Ảnh - truyện vui 2012-07-12 11:26:16

Nhiều học sinh lạc đề văn khối D


[size=5]Khoan kéo xuống nhấn like, đọc đễ cười cho like có ý nghĩa 3crisp3[/size]





Câu 2 của đề thi môn Văn khối D, kỳ thi tuyển sinh Đại học năm 2012 đã mang đến cho thí sinh nhiều bất ngờ thú vị. Với tiêu chí kiểm tra tần suất đọc báo mạng, một kỹ năng quan trọng của một công dân trong xã hội hiện đại, đề thi đã yêu cầu các em phân tích về văn hóa thần tượng – một truyền thuyết xã hội được lưu truyền trên phây-búc, Mương 14 và Việt Nam Tàu Nhanh.

Một bộ phận thí sinh thần tượng Xu-du, được gọi là các Eo-phờ (ELF) nhanh chóng quy kết đề thi này là một phần trong âm mưu chống lại mình của “bọn Són” (Sone – phan của Sờ Ngực Sờ Đùi – SNSD) và “bọn víp” (VIP – phan của Di-Đờ-ra-gông, Ti-âu-pi, Tê-dăng và 2 anh tóc tai cổ quái khó nhớ tên khác), biểu tình bằng cách bỏ trắng bài thi và nói với phụ huynh 2 tiếng “Sorry, Sorry”.

Trong khi đó, các Víp và các Són cũng không khá hơn. “Mấy tiết bà giáo dạy nghị luận xã hội em học không vào, vì lúc đấy ồ-pa Đê-xung lái xe đâm chết người qua đường, suýt đi tù, ngày nào em cũng khóc hết nước mắt. Mạng người là cái quái gì mà làm ồ-pa buồn?” – một Víp thổ lộ.

Nhiều bạn trẻ không hiểu tại sao ồ-pa Đê-xung lại phải khóc khi chỉ đâm chết có mỗi một mạng người

Một bộ phận thí sinh khác, vốn không thuộc thành phần ưu tú của xã hội, không có ý thức tiếp cận thường xuyên với báo mạng và phây-búc để tìm hiểu văn hóa thần tượng, rơi vào cảnh lạc đề.

“Cô giáo trường huyện đã bảo em là sẽ có câu nghị luận xã hội, cần có kiến thức xã hội. Vì thế em đã thức trắng nhiều đêm để đọc về công tác giải quyết thủ tục hành chính và khiếu nại đất đai, lúc rỗi em đọc cả về biển đảo quê hương, khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, khủng hoảng tài chính châu Á 1997 và thức đêm xem phóng sự về quan hệ hữu nghị Việt-Lào trên Vê-tê-vê một” – bạn Nông Văn Thôn, đã đi 50 cây số từ Hà Nội vào Hà Nội thi đại học, buồn rầu vì không hiểu đề bài nói đến cái gì.

Bạn Thôn cho biết mình không thần tượng ai, thỉnh thoảng đêm ngủ cũng chỉ nằm mơ thấy chị Khánh Thi trên chương trình Bước nhảy hoàn vũ của vô tuyến trung ương, lúc tỉnh dậy người rất mệt mỏi. Bạn thể hiện sự thiếu giáo dục của mình khi không biết chị Khánh Thi đã có người yêu, thông tin mà thế hệ trẻ tinh túy của các thành phố đã được tiếp cận từ đêm hôm trước.

Phương pháp học tập lạc hậu như thế này không thể đáp ứng được đầu vào của các trường đại học khối D

“Sau khi đọc báo Nhân Dân Cuối Tuần, thấy có bài viết bóng đá in ảnh màu, tôi đã bảo cháu học thêm về tác động xã hội của cú sút phạt đền kiểu xúc thìa của An-đờ-rê-a Piếc-lô vào lưới Dâu Hát, ngờ đâu vẫn lạc đề” – bác Cù Đình Linh, một trưởng thôn người dân tộc Mông, rất thường xuyên đọc sách báo có được từ chương trình hỗ trợ miền núi của chính phủ, thú nhận mình không biết có thứ gọi là “mê muội thần tượng” như đề bài giao – “Chỗ tôi các cháu chỉ thần tượng cô giáo tiếng Anh ở dưới xuôi lên, nhưng chưa cháu nào muốn bắt cô này về làm vợ”.

Một thí sinh miền núi đang ôn tập cho bài thi nghị luận xã hội bằng các tài liệu từ TKT, diễn đàn Voz, 9gag, Mương 14, Việt Nam Tàu Nhanh, Phụ nữ tu-đây, Phây-búc, Diu-túp,… Thiếu goep-cam để úp ảnh tự sướng là tình hình khó khăn chung của các bạn trẻ vùng sâu vùng xa ham học hiện nay.

Trái với ý kiến của các thí sinh, Giáo sư Duy Ý Chí, người có thâm niên trong việc ra đề thi, tiết lộ bí quyết cho các bạn học sinh phổ thông: “Muốn đi thi khối D, phải mắc lấy cái In-tẹc-nét mà đọc báo mạng, nhà không có thì bán vườn bán đồi đi mà mắc, xã không có thì tụ tập trong ôn hòa đòi mắc, chuyện trẻ con hôn ghế Bi Rên đầy trên Gúc-lờ chấm Tiên Lãng, không biết thì đi thi đại học làm quái gì?”.

Khi được yêu cầu dự đoán về đề thi năm sau, Giáo sư Chí khẳng định, nhiều khả năng đề sẽ rơi vào các chủ đề đại chúng và nóng bỏng như “nhắn tin bằng Ai-phôn khi đi xe máy”, “hát bằng tiếng mẹ đẻ trong khi thông thạo 6 thứ tiếng”, “xem bài chùa trên Liên Xô chấm Mỹ nhưng không click quảng cáo” hay “vào TKT mà không bấm like”. “Đây đều là những vấn nạn xã hội nghiêm trọng như thần tượng Ka-pốp vậy, các em nếu muốn vào đại học ngành xã hội đều cần biết, không biết thì cứ ở nhà mà làm nông” - ông Chí hùng hồn.

Trong khi đó,



Ồ-pa Bi Rên cho biết khi nhỏ nhà rất nghèo, không có tiền mắc In-tơ-nét để đọc Mương 14, nên đành phải đi nghĩa vụ quân sự chứ không dám đi thi đại học.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)