Tâm sự - chia sẻ 2011-07-12 03:38:19

Bài học quý giá để làm người - Đáng xem


[size=4]Sau đây là những bài viết đã rất cũ mà các pác VY hay gọi là "khảo cổ" nhưng nó cho ta rút ra đc 1 bài học thật quý giá thì rất đáng để khảo cổ chứ 3blingeye3[/size]

[size=3]Các pác đừng xem qua loa rồi cm mà hãy đọc thật kỹ thì mới cảm nhận đc[/size].






[size=5]Ước mơ trở thành họa sĩ của cậu bé một ngón
[/size]


(Dân trí) - Từ khi lọt lòng mẹ, Đạt đã không may mắn được sở hữu một đôi tay bình thường. Nhưng với mỗi bàn tay chỉ có một ngón, Đạt vẫn viết nên những ước mơ kỳ diệu đầy nghị lực.

[justify]Nỗi đau di truyền[/justify]



Cậu bé tật nguyền đầy nghị lực


Căn nhà nhỏ của Đạt nằm sâu trong con ngõ thuộc thôn Hoàng Lý 1, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (Hà Nam). Tiếp chúng tôi là người đàn ông dong dỏng cao, hơn nửa mái đầu điểm bạc, ông Nguyễn Tiến Thiểu (71 tuổi, bố Đạt). Một bàn tay, bàn chân của ông chỉ có một ngón nhưng trong suốt cả cuộc đời mình, chưa có việc gì khiến ông phải lắc đầu chịu thua.


Em Nguyễn Tiến Đạt (10 tuổi) là con út trong gia đình có 8 chị em. Giống như cha, mỗi bàn tay, chân em cũng chỉ có một ngón. Bù lại, càng lớn Đạt càng khôi ngô, ngoan ngoãn, ham học hỏi. Ban đầu mọi việc sinh hoạt, ăn uống của em đều dựa vào người mẹ già song dần dần em có thể tự làm. Đến tuổi đi học, thấy Đạt quá khát khao, bố mẹ cũng cho cậu tới trường nhưng không hy vọng cậu có thể theo kịp các bạn.




Nhà cách xa trường gần 3km, những ngày đầu ông Thiểu đưa đón con. Thấy các bạn trong lớp đều tự đi xe tới trường, Đạt cũng xin bố mẹ mua cho mình một chiếc xe đạp “tí hon”. Rồi Đạt tự mình hàng ngày, trên chiếc xe đạp nhỏ, cùng các bạn tới trường. Đạt chia sẻ: “Tập xe khó nhất là khi cầm lái và bóp phanh, đến đoạn nào có dốc cao là phải xuống dắt vì ngón tay yếu quá không bóp phanh được. Tập nhiều, ngã nhiều dần thành quen”.


[justify]Những ngày đầu cầm bút là những ngày khó khăn nhất đối với em. Bởi hai ngón tay út phải đan chéo vào nhau giữ làm sao cho chiếc bút thật chặt để khỏi rơi, những lúc ấy tay em bị tê cứng và đau nhức. "Những ngày đầu tập viết chữ rất xấu, chữ không đều nhau, chữ to, chữ nhỏ, rồi việc điều khiển cho chiếc bút theo ý mình rất khó khăn nhưng được sự giúp đỡ của bố rồi em cũng viết được”, Đạt chia sẻ.[/justify]

Nhờ sự chăm chỉ trong rèn luyện nên ngay từ khi mới vào lớp 1 em đã có thể tự cầm bút và viết được. Trong năm học đầu tiên của cấp 1 Đạt được nhà trường chọn đi thi vở sạch chữ đẹp ở cấp huyện. Hiện đang học lớp 5 nhưng những thành tích mà Đạt đã đạt được là rất đáng nể đó là những tấm giấy khen của nhà trường và thành tích thi vở sạch chữ đẹp cấp huyện cao hơn nữa là trong năm học 2008-2009 Đạt còn được tham dự cuộc thi vẽ cấp tỉnh.






Một vài bức vẽ của cậu bé Đạt


Nói về cậu học trò đặc biệt của mình, cô giáo chủ nhiệm lớp 5D trường tiểu học Hoàng Đông, Duy Tiên xúc động nói: “Đạt là cậu bé giàu nghị lực. Bốn năm học cấp I dù nắng hay mưa, Đạt đều cố gắng đi học đầy đủ, kể cả những buổi lao động của lớp cũng như nhà trường tổ chức. Năm lớp 1 em được chọn đi dự thi vở sạch chữ đẹp cấp huyện. Trong những năm qua em đều đạt được danh hiệu học sinh tiên tến và xuất sắc. Lên lớp 3 em tiếp tục được đi dự thi cuộc thi vẽ tranh cấp tỉnh, nhà trường bạn bè vẫn luôn tự hào về em”.


[justify]Ước mơ bình dị[/justify]

Khi được hỏi về ước mơ sau này, Đạt chỉ cười và nói: “Sau này, em muốn thành một hoạ sĩ giỏi, được đi nhiều nơi và vẽ thật nhiều tranh”. Xem những bức tranh của Đạt chúng tôi cảm nhận được nỗi khao khát khao trở thành họa sĩ của em. Những bức tranh về khung cảnh đồng quê yên bình và ấm áp, những ngày hè được cùng bạn bè đá bóng, thả diều, bức tranh về 12 con giáp… được bố mẹ Đạt nâng niu và giữ gìn rất cẩn thận. Đó là những kỉ niệm đầu tiên của em khi bước những bước đi chập chững vào đời.




Trò chuyện cùng chúng tôi, bố mẹ Đạt chia sẻ: “Chiếc xe đạp cũ của cháu giờ đã hỏng nhiều rồi, chỉ mong sao Đạt có được chiếc xe đạp mới, để có cháu có phương tiện tiếp tục tới trường…". Những gì mà Đạt đã và đang làm được ngày hôm nay sẽ giúp cho em thêm vững tin và tiếp tục bước, những bước đi trong cuộc sống còn nhiều gian khó của em trong chặng đường đời sắp tới.


Chia tay Đạt và gia đình, chúng tôi băn khoăn khi sức khỏe của bố mẹ em ngày một yếu dần mà chi phí học tập của em cũng ngày càng cao, gia đình lại gặp nhiều khó khăn. Ước mơ của em khi không có được đôi tay bình thường nhưng với nghị lực và lòng quyết tâm, Đạt sẽ có thêm nghị lực vượt qua hoàn cảnh để học tập tốt và tiếp tục trên con đường chinh phục hội họa như em hằng mơ ước.


Đức Chung - Hưng Phạm


[size=3]Các pác xem lại mình cón thíu tay chân j ko nha 3blingeye3[/size]


[size=5]Bình trà đá miễn phí mát lòng người nghèo[/size]


(Dân trí) - Gần 4 tháng nay, trước số nhà 548 đường Tôn Đức Thắng (gần trường Đại học Sư phạm), quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng có một bình trà đá miễn phí cho người đi đường.
Chủ nhân của bình trà đá từ thiện trên là chị Nguyễn Hồng Ân, chủ một quán cà phê nhỏ tại số 458 Tôn Đức Thắng. Bình trà đá phục vụ người đi đường từ 6h - 18h hàng ngày. Chị Ân cho biết, mỗi ngày cũng có ngót 100 người đi đường ghé qua uống nước, chủ yếu là người lao động nghèo: bán vé số dạo, ve chai và sinh viên…




“Những ngày nắng nóng nhìn người đi đường, đặc biệt những người bán vé số dạo, ve chai, xích lô, xe thồ đi lại, làm việc vất vả, tôi muốn làm một điều gì nho nhỏ góp phần giúp đỡ họ, dù chỉ là một cốc trà đá. Nghĩ làm được chút gì cho ai thì mình vui chừng ấy”, chị Ân chia sẻ.

Chị Tuyền, một người bán hàng rong tâm sự: “Ngày nào tôi cũng ghé qua uống nước ở đây. Nhiều khi bình nước hết, chị Ân chủ quán nhiệt tình mời chúng tôi vào ngồi ghế nghỉ ngơi chờ chị pha thêm trà đá cho chúng tôi uống”.

Còn ông Quang bán hàng dạo thì không giấu nổi niềm vui: “Từ khi có bình trà đá miễn phí này, mỗi ngày tôi cũng tiết kiệm được 5 - 10 ngàn đồng tiền uống nước”.

Nguyễn Anh Tuấn

[size=3]Sáng sớm các pác ra quán càe ngồi uống ly càe 5-10k, uống ly sinh tố hay ăn ly kem 20-30k thì những con người khổ này lạ tiết kiệm từng chút một.
[/size]
[size=5]Bé gái 9 tuổi thay cha mẹ nuôi 2 em thơ
[/size]

(Dân trí) - Khi kể về em Hoàng Thị Mũ, học sinh lớp 3A, phải cáng đáng nhiệm vụ “làm mẹ” nuôi dưỡng 2 đứa em thơ dại, cô Nông Thị Lới - Chủ tịch công đoàn trường tiểu học Nà Ca, thị trấn Pác Miầu (Bảo Lâm, Cao Bằng) - không cầm được nước mắt…




[justify]Thay mẹ đã khuất núi nuôi 2 em[/justify]



Mũ vừa cõng em vừa chuẩn bị rau cho bữa cơm chiều.


3 chị em Hoàng Thị Mũ ở bản Nà Ca, thị trấn Pác Miầu, mồ côi mẹ kể từ cái đêm 7/7/2010 kinh hoàng, khi dòng sông Gâm bỗng gào thét dâng lũ cuồn cuộn, cướp đi của các em người mẹ hiền Chẻo Mò Phan. Từ ngày mẹ mất, bố các em sinh buồn chán, chìm đắm triền miên trong men rượu, Mũ - một đứa trẻ 9 tuổi - bỗng bị bỏ mặc trong nỗi đau mồ côi, bơ vơ, nhọc nhằn, lo toan cho 2 đứa em: một đứa 7 tuổi, một đứa chưa đầy tuổi.


Nhìn cảnh Mũ chăm em, khó ai cầm được nước mắt. Cứ tưởng tượng một bà mẹ thực sự chăm hai đứa con nhỏ vất vả đến nhường nào sẽ hiểu trọng trách lớn lao của "bà mẹ" 9 tuổi này. Cũng chẳng ai có thể tin một đứa trẻ lại chăm 2 đứa trẻ khác một cách thuần thục và thành thạo đến thế. Mũ cõng em nhỏ, dắt em lớn, dỗ dành mỗi khi các em nhớ mẹ, thay quần áo, tắm rửa cho em, bón cơm cho em ăn. Cái cách em chăm sóc các em, sao cần mẫn, lặng lẽ và buồn thương đến thế!


Bố Mũ bị con “ma men” “chài” đi mất rồi nên gần như đã bỏ bẵng các con. Mũ không trách bố. Mũ chỉ thương em. Một tháng ròng từ khi mẹ mất, Mũ đành phải gác việc học của mình lại. Những khi các em đi ngủ, Mũ được thảnh thơi một lát, ngồi ở bậc cửa nhìn về phía thị trấn, trào dâng nỗi nhớ mẹ.


Với một đứa bé 9 tuổi như Mũ, việc kiếm đủ thức ăn cho hai em không hề đơn giản. Em phải tận dụng hết những khả năng của mình để kiếm rau, kiếm khoai, kiếm sắn, nhường cho hai em ăn trước. Khi hai em đã no bụng, Mũ ăn những gì còn sót lại.





Kể từ ngày mẹ mất, mọi việc trong nhà đều do cô bé 9 tuổi này đảm nhận.


Một hôm, khi vừa bồng bế, dắt díu hai em từ sườn núi kiếm rau về nhà, Mũ sững người khi thấy cô giáo chủ nhiệm lớp 3A của em, cô giáo Lục Thì Toàn, cùng mấy bạn trong lớp đã vượt dốc đứng đợi trước cửa nhà em từ bao giờ. Dường như bao nhiêu nỗi tủi thân dồn ứ từ trước giờ mới đến lúc vỡ òa. Sau phút giây ngỡ ngàng, Mũ lao vào lòng cô giáo chủ nhiệm mà khóc. Cả hai cô trò cứ thế ôm nhau khóc.


Cô giáo chủ nhiệm thuyết phục thế nào bố của Mũ cũng không muốn cho em đi học. Vì em đi lấy ai trông các em? Sau một thoáng suy nghĩ, cô Lục Thị Toàn quả quyết: Mũ sẽ đưa em tới lớp. Từ hôm đó “mẹ” Mũ bắt đầu cuộc hành trình cõng em nhỏ, dắt em lớn vượt dốc đến trường.

[justify]Hành trình tìm chữ của Mũ không còn mịt mùng[/justify]

Trao đổi với PV Dân trí, cô giáo Nông Thị Lới - Chủ tịch công đoàn trường tiểu học Nà Ca - còn chưa hết xúc động: “Buổi sáng hôm đó, hình ảnh em Mũ cặm cụi bước những bước chân lặng lẽ một tay dắt em lớn, trên lưng cõng em nhỏ quả quyết trèo dốc gần 2km tới trường đã khiến tất cả các cô giáo có mặt tại trường lặng người trong phút giây trước khi bật khóc, chạy đến đỡ em”.



Cậu em út cùng chị tới trường.


Cô giáo Nông Thị Lới cho biết thêm, ngay sau khi em Mũ đến trường, hàng ngày các cô giáo ai cũng tự đến sớm hơn một chút để đỡ đần Mũ trông em. Trong buổi họp hội đồng nhà trường, cô giáo Nông Thị Lới đề xuất với toàn thể các thầy cô giáo trong trường mỗi người góp ít nhất 10 nghìn đồng trong tháng mua mì tôm lo bữa sáng cho ba chị em Mũ. Đề xuất của cô nhận được sự nhất trí trăm phần trăm từ tất cả các cô giáo trong trường.



Phải lo lắng cho em, Mũ không có thời gian chơi đùa như các bạn.


Nói về hoàn cảnh của em Mũ, cô Lới xúc động: “Tôi cứ nghĩ đến con gái của chúng tôi, nếu đang ở tuổi như em Mũ chắc còn phải dỗ bón từng thìa cơm mỗi bữa. Vậy mà em đã phải làm một người “mẹ” đảm đang của hai đứa em nhỏ. Nghĩ về em, chúng tôi vừa thương lại vừa cảm phục”.


Cô Lục Thị Toàn lại có những yêu thương và chia sẻ với hoàn cảnh của em theo cách của riêng mình: “Mỗi sáng tôi đến lớp sớm hơn thường lệ, đỡ các em cho Mũ rồi bón cơm cho từng đứa. Tôi muốn san sẻ bớt cho em những nhọc nhằn và hơn nữa dành cho em những khoảnh khắc dù ít thôi nhưng được trở về với đúng lứa tuổi của mình. Hiện hoàn cảnh của em vẫn còn muôn vàn khó khăn và rất cần các tấm lòng hảo tâm giúp đỡ”.


Ông La Quang Vinh - Chủ tịch UBND thị trấn Pác Miầu - cho biết: “Hiện tại, thị trấn Pác Miầu có trên 5.000 nhân khẩu nhưng có đến 35% là đói nghèo. Riêng gia đình em Hoàng Thị Mũ là một trường hợp đặc biệt khó khăn, UBND xã chúng tôi cũng thường xuyên vận động giúp đỡ em và rất mong các tấm lòng hảo tâm chia sẻ để em có thể tiếp tục nuôi em và tới trường”.


Quốc Đô - Anh Thế - Xuân Trường


[size=5]Bé gái 9 tuổi bị hắt hủi chỉ vì mang bệnh nặn.[/size]


(Dân trí) - Cả làng không ai biết bé Hà bị bệnh gì, chỉ thấy cô bé ngày càng xanh xao, vàng vọt. Nghe bác sĩ nói bệnh của bé không chữa được, từ người thân đến bà con làng xóm đều mặc định cho em mắc bệnh lây nhiễm, nên xa lánh, hắt hủi bé.



Tìm đến chùa Tăng Phúc (Cầu Giấy, Hà Nội) vào một buổi chiều cuối tuần trời mưa phùn, sự tĩnh lặng bao trùm ngôi chùa nghèo giữa lòng thành phố. Ở sảnh ngoài của chùa, một cô bé gầy tong teo, mắt mở to với vẻ mặt buồn đang ngồi thu lu trên chiếc phản. Cháu là Nguyễn Thị Hà, 9 tuổi, quê Liễu Trì, Mê Linh, Hà Nội.



Bé Hà rất thèm được đến trường


[justify]
Sư thầy Thích Đàm Hướng (trụ trì chùa Tăng Phúc) kể, bé Hà vừa phải trải qua cuộc phẫu thuật cắt 3,2kg lá lách nên cơ thể còi cọc của em còn rất yếu. Năm nay bé Hà 9 tuổi, nhưng nhìn Hà chỉ bằng những đứa trẻ lên 4, lên 5 với cân nặng chưa đến 10kg. Bé bị bệnh tán máu bẩm sinh. Bệnh này gây ra ứ đọng máu ở một số cơ quan như gan, lá lách, sạm da, biến dạng xương, trẻ chậm lớn…
[/justify]

Nghe kể về gia cảnh của bé Hà, lại càng không khỏi đau lòng. Khi được 8 tháng, bé Hà đã ốm đau liên miên, bố mẹ đưa em đi khám thì được bác sĩ cho biết bệnh của bé rất khó chữa. Mái nhà nhỏ từ đây bắt đầu sóng gió. Khi bé Hà được hơn 1 tuổi thì người bố ấy bỏ đi biệt tích cho đến nay. Từ ngày bố bỏ đi, mẹ đưa bé Hà về nhà ngoại sống, khi bé lên 3 mẹ mang em về trả cho bà nội nuôi rồi cũng bỏ đi không tin tức.


Bé Hà về sống với ông bà nội trong cảnh gia đình không yên ấm. Cô bé dù bệnh tật đầy người cũng không nhận được sự quan tâm, chăm sóc từ người thân. Hết bị nhốt trong nhà thì bé lại lang thang ngoài đường xin ăn, từ những người thân trong gia đình đến những người hàng xóm không ai chơi với bé, họ xa lánh hắt hủi em chỉ vì sợ lây bệnh.


[justify]
[justify]Hôm mổ cắt 3,2kg lá lách, sau khi tỉnh dậy cũng là lúc thuốc mê hết nhưng không thấy bé Hà kêu đau, hay khóc lóc gì. Mặc dù, vết mổ của bé dài đến hơn 20cm, bác sĩ Đào Hữu Nam người trực tiếp phẫu thuật cho bé Hà xúc động nói: “Đến người lớn phải mổ thế này cũng còn không chịu nổi vì đau đớn, nữa là trẻ con. Chắc cô bé phải chịu đựng những cơn đau nhiều lắm nên thành ra chai lì”.[/justify]
[/justify]

Bé bị bệnh nặng nên thường xuyên đau đớn trong người, đêm nào bé Hà cũng một mình vật lộn với những cơn đau mà không dám khóc lóc. Bé kể: “Lâu rồi, có lần cháu bị đau, cháu mở mắt ra thấy tối quá cháu sợ, cháu khóc mãi mà không thấy ai…”, về sau những lần bị đau bé không còn khóc nữa, chịu đựng lâu bé đã thành quen, dần dần không ai thấy bé Hà kêu đau ở đâu nữa.


Năm bé Hà 7 tuổi, bà nội đưa em đến trường, bé được vào lớp mầm non, học được vài buổi bé khóc mếu đòi ở nhà. Hỏi ra mới biết đến lớp bé bị các bạn xua đuổi, không cho ngồi cùng. Các cô giáo thì không dám lên tiếng bênh vực bé, vì tất cả phụ huynh không ai muốn con họ phải học chung với con bé mắc bệnh lây nhiễm.


[justify]
Thầy Hướng kể lại: “Ngày đón cháu về, nhìn thấy cô bé ai cũng xót xa, tất cả những người ở đó lặng người đi khi thấy thân hình gầy còm, đau yếu của cháu. Chúng tôi không nghĩ sẽ cứu sống được cháu, nhưng cả chùa ai cũng quyết tâm chạy chữa cho cháu đến cùng”.
[/justify]


Bé Hà trong vòng tay nhân ái của thầy Hướng


Cuộc sống khốn khổ từ bé khiến cho những câu nói của bé Hà lúc nào cũng ngập ngừng, dè dặt ai hỏi gì bé không dám trả lời, chỉ đến khi thầy Hướng dỗ dành bé mới dám nói.


Từ lâu cô bé ấy không còn nhớ mặt bố mẹ mình nữa, ngay đến tên họ là gì bé cũng không nhớ nổi, bởi đã hơn 6 năm rồi bé không được gặp họ và cũng chẳng ai nhắc đến họ với em: “Cháu không nhớ mặt bố mẹ, hôm trong viện bác sĩ hỏi tên bố mẹ nhưng cháu không nhớ, cháu muốn ở chùa, không về nhà nữa…”


Cô bé ngập ngừng hồi lâu rồi nói tiếp: “Ở nhà, cháu không được bế bao giờ, ăn cơm chỉ có rau thôi. Cháu muốn được đi học như các bạn. Nhưng, cháu sợ… vì hồi trước bà cho cháu đi học đến lớp các bạn đuổi cháu, cô giáo không cho cháu đến lớp vì cháu bị bệnh lây…”. Bé Hà vừa nói vừa lấy tay che cái bụng hằn một vết mổ lớn chừng 20cm. Cái bụng ấy trước đây không khác một cái rổ to ôm lấy cơ thể còi cọc suýt soát 10kg của cô bé 9 tuổi.


Thầy Hướng kể: “Từ hôm xuống đây, cháu không nhắc đến bố mẹ, ông bà lần nào. Gia đình cháu từ hôm đó cũng không có ai gọi điện hỏi thăm hay xuống thăm cháu. Khó khăn lắm tôi mới tìm được số điện thoại của bố cháu, thầy gọi cho bố cháu để trao đổi việc của bé Hà thì bố cháu bảo: Chúng con không có điều kiện nuôi cháu, thôi thì nhờ cả ở thầy, sống thầy nuôi, chết thầy chôn”.


Hiện tại, sức khỏe của bé Hà đã tạm ổn định, bé đang được chăm sóc ở chùa Tăng Phúc. Để duy trì sự sống cho cô bé tội nghiệp này, mỗi tháng em phải được truyền máu một lần, chi phí mỗi lần truyền máu hết trên 1 triệu đồng/lần.


Hôm bé Hà nhập viện, nhờ sự giúp đỡ của tổ công tác xã hội của Viện Nhi Trung ương mà em được miễn toàn bộ viện phí mặc dù bé Hà đã hết tuổi được miễn giảm.

[size=4]Đây là 1 số clip mà mình sưu tầm đc
[/size][size=5]

[/size] Người phụ nữ bị liệt hai chân bán vé số dạo, nhìn mà thương tâm, nhất là cảnh lê 2 chân trên đường lầy ướt, dù cực khổ, vẫn lo cho con trai học hành, không để cho đứa bé giống như mẹ nó, một tấm gương cần phải nhìn vào đó hỡi những con người ù lì không biết làm gì khi còn đủ chân tay, khi còn ăn bám cha mẹ, dựa dẫm người thân, hỡi những cậu ấm cô chiêu hãy nhìn vào đó mà suy ngẫm, tiền bạc lại đốt cho những thú vu, cho những cuộc chơi không đem lại một lợi ích gì mà còn làm hệ lụy một thế hệ, chúng ta hãy dùng sức, dùng trí, dùng tiền vào một mục đích có ích hơn, cũng như nhìn vào đó mà có ý chí vượt khó, hãy giúp đỡ họ, những con người khó khăn trong cuộc sống, để họ còn được an ủi, được yêu thương.

[size=3]Đây chỉ là 1 ít trong số rất nhìu những hoàn cảnh bất hạnh khác mà mình có up cả ngày cũng ko thể nào hết đc. Hằng ngày các pac1 ngồi trước máy tính để chém gió trong khi đó rất nhìu trẻ em phải mưu sinh để sống wa ngày vì vậy tất cả chúng ta hãy xem lại mình.

Những điều đối với mình tưởng chừng như là bình thường thì đối với người khác thì đó là 1 điều kì diệu 3blingeye3
[/size]


[size=3]p/s: Bài viết chỉ mang tính chất chia sẻ chứ để mọi người biết đc mình hạnh phúc và may mắn như thế nào chứ ko có ý dạy đời ai hết vì chính bản thân mình cũng ko phải là người hoàn hảo
[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)