Tin tức - pháp luật 2011-12-13 05:35:50

Cuộc đời Phước "bát chỉ",máu lạnh giang hồ


Phước tám ngón": Ông trùm máu lạnh
Người ta kể rằng, khoảng 15-16 tuổi, giận cha mình, Phước đã trói ông ta thả xuống giếng, khiến ông sợ đến bất tỉnh mới chịu kéo lên.


Giang hồ từ huyết quản




“Phước tám ngón” tên thật là Nguyễn Hữu Thành, sinh năm 1971 trong một gia đình nghèo ở Dĩ An, Thuận An, tỉnh Sông Bé cũ (nay là Bình Dương). Ngỗ ngược, hung hãn ngay từ khi còn là một đứa bé, y lại được trời phú cho một gương mặt khá sáng sủa.

Bàn tay trái của Phước bị cụt mất 2 ngón. Năm 16 tuổi, trong một lần đàn đúm bạn bè, bị mẹ la mắng, Phước đã xách dao, kê bàn tay trái của mình xuống sàn, chặt phăng luôn ngón trỏ và ngón cái. Đó là nguồn cơn của cái biệt danh không trật đi đâu được của gã giang hồ này.

Học hết lớp 1, đọc viết còn chưa thạo, Phước đã bỏ ngang, ở nhà đi chơi bắt đầu cuộc đời tội lỗi của mình. Người ta kể rằng, khoảng 15-16 tuổi, giận cha mình, Phước đã trói ông ta thả xuống giếng, khiến ông sợ đến bất tỉnh mới chịu kéo lên.

Máu côn đồ dường như có sẵn trong huyết quản, Phước hung hãn ngay từ khi mới chỉ là một đứa trẻ. Bỏ nhà đi bụi đời, sống bằng cờ bạc, trộm cắp, cướp bóc nên năm 1988, Tòa án nhân dân quận Gò Vấp tuyên phạt Phước 36 tháng tù giam. Sau đó, Phước lại tiếp tục bị Công an TP.HCM bắt rồi di lý cho Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đưa đi cưỡng bức lao động.

Không chịu cải tạo, Phước trốn trại rồi mua súng lập băng cướp. Trong thời kỳ lừng lẫy này của Phước, băng cướp có vũ trang của y đã hoành hành ở nhiều địa phương thuộc khu vực Thủ Đức và vùng lân cận TP.HCM. Đây cũng là thời kỳ mà tên tuổi của Phước “tám ngón” nổi lên trong giới giang hồ như một ông trùm máu lạnh, giết người không ghê tay.

Trong thời gian này, Phước kết hôn với chị L.T.T. T bằng một cuộc hôn nhân nhiều chuyện ly kỳ. Chuyện đồn rằng, đó là cuộc hôn nhân không lễ cưới, không xe hoa, không chụp ảnh nhưng vô cùng tai tiếng. Thay vì đồ sính lễ, Phước đã tới nhà cha mẹ vợ, xin dâu bằng một khẩu súng. Quá hãi hùng trước sự máu lạnh của Phước, nhà gái đành buông xuôi, mặc cho Phước muốn đưa con gái mình đi đâu thì đi.

Người ta còn đồn rằng vợ Phước không yêu y mà trước đó đã đem lòng yêu một chàng trai khác. Nhưng Phước thì không nghĩ nhiều đến chuyện ấy. Biết T. đã đính hôn và sắp sửa làm đám cưới với người yêu, Phước đến nhà, bắt chị T. phải đi chơi cùng để nói lời chia tay. Phước nhắn nhủ: Từ chối cũng được, nhưng đàn em của Phước có làm điều gì đó với T. và gia đình cũng cố gắng… thông cảm cho. Sợ hãi, T. đành phải đi theo Phước.

Máu lạnh

Khi chúng tôi đến thăm trường bắn Long Bình (quận 9, TP.HCM) cách đây ít lâu, một "phu trường bắn" chỉ cho chúng tôi xem một nấm mộ đất được chôn xiêu vẹo: “Nguyễn Văn Thành (SN 1971), mất ngày 22-10-1996”. Đó chính là nơi Phước “tám ngón” đã nằm lại sau bao nhiêu tội ác đã gây ra. Ở Phước “tám ngón” tập trung tất cả sự hung ác mà người ta có thể hình dung ra nơi một con người.



Những nấm mộ tại trường bắn Long Bình (quận 9, TP.HCM) nơi Phước "tám ngón" kết thúc cuộc đời tội ác.

Đầu năm 1991, khu vực Thủ Đức (TP.HCM) và thủy điện Trị An (tỉnh Đồng Nai) là nơi băng cướp của Phước “tám ngón” hoành hành. Băng cướp này đã dùng súng bắn bị thương một người đi đường ở Đồng Nai. Sau đó, trong vòng gần 1 tháng, băng cướp liên tiếp gây ra hai vụ cướp, một vụ trộm và bắn chết một nạn nhân tại Thủ Đức.

Trước tình hình trên, Công an TP.HCM và các tỉnh lân cận đã lên kế hoạch phối hợp triệt phá băng tội phạm nguy hiểm này. Một năm sau, Phước “tám ngón” sa lưới. Ngày 24-6-1994, Phước bị Tòa án nhân dân TP.HCM tuyên án tử hình về các tội: giết người, cướp tài sản.

Phước “tám ngón” sa lưới lần thứ nhất. Như được giải thoát, chị L.T.T.T quay về nhà sống với cha mẹ ruột ở Thủ Đức. Gia tài duy nhất còn lại sau cuộc hôn nhân ngắn ngủi với ông trùm là cái bụng khệ nệ sắp tới ngày sinh nở.

Với bề dày tội ác giết người cướp của như vậy, ngày 24-6-1994, Phước “tám ngón” đã bị Tòa án nhân dân TP.HCM tuyên án tử hình về các tội giết người, cướp tài sản công dân. Cùng thời điểm này, vợ Phước sinh ra một bé gái đầu lòng.

Một tên tội phạm nổi tiếng về sự liều lĩnh, hung hãn sống những ngày ngắn ngủi cuối cùng, Phước như một con mãnh thú cùng đường, trở nên liều lĩnh hơn. Suốt 8 tháng bị giam giữ, Phước “tám ngón” chưa lúc nào từ bỏ ý định vượt ngục. Vượt được ngục Chí Hòa là điều không thể, nhưng với Phước “tám ngón” lừng lẫy thì đó lại là một câu chuyện khác vì hành trình tội ác của Phước mới chỉ bắt đầu.


– 13 Tháng 12 2011, 11:40 –

KỲ 2 CUỘC ĐÀO TẨU KHÓ THÀNH


Thoát khỏi khám Chí Hòa, Phước “tám ngón” tiếp tục hành trình tội ác, nhưng rồi ngày tàn của tay giang hồ máu lạnh đã điểm. Án tử hình lần thứ hai đã kết thúc một cuộc đời tội lỗi.



Phần mộ của Phước "tám ngón" tại nghĩa địa trường bắn Long Bình.


Tiếp tục tội ác tày trời

Cuối tháng 3-1995, sau khi trốn khỏi trại giam, Phước về Thủ Đức tìm đến nhà vợ. Tất cả đều bàng hoàng trước sự xuất hiện của Phước lúc nửa đêm với quần áo tơi tả và nhiều thương tích. Không có súng và bộ dạng thảm hại, cả nhà vợ vẫn chết khiếp vì hắn. Dặn dò vợ xong, Phước vội vã ra đi. Nhưng chỉ một tuần sau đó, cũng vào lúc nửa đêm, Phước lại trở về và đưa vợ con lên Đắc Lắc.

Đầu tháng 7-1995, Phước trở về TP.HCM và gặp Nguyễn Kim Sơn, mới đi tù vì tội trộm cắp về. Hai tên đã đột nhập vào một căn nhà ở Thủ Đức trộm 2 xe máy, bán được gần 2 cây vàng. Với số tiền này, Phước và Sơn lên Tây Ninh mua được 2 súng AK báng xếp với nhiều đạn. Khi đem súng đạn về lại Thủ Đức, chúng bắt đầu phi vụ đầu tiên.

Phước và Sơn mỗi tên thủ một AK báng xếp chở nhau trên xe gắn máy đi “săn mồi”. Đêm 15-8-1995, tại khu vực Thuận An (tỉnh Bình Dương), chúng chặn xe Angel của một cặp vợ chồng. Chúng bắn người chồng chết tại chỗ, bắn chị vợ trọng thương, bất tỉnh.



Với súng AK, Phước "tám ngón" và đồng bọn đã thực hiện rất nhiều tội ác.

Vài ngày sau Phước lấy chiếc xe vừa cướp được, chở một tên đàn em đi “làm ăn” thì gặp phải tổ tuần tra của công an. Phát hiện hai đối tượng nghi vấn, tổ tuần tra đã đuổi theo. Phước lái xe một tay, một tay lôi khẩu AK giấu trong áo gió ra đưa cho tên đàn em ngồi phía sau, ra lệnh: “Bắn đi!”. Thấy lực lượng tuần tra quá mạnh, tên đàn em sợ hãi, thu lại súng, ôm cứng Phước. Phước chửi thề rồi tắt đèn xe, rẽ vào một con đường nhỏ trốn thoát khỏi lực lượng tuần tra. Dù thoát được cuộc truy đuổi nhưng Phước trở nên lo ngại, hắn trốn về Nha Trang.

Ngày tàn

Phước “tám ngón” và các đệ tử đến Nha Trang. Chúng tranh thủ nghiên cứu một tiệm vàng và dự định đột nhập lúc trời tờ mờ sáng. Phước đã không gặp may. Thời gian này, công tác tuần tra, giữ an ninh ở thành phố Nha Trang rất nghiêm ngặt nên Phước và đàn em không thực hiện được vụ cướp.

Nhận ra ngày tàn của Phước, đám đàn em rẽ lối mất tăm. Phước chờ rất lâu rồi đành một mình leo lên xe đi Buôn Ma Thuột.



Vượt ngục khỏi Chí Hòa, Phước "tám ngón" tiếp tục thể hiện bản chất máu lạnh.

Vừa đặt chân vào bến xe, Phước đã bị một tên giang hồ túm cổ dằn mặt: “Mày là thằng nào? ”. Trong hành trang lúc ấy có khẩu súng AK cưa báng, Phước lại là kẻ giết người không ghê tay. Đối với Phước, đám côn đồ này chỉ là loại tép riu, nhưng hoàn cảnh bị truy nã, Phước nhẫn nhục, chấp nhận làm luật bằng một bữa tiệc mời băng nhóm này được tổ chức trong một nhà hàng tại Buôn Ma Thuột.

Đứng đầu băng nhóm này Cu Lu, một giang hồ có bộ dạng bảnh bao và là đệ tử của Tin Pales (trùm xã hội đen ở Khánh Hòa khi ấy). Trong bữa tiệc ấy, Cu Lu lẳng lặng đến trước mặt Phước buông một câu hỏi lạnh lẽo: “Tên gì?”.

Phước bình thản: “Tôi là Tâm, ở Nha Trang trốn lên đây nhờ các huynh giúp đỡ”.

Ngay lập tức, Cu Lu rút con dao đâm phập xuống bàn, trừng trừng nhìn Phước gằn từng tiếng: “Tao là Cu Lu, nghe tên này chưa Phước “tám ngón”?”.

Phước giật mình. Cu Lu vỗ vai Phước đổi giọng nhẹ hơn: “Ông cứ ở tạm đây, nhưng đất này không hợp với ông và cả với tôi đâu!”.

Phước có phần kính nể cách xử sự của Cu Lu. Nhưng hắn không sống dựa vào băng nhóm này. Một năm sau đó, Phước lãnh án tử hình, Cu Lu chết vì tai nạn giao thông. Ở Buôn Ma Thuột, để ngụy trang, Phước lẻn vào một quầy thuốc Tây lấy trộm một ít bông băng băng bó lại bàn tay cụt 2 ngón, giả vờ như bị thương, để giấu tung tích.

Bị bắt và tử hình lần thứ hai

Hai vợ chồng anh H.C.H và chị L.T.D.H có ba đứa con. Anh H. không được to con và cũng không có võ. Khi ấy, anh làm nghề trang trí nội thất, chị vợ bán vải ở một khu chợ thuộc thành phố Buôn Ma Thuột.

19h tối 1-10-1995, anh H. chở vợ và hai con trai đi trên chiếc Honda 67 về nhà. Vừa bước đến cửa nhà, vợ chồng anh giật bắn mình khi cùng nhìn thấy trước cánh cửa buồng một thanh niên trẻ mặc áo thun màu đen cầm khẩu súng chĩa thẳng về phía mình, gằn giọng: “Lùi lại không tao bắn chết!”.

Chị vợ tái mặt. Hai đứa bé khiếp vía nép sát vào người bố mẹ. Nhìn kỹ ánh mắt sắc lạnh và khuôn mặt của kẻ đối diện, anh H. nhận ra đây không phải trò đùa, kêu cứu cũng vô ích.

“Lùi xe lại không tao bắn chết vợ con mày!”. Tên cướp tiến tới bên anh H. ra lệnh: “Mày quay xe chở tao đi”. Tên cướp gí khẩu súng vào đầu anh, hơi lạnh rợn người của khẩu súng AK cưa nòng sẵn sàng nhả đạn làm anh H. toát hết mồ hôi. Anh hiểu rẳng, nếu chở tên cướp đi, thế nào anh cũng bị hắn giết.

Tên cướp ngồi sau xe kề súng vào mạng sườn anh H., ra lệnh cho anh chạy ngược lên dốc để ra đường lộ chính. Đường không đẹp làm xe rất khó đi, vừa chạy được khoảng 3m, anh H. quyết định sống chết với tên cướp, anh bảo: “Ông bỏ súng ra, cứ kè kè mạng sườn sao mà chạy xe?”.

Tên cướp chuyển khẩu súng định gí vào gáy anh. Đúng lúc đó, anh H. buông tay lái quay người lại thật nhanh, lấy hết sức bình sinh ôm chặt cứng tên cướp. Không ngần ngại, tên cướp nổ súng. Viên đạn sượt qua gáy khiến anh bỏng rát.

Chiếc xe đổ xuống đường kéo theo hai người ngã nhào xuống đất, lăn mấy vòng xuống mương. Rất may, Anh H. lại nằm đè lên tên cướp, ghì chặt hắn xuống. Hai tay tên cướp và khẩu súng ép chặt vào người anh. Đã đuối sức, nhưng anh H. vẫn ôm chặt cứng tên cướp mặc hắn cố sức vùng vẫy và trừng mắt quát: “Buông ra không tao bắn chết!”.

Vợ anh và những người dân xung quanh thấy vậy nhảy vội xuống mương cùng đè tên cướp sát mặt đất mương khô cạn khiến hắn không thể nhúc nhích. Từ dưới mương, tên cướp được đưa lên mặt đường sau khi bị tước súng.

Một cuộn dây băng y tế được sử dụng để cột chặt tay hắn lại. Tên cướp gồng tay bứt tung sợi dây vùng bỏ chạy, nhưng đã bị chụp áo kéo lại. Chiếc áo bị rách, tất cả đều sững người vì sau lưng hắn có một hình xăm con đại bàng tung cánh bay qua dãy núi màu xanh. Tên cướp chính là Phước “tám ngón”. Năm ấy hắn 24 tuổi.

Tại cơ quan công an, hắn khai tên là Nguyễn Văn Tâm, ở Nha Trang. Ánh mắt hắn vẫn sắc lạnh và vẻ mặt bình thản, không hề tỏ vẻ sợ hãi. Phước giả vờ không biết chữ, ký một dấu cộng vào biên bản lấy lời khai.

Ngày 29-4-1996, 13 bị cáo trong băng cướp Phước “tám ngón” ra xét xử tại Tòa án nhân dân TP.HCM. Nguyễn Hữu Thành, tức Phước “tám ngón” lãnh án tử hình thứ hai (án tử hình thứ nhất Phước bị tuyên trong phiên tòa ngày 24-6-1994).

Sau đó, Phước đã “trả nợ đời” tại pháp trường Long Bình. Trong quá trình ở phòng giam tử tù, Phước luôn tỏ thái độ hung hãn. Thế nhưng đến lúc”dựa cột”, Phước đã sợ đến nỗi làm ướt sũng chiếc quần đang mặc.



Theo lời kể của các phu trường bắn tử hình, phần mộ của Phước "tám ngón" từng được thuê để bốc hài cốt, nhưng tất cả phải chạy đi rất xa vì tử khí quá nặng.

“Gần 10 năm sau, Năm Cam và 4 đàn em khác cũng đền tội ngay nơi Phước để lại những dấu chân cuối cùng. Sau khi bốc mộ Năm Cam, đám đàn em của Năm Cam đã thuê luôn chúng tôi bốc mộ Phước “tám ngón” để bày tỏ sự kính trọng đối với đàn anh lừng lẫy từng nhận 2 án tử hình và vượt ngục khỏi khám Chí Hòa. Nhưng, khi quật mộ lên, tất cả đã phải bịt mũi và chạy ra xa vì mùi tử khí của Phước bốc ra rất khủng khiếp. Xếp gọn từng đốt xương, và đắp lại cẩn thận, ngôi mộ vẫn được chúng tôi chăm sóc chu đáo”. Một “phu” trường bắn Long Bình đã có lần kể lại như vậy


– 13 Tháng 12 2011, 11:43 –

CUỘC VƯỢT NGỤC ĐẦU TIÊN

Như đã phản ánh trong loạt bài viết của nhà báo Nguyễn Như Phong: "Lò bát quái Chí Hòa: Những chuyện sau cửa ngục" Trại giam Chí Hòa (tên thường gọi là Khám Chí Hòa) được thực dân Pháp xây từ năm 1943 theo thiết kế là một hình bát giác, tượng trưng cho 8 quẻ trong Kinh Dịch, với 3 tầng lầu. Mỗi cạnh của bát quái trận đồ là một khu, lưng xây bịt kín ở phía ngoài còn phía trong toàn song sắt và mỗi khu có 4 buồng giam. Ở giữa bát quái Chí Hòa là một vọng gác cao hơn 20m, trên đó có bể chứa nước và có chòi canh. Đứng tại đây, lính canh có thể dễ dàng quan sát tất cả các phòng giam.

Có thể nói với cách kiến trúc như của Chí Hòa, phạm nhân khi đã vào đây thì khó mà vượt ngục. Trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, những chiến sĩ Cộng sản bị giam ở đây cũng đã nhiều lần bàn mưu tính kế tìm cách vượt ngục, nhưng đều không thành. Lịch sử Khám Chí Hòa cho đến ngày hôm nay chỉ ghi nhận có hai trường hợp vượt trại thành công. Lần thứ nhất là vào năm 1945, của những người tù cộng sản và lần thứ hai, sau đó 50 năm của một tên tử tội hình sự khét tiếng là Phước “tám ngón”.

Phước “tám ngón” - Hồ sơ về một ông trùm

Tên thật là Nguyễn Hữu Thành nhưng giang hồ thường gọi y với biệt danh là Phước “tám ngón” bởi một bàn tay của y bị cụt mất 2 ngón. Sinh năm 1971 trong một gia đình nghèo ở Dĩ An, Thuận An, tỉnh Sông Bé cũ (nay là Bình Dương), Phước “tám ngón” ngỗ ngược, hung hãn ngay từ khi còn là một cậu bé, dù y được trời phú cho một gương mặt khá lanh lợi, sáng sủa. Chỉ học hết có lớp 1, đọc còn chưa thông, viết còn chưa thạo Phước đã bỏ ngang, ở nhà đi chơi.

Giang hồ đồn rằng, mới 15, 16 tuổi, vì giận cha, Phước đã trói nghiến ông thả xuống giếng, đợi cho đến khi ông sợ đến bất tỉnh mới chịu… làm phước kéo lên. Chuyện đồn đại đó, chả biết sự thật đến đâu nhưng chuyện đôi bàn tay của Phước sở dĩ chỉ còn có 8 ngón là do Phước tự chặt tay mình là có thực. Nghe kể lại rằng, năm 16 tuổi, trong một lần ăn nhậu với bạn bè, bị mẹ la mắng, để dằn mặt bà, Phước đã xách dao, kê bàn tay trái của mình xuống sàn, chặt phăng luôn ngón trỏ và ngón cái. Từ đó, đôi bàn tay của Phước thay vì 10 ngón thì chỉ còn lại có 8 ngón và biệt danh Phước “tám ngón” bắt nguồn từ việc này.

Với Phước, máu côn đồ dường như có sẵn trong huyết quản. Y hung hãn ngay từ khi mới chỉ là một cậu bé. Chưa thành niên, Phước đã bỏ nhà đi bụi, sống bằng cờ bạc, trộm cắp, cướp bóc. Năm 1988, 17 tuổi, lần đầu tiên Phước phải bước vào nhà giam với bản án tù 36 tháng về tội trộm cắp do Tòa án nhân dân quận Gò Vấp tuyên. Sau đó, Phước lại tiếp tục bị Công an TP HCM bắt rồi di lý cho Công an Vũng Tàu đưa đi cưỡng bức lao động. Không chịu cải tạo, Phước trốn trại rồi mua súng lập băng cướp do y cầm đầu. Với bản chất côn đồ, hung hãn, băng cướp có vũ trang của y đã hoành hành ở nhiều địa phương thuộc khu vực Thủ Đức, Đồng Nai. Đây cũng là thời kỳ mà tên tuổi của Phước “tám ngón” nổi lên trong giới giang hồ như một ông trùm máu lạnh, giết người không ghê tay.

Phước kết hôn với Lê Thị Thanh T. cũng chính trong thời kỳ này và xung quanh cuộc hôn nhân của y, giới giang hồ cũng đồn thổi khá nhiều chuyện ly kỳ. Chuyện đồn rằng, tuy đó là cuộc hôn nhân không lễ cưới, không xe hoa rình rang, không chụp ảnh nhưng nổi tiếng khắp vùng. Bởi, thay đồ sính lễ, Phước đã tới nhà cha mẹ vợ, xin dâu bằng… một khẩu súng. Quá hãi hùng trước chàng rể có vũ trang, nhà gái đành phải nhắm mắt làm ngơ, mặc cho Phước muốn đưa con gái mình đi đâu thì đi.

Vợ Phước, nghe đồn thời đó khá xinh đẹp. Cô không yêu Phước mà đem lòng yêu một chàng trai khác. Nhưng Phước thì mê mẩn cô. Thế nên, dù biết T. đã đính hôn và sắp sửa làm đám cưới với người yêu, Phước vẫn rắp tâm chiếm đoạt. Y đến nhà T. bắt T. phải đi chơi cùng để nói lời chia tay. Phước bảo, T. từ chối cũng chả sao nhưng nếu đàn em của Phước có vì bức xúc mà làm điều gì đó với cô và gia đình thì… ráng chịu. Quá sợ hãi, T. đành phải đi theo Phước, cùng y sống kiếp giang hồ.



Tháp canh ở trại Chí Hoà

Đầu năm 1991, tại khu vực Thủy điện Trị An, Đồng Nai, băng cướp của Phước “tám ngón” hoành hành rất dữ. Chúng đã dùng súng uy hiếp để cướp xe máy của một người đi đường. Khi bị nạn nhân chống cự, chúng đã rút súng bắn trọng thương. Tiếp đó, chỉ trong vòng nửa tháng, bọn chúng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp, một vụ trộm và bắn chết một nạn nhân tại Thủ Đức.

Trước tình hình trên, Công an TP HCM và các tỉnh lân cận đã lên kế hoạch phối hợp triệt phá băng tội phạm nguy hiểm này. Một năm sau, Phước “tám ngón” sa lưới. Như được giải thoát, Lê Thị Thanh T quay về nhà sống với cha mẹ ruột ở Thủ Đức. Gia tài duy nhất còn lại sau cuộc hôn nhân ngắn ngủi với ông trùm là cái bụng bầu khệ nệ sắp tới ngày sinh.

Với bề dày tội ác giết người cướp của như vậy, ngày 24/6/1994, Phước “tám ngón” đã bị Tòa án nhân dân TP HCM tuyên án tử hình về các tội giết người, cướp tài sản công dân. Cùng thời điểm này, vợ Phước "tám ngón" sinh ra một bé gái đầu lòng, giống cha như tạc.

Vụ vượt ngục đầu tiên trong lịch sử Nhà giam Chí Hòa thời hiện đại

Sau khi bị Tòa sơ thẩm Tòa án nhân dân TP HCM kết án tử hình, cũng giống như tất cả các tử tù khác ở tất cả các trại giam, Phước bị đưa vào giam trong các buồng giam riêng dành cho tử tù thường được gọi là xà lim. Theo luật định, Phước làm đơn kháng án và trong thời gian chờ xét xử phúc thẩm, ở Chí Hòa, Phước “tám ngón” bị đưa vào buồng giam số 15 lầu 1 (ngoài Bắc gọi là tầng 2) khu giam AB. Trong xà lim, cũng giống như tất cả các tử tù khác, Phước bị còng 1 chân bằng cùm sắt chữ U.

Vốn là một tên tội phạm hình sự chuyên nghiệp, nổi tiếng về sự liều lĩnh, hung hãn nên trong xà lim tử tù, sống những ngày ngắn ngủi cuối cùng, như con thú cùng đường, Phước càng trở nên liều lĩnh hơn, hung hãn hơn. Trong suốt gần một năm ròng bị giam tại đây, ý nghĩ vượt ngục luôn luôn nung nấu trong y.

Tuy nhiên, như đã nói ở phần đầu bài báo này, khám Chí Hòa được người Pháp xây theo thiết kế của một nhóm kiến trúc sư người Nhật, mang những đặc trưng cơ bản của một nhà tù là kiên cố, kín đáo, bí hiểm, nhưng dễ kiểm soát. 8 khu của Chí Hòa nằm ở 8 cạnh của bát quái trận đồ, lưng xây bịt kín ở phía ngoài còn phía trong toàn song sắt . Một vọng gác cao chừng 20m được dựng lên ở chính giữa bát quái trên đó có bể chứa nước và có chòi canh. Đứng tại đây, lính canh có thể dễ dàng quan sát nhất cử nhất động ở tất cả các phòng giam. Vì thế, vượt ngục ở Chí Hòa là một điều không tưởng.

Mặc dù vậy, trong suốt 8 tháng bị giam giữ tại đây, Phước “tám ngón” chưa lúc nào từ bỏ ý định vượt ngục. Và, y âm thầm chuẩn bị công cụ, phương tiện, mưu kế cho cuộc vượt ngục này.

Do ở trong khu giam AB lâu nên Phước quen mặt một số phạm nhân lao động ở khu giam này. Vào một buổi trưa giữa tháng 2/1995, đang nằm trong buồng giam, Phước “tám ngón” thoáng thấy bóng phạm nhân Nguyễn Văn Minh đi ngang qua. Minh sinh năm 1964, hơn Phước 5 tuổi, trú ở quận Tân Bình. Năm 1993, Minh bị Tòa án nhân dân TP HCM xử phạt 36 tháng tù giam về tội cố ý gây thương tích và thi hành án tại Trại Chí Hòa. Là phạm nhân lao động tự giác trong trại nên hàng ngày Minh thường đi lại qua khu giam AB. Riết thành quen nên Phước biết mặt chứ khi còn ở ngoài xã hội, hai bên không có quen biết gì nhau.

Thấy Phước gọi, tưởng có chuyện gì nên Minh quay lại. Hóa ra, Phước muốn xin Minh một lưỡi dao lam mà theo lời Phước là để cạo râu. Là phạm nhân, đã được học nội quy của trại, Minh biết lưỡi dao lam là vật cấm và biết việc chuyển nó cho một bị án tử hình là cực kỳ nguy hiểm. Thế nên, hai ngày sau, lợi dụng lúc đi ngang qua buồng giam số 15 của Phước “tám ngón”, Minh đã đưa cho Phước lưỡi dao lam và không quên thì thào dặn dò: "Mày nhớ cất giữ cẩn thận, nếu quản giáo phát hiện là chết cả nút đó".

Sau khi có trong tay lưỡi dao lam, Phước bắt đầu loay hoay tìm cách cất giấu vì với bản chất ma mãnh của một kẻ lưu manh chuyên nghiệp, Phước biết rằng, đây là công cụ quan trọng nhất cho một cuộc đào thoát. Sau này, khi Phước bị bắt giữ trở lại, y khai rằng, nhờ có lưỡi dao lam Minh cho, Phước đã cưa đứt được chiếc cùm. Lời khai nhận của Phước nghe có vẻ khó tin, ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Bởi làm sao có thể tin được cả chiếc cùm chân bằng sắt phi 10 nặng chình chịch như thế mà có thể cưa đứt được chỉ bằng một lưỡi dao lam mỏng mảnh.

Chính vì vậy, Cơ quan điều tra đã phải tiến hành thực nghiệm điều tra và kết quả chứng minh lời khai của Phước là đúng. "Có thể thực hiện được trong hoàn cảnh bị cùm một chân và dùng dao lam cưa liên tục trong khoảng thời gian 3-4 ngày thì sẽ cắt được cùm sắt phi 10" (trích Bản án sơ thẩm hình sự số 612/HSST ngày 29/4/1996 của Tòa án nhân dân TP HCM).

Trở lại với câu chuyện cất giấu lưỡi dao lam của Phước “tám ngón” trong xà lim. Sau khi nhận được lưỡi dao lam Minh cho, Phước bèn bẻ đôi lưỡi dao theo chiều dọc rồi nhét cẩn thận vào lỗ tường hỏng của vách tường. Để ngụy trang cho không ai phát hiện được lỗ hổng này, Phước dùng giấy báo dán kín bên ngoài.

Cũng trong 8 tháng sống ở buồng giam số 15, do lúc nào cũng nung nấu ý định vượt ngục nên Phước rất chú ý nghe ngóng, quan sát mọi thứ xung quanh để tìm cơ hội. Và, y đã tìm thấy một vòng sắt ở trên khung cửa của nhà vệ sinh. Vậy là, lợi dụng lúc vắng người, Phước đã tháo lấy vòng sắt tròn này, sau đó đưa vào cùm sắt uốn cho thẳng lại. Có một đoạn sắt trong tay, Phước tiếp tục tỉ mẩn ngày đêm ngồi mài nhọn một đầu thành cây dùi. Để tránh sự phát hiện của cán bộ quản giáo, Phước đã đem cây dùi tự tạo này tiếp tục cất giấu vào lỗ hổng của vách tường trong phòng giam.

Đã có dao lam, lại có cả dùi sắt trong tay nhưng vốn là tên giang hồ máu lạnh nên Phước đủ khôn ngoan và kinh nghiệm để không nôn nóng, nằm im thở khẽ, chưa vội ra tay. Thời gian này, trong buồng giam, Phước tỏ ra ngoan ngoãn, không quậy phá, khác hẳn với thời gian đầu khi mới bị bắt. Ngày tháng dài, Phước tiếp tục chờ đợi cơ hội…

Chừng 1 tháng sau, khoảng giữa tháng 3/1995, từ trong phòng giam số 15, Phước lại thấy Minh đi lao động ngang qua. Phước lại gọi. Lần này, Phước bảo Minh cho Phước xin một chiếc hộp quẹt gas (bật lửa). Minh hỏi ở trong buồng giam thắp điện sáng suốt ngày, cơm nước bưng tận nơi, cần hộp quẹt để làm gì. Phước bảo, để đốt thuốc cho vơi đi nỗi hãi hùng trong những ngày chờ chết.

Biết cho tên tử tội một chiếc hộp quẹt gas, một vật cấm trong Trại giam là nguy hiểm, là vi phạm nội quy nhưng thương Phước vì Minh biết, Phước cũng chả còn được sống bao lâu nữa nên Minh liền đưa cho Phước ngay chiếc bật lửa. Phước đón chiếc bật lửa trên tay Minh, cười mãn nguyện. Có thêm một hộp quẹt là kế hoạch vượt ngục coi như đã hoàn hảo. Nhưng Phước không hành động ngay mà đợi chờ thêm một tuần nữa mới bắt đầu ra tay…

Bắt đầu từ đêm 21/3/1995, Phước bắt tay vào công đoạn đầu tiên là cưa cùm. Với lưỡi dao lam xin được của Minh, Phước gập mình, thót bụng, nhẫn nại cưa chiếc cùm sắt nặng chịch dưới chân từng chút, từng chút một. Do lưỡi dao lam rất mảnh, mạch cưa nhỏ, tiếng cưa cũng rất nhỏ nên việc làm của Phước không bị ai phát hiện. Sau 4 ngày cưa cật lực thì chiếc cùm chân làm bằng sắt phi 10 đã bị đứt tới 2/3. Lúc này, Phước chỉ cần dùng tay là có thể bẻ gãy đôi chiếc cùm ra và tự mình trả tự do cho đôi chân bất cứ lúc nào mà Phước muốn.Nhưng Phước “tám ngón”, với kinh nghiệm giang hồ, đã không ngu gì mà làm như vậy. Bởi chiếc cùm gãy đôi ấy, tự nó sẽ tố cáo y và kế hoạch vượt xà lim của y sẽ bị bại lộ ngay tức khắc.

Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)