Chuyện shock 2013-07-09 01:32:22

Bí ẩn tàu 700 năm chứa 300 thùng đồ cổ ở Quảng Ngãi


Buổi họp báo thông tin kết quả sơ bộ khai quật tàu cổ bị đắm tại thôn Châu Thuận Biển (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) chiều 30/6 đã cơ bản giải mã được những bí ẩn nằm dưới con tàu gần 700 năm.
 

Toàn cảnh xác tàu cổ bị đắm (ảnh chụp từ phần đuôi tàu. 
Tuy nhiên tại buổi họp, phần đánh giá về cổ vật thì ít mà các ý kiến của các nhà khoa học, đơn vị khai quật lại chiếm hơn nửa thời gian với những thiết tha trục vớt xác con tàu lên khỏi biển để bảo quản, nghiên cứu khoa học.
Những hiện vật đầu tiên nhìn thấy
“Không phải bây giờ sau khi đem cổ vật về chúng tôi mới xác định được niên đại, mà ngay từ ban đầu vào khảo sát các mảnh vỡ mà người dân đã trục vớt, chúng tôi đã ngầm chắc số năm mà con tàu này tồn tại là ở thế kỷ 13” - TS Phạm Quốc Quân, ủy viên Hội đồng di sản quốc gia, nói. Theo TS Quân, điều đó được thể hiện rõ trên 19 mẫu tiền cổ (khoảng 10kg) mà quá trình khai quật trục vớt được.
 
TS Quân đánh giá: “So với năm con tàu đã khai quật, con tàu này có niên đại sớm nhất, tương đối nguyên vẹn nhất. Hàng hóa trên tàu ngoài dòng men ngọc chính thống còn có những đồ gốm men nâu trước đây chưa nhận biết được, nay đi liền với các cổ vật truyền thống nên củng cố thêm về những kết quả nghiên cứu lâu nay”.
Theo ông, hiện chưa thống kê được bao nhiêu loại gỗ, chỉ biết nhiều loại khác nhau, nhiều loại lọ khác nhau, các đĩa men ngọc hoa văn trang trí cũng khác nhau. Trên các loại bát cũng nhiều, hiện có bốn loại men nâu, có những kiểu khác nhau mà các nhà khoa học chưa một lần nhìn thấy.
“Từ những niên hiệu chuẩn xác từ con tàu này, nhất là men nâu rất lạ lẫm với giới nghiên cứu của Việt Nam sẽ đưa các nhà nghiên cứu tìm ra xuất xứ và lý do nào con tàu này lại lạc vào vùng biển Quảng Ngãi. Đây là con tàu cung cấp nhiều dữ liệu cho các nhà khoa học nghiên cứu về gốm sứ, tiền cổ, con đường tơ lụa trên biển, cấu trúc con tàu, xuất xứ kỹ thuật chế tác con tàu cũng như nguồn gốc gỗ…” - TS Quân nhận định.
Còn theo TS Nguyễn Đình Chiến - Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, các gờ đĩa tìm thấy đều phủ men. Tuy nhiên, có hình vành khăn chồng lên nhau, dấu vết của bàn kê để nung. Đây là đặc điểm kỹ thuật thịnh hành thế kỷ 13. Bên cạnh đó, có nhiều hiện vật bằng đồng và gốm sứ cũng tồn tại trên tàu, như gương đồng, quả cân đồng, đinh thuyền bằng sắt dùng để liên kết các thanh ván cấu trúc tàu.
“Con tàu đắm tại Bình Châu là con tàu thứ sáu được khai quật trong vùng biển Việt Nam và là hiện tượng mới chưa từng có trong khai quật khảo cổ học dưới nước. Kết quả khai quật đã đóng góp vào việc nghiên cứu con đường tơ lụa (trên biển) ở biển Đông trong nhiều thế kỷ trước đây. Các loại hiện vật mang lại nhiều nhận thức mới về đồ gốm sứ thế kỷ 13 trên vùng biển Việt Nam cũng như trên thế giới. Đây là những hiện vật đóng góp đặc biệt quan trọng vào kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Hiện trạng con tàu cách nay gần 700 năm nhưng còn khá nguyên vẹn, có cấu trúc độc đáo hiếm thấy, là hiện vật cổ rất có giá trị, đóng góp vào việc nghiên cứu tàu cổ trên thế giới” - TS Chiến hào hứng nói.
Xử lý sao với xác tàu?
Mong muốn của công ty Đoàn Ánh Dương là đem con tàu lên rã mặn. Cuối tháng 6, các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện công ty Đoàn Ánh Dương có cuộc họp tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi chí
Trục vớt đĩa tráng men xanh ngọc, men nâu in hình nổi hoa ngọc lan được xác định có niên đại cách nay gần 700 năm.
Ban đầu công ty lên phương án đào một hố có diện tích có thể chứa được con tàu, ngâm xác con tàu trong đó, xả mặn thường xuyên, cách này cũng không tốn nhiều kinh phí. Tuy nhiên, các chuyên gia và bảo tàng chưa có ý kiến vì cho rằng con tàu lớn quá. Ông Đoàn Sung - cố vấn công ty Đoàn Ánh Dương - khẳng định nếu đưa con tàu lên khỏi vị trí và đưa về hố ngâm như phương án của công ty thì chỉ mất hai ngày.
“Vị trí con tàu nằm hiện nay đã nằm trong diện tích quy hoạch làm cảng Dung Quất 2 phục vụ mở rộng Khu kinh tế Dung Quất. Do đó, sớm muộn gì xác tàu cũng phải đưa lên” - ông Sung nói thêm. Giám đốc Bảo tàng quốc gia Nguyễn Văn Cường cho rằng: “Phương án ủ cát lại bảo quản tại chỗ cũng là phương án, nhưng diện tích đó đã bị quy hoạch rồi thì cũng phải trục vớt lên”.
“Cứ hình dung đưa con tàu lên phải tháo ra từng mảng, việc rã mặn không phức tạp bằng ngâm hóa chất bảo quản hoặc là ngâm xả mặn sáu tháng. Nếu tỉnh Quảng Ngãi không đủ kinh phí, trung tâm Tiền sử Đông Nam Á sẽ hỗ trợ toàn bộ phần ngâm tẩm. Đây là dịp may, một phần con tàu đã “bò” vào tới sát bờ. Vì vậy, việc tiếp theo là đưa con tàu lên không phải điều lớn nữa” - TS Nguyễn Việt, Giám đốc trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, nói.
“Theo thống kê, hiện nay toàn bộ khu vực Đông Bắc Á chưa có con tàu nào còn nhiều phần nguyên vẹn như con tàu tại Châu Thuận Biển này. Vì vậy, đây không chỉ là tài sản quý giá cho riêng Quảng Ngãi mà cho cả nước, cả với giới nghiên cứu tàu thuyền của châu Á và thế giới nữa” - TS Việt nói thêm.
TS Việt cho biết sẽ cùng trung tâm Tiền sử Đông Nam Á chịu trách nhiệm bảo quản và dựng con tàu lên. Cùng với công ty Đoàn Ánh Dương hướng dẫn đưa từng mảng, từng khối được đánh số, đưa vào bể xả mặn, xử lý đến khi đủ độ cứng sẽ dựng tàu lên.
Đáp lại nguyện vọng của các nhà khoa học, TS Nguyễn Đăng Vũ, giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, cho biết sẽ trình UBND tỉnh và xin ý kiến của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch để quyết định nên chọn phương án nào phù hợp.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)