Tâm sự - chia sẻ 2011-07-23 18:27:56

Những bức ảnh đau lòng nhất thế giới


[size=4]1.Gia đình khỉ đột bị thảm sát[/size]

Buôn bán các loài động vật hiện đang trở thành mặt hàng có giá trị cao trên thế giới. Chính vì vậy, những kẻ săn bắn trái phép không ngần ngại tìm mọi cách để săn lùng cho được thịt thú rừng cùng các sản phẩm có được từ chúng.


[size=2][/size]
Gia đình khỉ đột đã bị thợ săn sát hại

Hiện tại, với nạn săn bắn bừa bãi, số lượng các loài khỉ đột đang giảm mạnh và loài động vật này đang nằm trong tình trạng có nguy cơ bị tuyệt chủng. Bức ảnh trên cho thấy gia đình khỉ đột ở phía Nam Camerron đã bị thảm sát và giết hại bởi thợ săn trái phép chỉ trong một buổi sáng.



[size=4]2.Bắn chết một chiến sĩ Việt Minh ngay giữa đường[/size]

Nhiếp ảnh gia Eddie Adams đã chụp hình cho một số chính trị gia và các sự kiện nổi tiếng thế giới trong suốt cuộc đời đầy vinh quang của mình. Nhưng có một bức ảnh đặc biệt đeo đuổi ông cho đến cuối đời và cũng vì nó mà ông trở thành nổi tiếng.


Bức ảnh bắn chết một người bị tình nghi là chiến sĩ Việt Minh ngay giữa đường


Đó là bức ảnh nổi tiếng chụp cảnh một tướng của quân đội Miền Nam hành quyết một người bị tình nghi là chiến binh Việt Cộng ở trên một đường phố Sài Gòn vào ngày 1 tháng 2 năm 1968.

Theo lời của tướng Ngụy Nguyễn Ngọc Loan nói: “Chúng nó đã giết hại nhiều đồng bào của tôi” và vị tướng này đã giơ súng lục bắn thẳng vào đầu anh ta. Bức ảnh của Adams cho thấy thời điểm viên đạn đang ghim vào đầu của nạn nhân. Bức ảnh đã khiến cho toàn thế giới bàng hoàng và phong trào phản chiến lan rộng trên toàn cầu.

[size=4]3.Kền kền chờ ăn thịt em bé[/size]

Được trao giải Pulitzer 1994, bức ảnh ghi lại khoảnh khắc một em bé ở Sudan sắp chết đói đang cố lết về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc cách đó khoảng một km. Cách đó không xa, một con kền kền đang chờ em bé chết để ăn thịt. Bức ảnh khiến cả thế giới bàng hoàng.


Bức ảnh ghi lại cảnh kền kền đang chờ em bé ở Sudan chết đói để ăn thịt

Không ai biết điều gì xảy ra với em bé sau đó. Cả nhiếp ảnh gia cũng không biết bởi anh rời đi sau khi chụp ảnh. Nhiều người lên án sự lạnh lùng sau ống kính của tác giả. Chính vì vậy, ba tháng sau khi chụp bức ảnh này, nhà nhiếp ảnh Kevin Carter đã tự tử vì trầm cảm.

[size=4]4. Cái chết của Hector Pieterson[/size]

Hector Pieterson là một biểu tượng cho cuộc nổi dậy chống chế độ phân biệt chủng tộc tại Soweto, Nam Phi vào năm 1976. Bức ảnh trên cho thấy cậu bé Hector, 12 tuổi đã tử vong sau khi cảnh sát nổ súng vào cuộc biểu tình, đang được một thanh niên bế lên.


Hector Pieterson đã tử vong sau khi cảnh sát nổ súng vào cuộc biểu tình

Nhiều năm sau đó, ngày 16/06 hàng năm đã trở thành biểu tượng quật cường trong việc chống lại chính quyền phân biệt chủng tộc thời bấy giờ trên toàn lục địa đen cũng như trên thế giới.

[size=4]5.Người Do Thái cuối cùng ở Vinnitsa[/size]

Bức ảnh này được tìm thấy trong một album cá nhân của một chiến sỹ Einsatzgruppen. Nó được đề tên “The last Jew of Vinnitsa” (Người Do Thái cuối cùng ở Vinnitsa) ngay phía sau tấm ảnh.


Bức ảnh người Do Thái cuối cùng ở Vinnitsa

Bức ảnh cho thấy một người lính Einsatzgruppen chuẩn bị bắn chết người Do Thái đang quỳ trước ngôi mộ tập thể ở Vinnitsa, Ukraine vào năm 1941. Có khoảng 28.000 người Do Thái sinh sống ở đó đã bị giết cùng một thời gian.

[size=4]6. Hình ảnh hai thanh niên da đen bị treo cổ[/size]

Bức ảnh này được chụp vào năm 1930 sau khi hai người đàn ông da đen trẻ tuổi ở Ấn Độ bị buộc tội cưỡng hiếp một cô gái da trắng và sát hại bạn trai của cô. Họ bị treo cổ trong vòng vây của khoảng 10.000 người. Khuôn mặt của đám đông đã nói lên tất cả mọi điều. Người đàn ông thứ 3 được cứu sống bởi chú của cô gái đã nói rằng họ vô tội.


Hai người đàn ông vô tội bị treo cổ trong niềm hân hoan của đám đông

Bức ảnh cho thấy thi thể bị tra tấn dã man của hai người đàn ông bị kết án oan cùng vẻ mặt hân hoan của đám đông đã cho thấy sự phân biệt chủng tộc tàn nhẫn và khiến cả thế giới phải bàng hoàng.

[size=4]7. Nổ bom nguyên tử ở Nhật Bản[/size]


Bức ảnh “đám mây hình nấm” này cho thấy sức ảnh hưởng nặng nề của bom nguyên tử. Quả bom nguyên tử đầu tiên được thả xuống Hiroshima vào ngày 06/08/1945 đã giết chết 80.000 người.


Hình ảnh nổ bom nguyên tử ở Nhật Bản

Trong khi đó quả bom nguyên tử thứ hai đã được quân đội Hoa Kỳ thả xuống Nagasaki vào ngày 09/08/1945. Và hậu quả của nó còn nặng nề hơn trước rất nhiều.150.000 người đã chết và phải chịu thương tật suốt đời, đó là những gì mà bom nguyên tử đã để lại ở thành phố Nagasaki.

[size=4]8. Cha che đạn cho con[/size]

Bức ảnh này đã chạm đến trái tim của người dân trên toàn thế giới bởi tình phụ tử lớn lao. Nhưng điều đáng buồn là hai nhân vật chính trong bức ảnh đã tử vong vì bị bắn tại bờ Gaza.


Hình ảnh cha che đạn cho con đã khiến toàn thế giới phải cảm động

Bức ảnh do France 2 ghi lại một lần nữa cho thấy sự tàn khốc của chiến tranh và tình cha con thiêng liêng, cao quý.

[size=4]9. Vòi nước “phân biệt chủng tộc”[/size]

Bức ảnh chụp hai vòi nước nói trên đã thể hiện được rất nhiều điều. Đó là sự phân biệt chủng tộc gay gắt.


Bức ảnh cho thấy sự phân biệt chủng tộc từ những việc nhỏ nhất

Hình ảnh này đã khiến cho cả thế giới một lần nữa phải tức giận trước hành động phân biệt người da trắng với người da đen, người da đỏ và người da vàng trên thế giới.

[size=4]10. Phá rừng ở Indonesia[/size]


Indonesia là ngôi nhà của những cánh rừng nhiệt đới lớn thứ ba trên thế giới. Tuy nhiên, những khu rừng này đã nhanh chóng biến mất trong những năm trở lại đây. Rừng đầu nguồn thường bị lâm tặc chặt phá để phục vụ cho ngành sản xuất giấy hay lấy đất để phục vụ cho việc trồng cây cọ dầu nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất xà phòng hay mỹ phẩm.


Những cánh rừng bị tàn phá ở Indonesia

Với việc rừng bị tàn phá, Indonesia đã trở thành đất nước thứ ba trên thế giới góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc.

[size=2][/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)