Chuyện lạ 2011-06-29 04:01:35

Hải Tượng Long- vãi đái con này mà thịt thì ngon phải biết :))


[justify][size=2]Tên thường gọi: Arapaïma, Paiche, Pirarucu.[/size][/justify]

[justify][size=2]Tên Việt ngữ : Hải tượng Long.
Tên khoa học: Arapaima gigas
Đồng nghĩa: Pangasius gigas
Phân bố địa lý: Brazil, Guyan, Péru[/size][/justify]



[justify][size=2]Hải tượng long - Pirarucu là loài cá nhiệt đới, thuộc họ cá lưỡi xương cổ đại, có nguốn gốc từ khu vực sông Amazone (nam Mỹ), có tên chính thức là Arapaima Gigas.[/size][/justify]



[justify][size=2][/size][/justify]

[size=2]Hải tượng Long[/size]





[justify][size=2]Amazone và các nhánh sông của nó là nơi tụ họp của 1/10 các loài cá nước ngọt trên thế giới, và đa phần trong số từ 2000 đến 2500 loài đó hầu như chưa được thế giới biết đến, hoặc biết rất ít. Cá Pirarucu Arapaima Gigas là một trong số đó. Được gọi là Pirosca ở Brazil, và Bodeca (khi là cá bột) hay El Paiche ở Peru, loài cá này thuộc vào một trong những loại cá nước ngọt lớn nhất thế giới, đôi khi người ta có thể bắt được những con có trọng lượng tới trên 200kg với chiều dài từ 3 đến 4m. Nhưng kích cỡ này còn tương đối nhỏ so với tài liệu được ghi lại cách đây 100 năm. Khi đó những thổ dân Amazon đã bắt gặp những con Pirarucu dài 15 feet (tương đương 4.6 m).[/size][/justify]



[justify][size=2][/size][/justify]


[justify][size=2]
Pirarucu là loài cá có giá trị kinh tế cao, vì thế nó là mục tiêu đặc biệt của các hoạt động đánh bắt cá ở vùng Amazone, châu Mỹ. Vào cuối thế kỹ thứ 19, hàng năm có khoảng từ 1.200 đến 1.600 tấn cá này cập cảng Bélem (Barthem, 1995) - châu Âu. Con số này giảm xuống còn 300 tấn vào nữa đầu thế kỷ 20, và đến năm 1997 chỉ còn chưa đầy 50 tấn. Ngày nay, Pirarucu còn được nhân giống và nuôi trong bể như một loại cá cảnh đẹp và độc đáo trên khắp thế giới, nhất là trong các hồ bảo tồn và thủy cung với mục đích thu hút khách tham quan. Pirarucu đang có nguy cơ bị diệt chủng và có tên trong sách đỏ của thế giới.[/size][/justify]








[justify][size=2]Hiện nay việc đánh bắt cá ngoài tự nhiên đã bị cấm hẳn tại một số quốc gia nam Mỹ. Tuy có nhiều các biện pháp bảo tồn, nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng biện pháp bảo vệ tốt nhất loài cá quí này là phát triển ngành nuôi cá để có thể đáp ứng cho nhu cầu ngày một tăng của các thị trường quốc gia, và quốc tế.[/size][/justify]



[justify][size=2]Dù là loài cá dữ, Pirarucu có nhiều đặc điểm sinh thái phù hợp trong môi trường nuôi thả, và nhờ đó có thể giảm bớt áp lực đánh bắt, ảnh hưởng đến trữ lượng cá trong tự nhiên. Ví dụ như chúng tăng trưởng rất nhanh, tới 10kg/ năm, và lại có thể chịu được môi trường nuôi thả có nồng độ ô xy thấp nhờ chúng có khả năng thở được trong không khí.[/size][/justify]



[justify][size=2]Phân bố địa lý và sinh thái :[/size][/justify]



[justify][size=2]Pirarucu phân bố chủ yếu ở Nam Mỹ : Péru, Colombia, Brazil và vùng đảo Guyan. Loài cá này có mặt ở hầu như khắp các khu vực thuộc lưu vực sông Amazone và các phân nhánh của nó, kể cả phía nam Orénoque và hệ thống sông RioBranco, Rupinuni và Essequibo ở Guyan, khu vực được cho là nơi phát sinh loài cá này.[/size][/justify]










[justify][size=2]Những con sông vùng Amazone có những đặc điểm sinh hóa rất khác so với vùng lưu vực cung cấp nước cho chúng. Pirarucu có ở tất cả các môi trường này, nhưng mật độ không đồng nhất và hầu như vắng bóng ở sông Rio Negro, con sông đen chứa nồng độ a xít khá cao, nhưng loài cá này cũng có rất ít ở các sông Rio Tapajós và Xing, dù nước sông khá trong. Hiện tượng này là do ở đó không hiện hữu nguồn sinh cảnh phù hợp với Pirarucu. Ngược lại, sông Rio Araguaia, nhất là đảo Bananal, là một trong những nơi có rất nhiều cá Pirarucu, vì ở đây hệ thực vật rất phong phú.[/size][/justify]



[justify][size=2][/size][/justify]




[justify][size=2]Cá Pirarucu chịu ảnh hưởng không nhiều của chất lượng hay độ trong của nước mà vào hình thái học của vùng nước và số lượng cây thủy sinh mọc chìm hay nổi trên mặt nước. Không bao giờ người ta thấy cá Pirarucu bơi trong vùng phủ đầy cây thủy sinh nhưng rất thường gặp chúng lượn lờ gần đó. Vì thế vùng sinh sống điển hình của cá Pirarucu là những bờ sông có nhiều cây thủy sinh và có thảm cây dầy phủ trên mặt nước. Vì lý do này, cá Pirarucu có nhiều ở những vùng Varzéas, theo tiếng địa phương, chỉ những vùng hàng năm thường ngập nước khi mùa lũ về, và ở những hồ luôn đầy nước quanh đó. Ngược lại, ở những nơi có dòng nước chảy siết như các con sông lớn thì hệ sinh thái hoàn toàn không thích hợp với cá Pirarucu và không bao giờ chúng sinh sống đông đúc ở các nơi này.[/size][/justify]



[justify][size=2]Hình dạng và các bộ phận của cá :[/size][/justify]



[justify][size=2]Pirarucu là loài cá to khỏe và có kích thước lớn, thân thuôn theo hình trụ và được bao phủ bởi những lớp vảy to và dầy (có thể dài tới 6cm). Các vẩy hơi lõm vào trong và có một rãnh chạy ngang ở phía đầu. Những cấu trúc đó, liên kết với các bộ phận thần kinh cảm giác, cho phép cá, nhất là cá bột, nhận ra các rung động trong nước, và bơi tới đó.[/size][/justify]



[justify][size=2]Pirarucu có màu ghi sáng với những ánh xanh lơ. Các vảy phía thân dưới có ánh đỏ, càng về gần đuôi thì càng rõ rệt. Một số cá thể cá có phần thân đuôi đỏ rực. Vây đuôi và vây lưng của một số khác còn điểm thêm nhiều các đốm đỏ. Trong thời kỳ sinh sản, cá đực có màu rực rỡ hơn con cái.[/size][/justify]



[justify][size=2]Vây đuôi của cá tròn, các vây lưng và vây bụng có vị trí ở ở khoảng 1/3 thân sau của cá và đối xứng nhau. Vây đuôi mọc thấp hơn vây lưng khoảng hai hàng vảy.[/size][/justify]



[justify][size=2][/size][/justify]




[justify][size=2]Đầu cá không có vẩy, nhỏ và phẳng. Trên đó có rất nhiều những mảng xương cứng và những lỗ nhỏ đầy hạch, không rõ có chức năng gì. Một số cho rằng những lỗ đó tiết ra sữa để nuôi cá bột, nhưng giáo sư Lüling đã bác bỏ khả năng này. Theo ông, chất sữa trắng đó có tính năng như một chất đánh dấu, bằng hoạt tính hóa học cho phép cá bột có thể tìm thấy mẹ khi bơi quá xa hay bị lạc.[/size][/justify]



[justify][size=2]Bán cầu não trước của Pirarucu lớn hơn rất nhiều so với những loài cá khác và não giữa lại khá nhỏ. Do đó khứu giác của loài cá này khá phát triển, bù lại cho thị giác ít sử dụng trong môi trường sống nhiều dinh dưỡng của chúng. Hơn nữa, mắt của chúng cũng khá nhỏ.[/size][/justify]

[justify][size=2][/size][/justify]



[justify][size=2]Miệng cá rộng và hàm có nhiều răng nhỏ hình nón: hàm trên có 32 răng và hàm dưới có từ 35 đến 36 chiếc. Lưỡi có xương và ít cử động, được phủ đầy các răng cưa nhỏ - đặc tính chung của họ cá Arapaima. Miệng cá còn có hai mảng xương và một vòm miệng, cho phép giữ và nghiền chết con mồi trước khi nuốt. Cũng như các loài cá ăn thịt, ống tiêu hóa của cá khá ngắn.[/size][/justify]



[justify][size=2]Pirarucu có hai hệ thống hô hấp. Dù là động vật thở bằng mang, nhưng bóng cá lại có chức năng hoạt động gần như phổi, giúp cho cá phát triển cả khả năng thở trong không khí, bên cạnh hô hấp trong nước như các loài cá khác.[/size][/justify]



[justify][size=2]Thức ăn :[/size][/justify]



[justify][size=2]Giống như các loài cá nuôi khác, thức ăn của Pirarucu thay đổi tùy theo lứa tuổi. Sau 5 ngày tuổi, cá bột ăn chủ yếu cá thực vật và những thủy trùng nhỏ. Khi được 8 đến 10cm, cá bắt đầu ăn các ấu trùng sâu, tôm cua nhỏ, tảo …[/size][/justify]



[justify][size=2]Khi trưởng thành, Pirarucu chuyên ăn cá, và đặc biệt thích những loài cá ăn đáy. Trong dạ dày cá, người ta còn tìm thấy cả lá cây và hạt đang phân hủy. Nói chung Pirarucu ăn khá tạp và tập tính bắt mồi mang tính cơ hội. Cá sẽ tóm ngay những con mồi nào vô tình đi ngang tầm với của nó. Cá cũng thường kiếm mồi về đêm và đớp mồi rất mạnh bằng cái miệng rất khỏe của mình. Mặc dù bản tính của chúng khá hiền lành, nhưng khi đói, chúng thật nguy hiểm. Bất cứ thứ gì, loài vật nào chúng bắt gặp trên đường di chuyển đều trở thành mồi ăn hấp dẫn. Đặc biệt, nếu 2 con Pirarucu cùng đói và cùng bắt gặp một con mồi thì chắc chắn chiến cuộc sẽ xảy ra. Nhiều thổ dân Amazone từng chứng kiến cuộc chiến giữa những con Pirarucu cho biết : lòng sông Amazone có chỗ rất nông, ta có thể vén quần và lội tại đây nhưng nếu hôm đó có 2 con Pirarucu tranh giành lãnh thổ và thức ăn thì hôm sau, chỗ đó có thể làm hụt chân, dìm chết một người lớn…[/size][/justify]



[justify][size=2][/size][/justify]

[size=2]Chăn nuôi cá Arapaïma tại Brazil[/size]



[justify][size=2]
Pirarucu rất đặc biệt, chúng thích kiếm ăn ở những nơi yếm khí, có hàm lượng ô xy thấp, như : vùng đầm lầy, vùng nước nông. Điều này cho phép nó bắt được nhiều cá hơn. Những con cá mồi thiếu oxy sẽ bơi lội chậm chạp.[/size][/justify]



[justify][size=2]Sinh sản của cá Pirarucu:[/size][/justify]



[justify][size=2][size=2]Vào năm tuổi thứ 5, khi đạt kích thước khoảng 1,6 m thì Pirarucu trưởng thành và có thể sinh sản. Trong môi trường tự nhiên ở Amazone, yếu tố mùa có ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh sản của loài cá này. Suốt 6 tháng mùa nước ngập, chúng săn mồi và tích trữ chất dinh dưỡng để sinh tồn vào 6 tháng mùa khô.[/size][/size][/justify]



[justify][size=2]Cá thường chọn làm tổ dưới lớp bùn cát, tổ có đường kính vào khoảng 50 cm và sâu 15 cm. Cá Pirarucu cũng có tập tính sinh sản giống như các loài cá rồng, tức là sau khi cá cái đẻ trứng vào tổ, cá đực sẽ thụ tinh rồi ngậm ấp trứng trong miệng suốt từ tháng thứ 1 cho đến tháng thứ 4, khi mùa mưa bắt đầu vào tháng 5, nước ở các ao hồ dâng cao cũng là lúc cá con nở và bắt đầu cuộc sống vào mùa nước lụt.[/size][/justify]




[justify][size=2]
Cá cha mẹ sẽ canh giữ đàn con bằng cách tiết ra một loại pheromone (một dạng mùi hương?) có tác dụng cuốn hút cá con để chúng luôn bám theo cha mẹ.[/size][/justify]



[justify][size=2]Phương pháp đánh bắt cá:[/size][/justify]








[justify][size=2]Pirarucu là loài cá rất dễ đánh bắt. Do tập tính thở trên mặt nước và sinh sản, mà cá dễ dàng bị móc bằng lao khi nổi lên mặt nước để thở hay đang đẻ trong ổ. Ở Péru, người ta thường dùng những cây lao bằng gỗ, dài khoảng 1.9m có móc sắt ở đầu, nối với một đoạn dây dài khoảng 30 đến 40m có đường kính vào khoảng 2mm, để bắt loài cá này. Người thợ săn cá thường dùng một loại thuyền nhỏ, với mái chèo luôn ở dứoi mặt nước để giảm thiểu tiếng động để rình cá. Khi thấy có cá nổi lên để thở, anh ta liền nhanh chóng phóng lao vào cá. Khoảng cách từ người thợ săn đến cá có thể khoảng 10m. Khi bị trúng lao, cá sẽ bơi trốn, và kéo theo cả thuyền. Đợi cho đến khi gần sát với cá, người thợ săn sẽ giáng một trùy gỗ vào đầu con cá và phóng thêm một chiếc lao nhỏ hơn vào mình cá để có thể đem cá lên thuyền.[/size][/justify]



[justify][size=2]Ở nam Mỹ, phương pháp câu cá Pirarucu bằng cách phóng lao như trên được xem như thông dụng nhất. Ít khi người ta câu chúng được bằng lưỡi câu vì mép của chúng rất dầy và cứng, còn bắt bằng lưới thì càng hiếm hơn vì kích thước của chúng quá lớn.[/size][/justify]



[size=2][/size]


[size=2]Nghề đánh bắt cá sinh nhai bằng cách phóng lao tại Brazil[/size]





[justify][size=2]Một vài hình ảnh về câu cá thể thao Pirarucu :[/size][/justify]







[size=2]Kỹ nghệ du lịch câu cá thể thao Arapaima tại Brazil và Thái Lan[/size]



Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)