Chuyện lạ 2012-06-22 05:39:53

'Con rồng Trung Hoa' J-20 chỉ là 'xác không hồn'?


[size=2]J-20 được Trung Quốc coi là máy bay chiến lược nhưng nó vẫn phải sử dụng động cơ phản lực của Nga. Do đó, vũ khí được đặt rất nhiều hy vọng thực chất vẫn là "xác không hồn".[/size]
Từ lâu công nghiệp quốc phòng Trung Quốc yếu trong khâu sản xuất động cơ máy bay phản lực, phải phụ thuộc vào Nga.

Phó Giáo sư của Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ Andrew Eiksson nhận xét: “Không có khả năng sản xuất hàng loạt động cơ phản lực nội địa hiện đại” từ trước đến nay là yếu kém nghiêm trọng của công nghiệp hàng không Trung Quốc". May mắn là gần đây, các công trình sư của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc cũng đạt được nhiều thành tựu mới trong việc chế tạo động cơ phản lực, ví dụ như các dòng động cơ WS-10, WS-15 cùng nhiều loại khác.

Ngoài vấn đề động cơ, xét về hình dáng bên ngoài, J-20 có thiết kế độc đáo, kết hợp giữa cánh vịt, diềm gốc cạnh trước cánh bán cố định, cánh tà trước sau và cánh đuôi toàn động.

Theo truyền thông Trung Quốc, thiết kế này giúp tăng rất nhiều khả năng cơ động của J-20. Tuy nhiên, theo các chuyên gia quân sự, các vấn đề này không được rõ ràng như ở mẫu thử J-20 thứ nhất, đơn cử như việc phần sau thân máy bay có tiêu chuẩn thiết kế quá thấp.

Một vài chuyên gia Mỹ cho rằng, Trung Quốc còn rất nhiều việc phải làm với J-20. Ngay cả chương trình máy bay tiêm kích tấn công kết hợp với đại diện là F-35 của Mỹ cũng phải trải qua 15 năm với hơn hàng ngàn lần bay thử.

Nếu Trung Quốc dựa theo cách thức của Mỹ để tiến hành thử nghiệm, J-20 phải mất vài chục năm nữa mới có thể được hoàn thiện. Tuy nhiên, con đường Trung Quốc đi hoàn toàn khác so với Mỹ.

Họ học tập người Nga như sau: trước hết là bay thử, sau đó sản xuất một số lượng nhỏ đưa vào biên chế tác chiến. Sau vài năm sử dụng thực tế, tổng công trình sư có thể cải tiến dựa trên những kinh nghiệm có được trong quá trình sử dụng. Sau đó mới là sản xuất hàng loạt, đồng thời với việc chỉnh sửa để cuối cùng có sản phẩm hoàn thiện.

Do đó, Global Strategy của Mỹ nhận định, chuyến bay đầu tiên của mẫu thử J-20 thứ 2 khiến Mỹ như ngồi trên đống lửa, bởi vì tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ gặp nhiều vấn đề về bội chi ngân sách, tranh cãi về chi phí, những sai lầm về thiết kế… Do đó, nếu có máy bay chiến đấu thế hệ 5, không quân Trung Quốc có thể tạo được sự thay đổi về tương quan lực lượng 2 bên.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)