sau ngày đến Mỹ, bản tính vượt khó của một cô gái đến từ vùng đất bom đạn đã giúp Shamila đã vượt lên khó khăn ở Blair Academy. Và giờ, khi trở thành đội trưởng ĐT nữ Afghanistan, cô đã sẵn sàng cho cuộc “giải phóng” phụ nữ ở quê nhà, thông qua bóng đá. “Tôi đang cố gắng vận động các gia đình Afghanistan cho con em họ tham gia chơi bóng đá. Họ có quyền đòi hỏi lợi ích cho bản thân.”[/size]

[size=3]Nỗ lực của Shamila cộng với chế độ mới ở Afghanistan đã, đang giúp phụ nữ ở mảnh đất này có cuộc sống dễ thở hơn. Tính đến nay, các nữ cầu thủ của Afghanistan đã có thể tự do “mặc bộ đồ thể thao, xỏ giày ra sân” như những cô gái khác trên thế giới. Đó là bước tiến lớn, có thể gọi là thần kỳ của đất nước oằn mình vì bom đạn, ai oán vì những luật lệ hà khắc.[/size][/size][/size]

[size=3][size=3][size=3][/size][/size][/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)