[justify] [/justify]
[justify]10. Vụ tai nạn tàu hỏa Bihar[/justify]
[justify]Địa điểm và thời gian: Bihar, Ấn Độ, 1981 Con số thương vong: 268 người chết, 300 người mất tích Ngày 6/6/1981 là một ngày không thể nào quên đối với những người dân ở Bihar, Ấn Độ. Vào ngày hôm đó, một con tàu chở khách đi từ Saharsa đến Mansi bị trật đường ray và văng xuống sông Bagmati. Đây được coi là vụ tai nạn tàu hỏa thảm khốc nhất trong lịch sử Ấn Độ. Nguyên nhân thực sự gây ra vụ tai nạn hiện vẫn chưa được làm rõ nhưng có một số giả thuyết được đưa ra. Tai nạn xảy ra có thể do một cơn lốc xoáy, một trận lụt đột ngột hay rất có thể do người lái tàu đã phanh gấp để tránh một con trâu. Nhiều người cho rằng tai nạn tàu hỏa khủng khiếp nhất từng được ghi nhận trong lịch sử là thảm họa mang tên “Nữ hoàng biển cả” xảy ra ở Sri Lanka năm 2004 với con số thương vong lên đến 2000 người. Nhưng vì nguyên nhân gây ra tai nạn là do sóng thần nên tai nạn này không được đề cập đến trong danh sách.[/justify]
[justify]9. Cuộc đụng độ ở Tenerife[/justify]
Địa điểm và thời gian: Quần đảo Canaria, Tây Ban Nha, 1977 Con số thương vong: 583 người Máy bay được coi là một trong những phương tiện giao thông an toàn nhất. So với những vụ tai nạn bằng đường bộ và đường thủy, số người chết trong những vụ tai nạn máy bay mới chỉ là 14.000 người trong một thế kỉ qua. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng nếu tính số vụ tai nạn máy bay trên tổng số chuyến bay thì đó cũng là một con số đáng báo động.
[justify] [/justify]
![]() |
Đụng độ của hai chiếc máy bay 747. |
Cuộc đụng độ ở Tenerife được coi là tai nạn máy bay tồi tệ nhất kể từ khi chiếc máy bay đầu tiên ra đời. 17:06 (giờ địa phương) ngày 27/3/1977 đã xảy ra sự cố va chạm giữa hai chiếc máy bay chở khách Boeing 747 của 2 hãng hàng không Pan America và KLM của Hoàng gia Hà Lan tại đảo Tenerife. Vụ tai nạn làm 583 người thiệt mạng. Sơ bộ sự việc được miêu tả lại như sau: khi chiếc máy bay mang số hiệu 4805 của Hãng Hàng không Hoàng gia Hà Lan đang cất cánh trên đường băng thì bất ngờ đâm sầm vào chiếc máy bay mang số hiệu 1736 của Hãng Hàng không Mỹ Pan America đang trượt trên cùng đường băng phía đối diện. Một vụ nổ lớn xảy ra và tiếp theo đó là một quả cầu lửa khổng lồ bùng cháy. Những người dân trên đảo cho biết tiếng nổ lớn đến nỗi cả hòn đảo đều nghe thấy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn nhưng một phần là do ngày hôm đó thời tiết xấu, sương mù dày đặc khiến tầm nhìn bị cản trở, tuy nhiên cơ trưởng điều khiến chiếc máy bay 4805 vẫn quyết định cất cánh và hậu quả là vụ tai nạn thảm khốc đã xảy ra.
[justify]8. Tai nạn chìm chiến hạm Indianapolis[/justify]
[justify]Địa điểm và thời gian: Biển Philippines, 1945[/justify]
[justify] [/justify]
![]() |
Chiến hạm Indianapolis. |
[justify]7. Cuộc chiến ở đảo Ramree[/justify]
[justify]Địa điểm và thời gian: Ramree, Burma, 1945[/justify]
[justify] [/justify]
Cá sấu nước mặn vùng Ramree, Burma. |
[justify]Theo Bruce Wright – một trong những thành viên của thủy quân Hoàng gia Anh tham gia cuộc vây bắt ngày hôm đó thì trong số 900 lính Nhật, họ chỉ bắt sống được 20 người. Vậy thì điều gì đã xảy ra đối với những người lính khác? Người ta tin rằng họ đã bị những con cá sấu nước mặn cư ngụ ở đây tấn công và ăn thịt. Tuy điều này còn gây nhiều tranh cãi nhưng sách kỉ lục Guinness đã ghi nhận sự kiện này với cái tên “Thảm họa kinh hoàng nhất do động vật gây ra”.[/justify]
[justify]6. Thảm kịch Khodynka[/justify]
[justify] [/justify]
Nạn nhân của thảm hoạ Khodynka. |
[justify] [/justify]
[justify]5. Thảm kịch lễ hajj năm 1990[/justify]
[justify]Địa điểm và thời gian: Mecca, Ả Rập Saudi, 1990[/justify]
![]() |
Những người hành hương trong lễ Hajj. |
[justify]4. Vụ nổ Halifax[/justify]
[justify]Địa điểm và thời gian: Halifax, Nova Scotia, Canada, 1917[/justify]
![]() |
Đám mây hình nấm sau vụ nổ Halifax. |
[justify]Ngày 6/12/1917, những người dân ở Halifax – Canada đã choáng ngợp khi nghe thấy một tiếng nổ kinh hoàng. Những người khác còn không có đủ thời giờ để cảm thấy sốc thì đã bị thổi bay bởi vụ nổ. Toàn thành phố bị chấn động khi một con tàu chở hàng của Pháp mang tên Mont Blanc đang chất đầy thuốc nổ trong chiến tranh vô tình đâm vào một con tàu Nauy mang tên Imo tại một đoạn hẹp của cảng. Ban đầu, vụ nổ làm 2000 người thiệt mạng, phần lớn do hỏa hoạn và sập nhà. Con số thương vong sau đó đã vượt qua 2000 người trong khi 9000 người khác bị thương.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Cho đến nay vụ nổ này vẫn được coi là vụ nổ lớn nhất không phải do năng lượng hạt nhân gây ra. Khoảng 2 cây số vuông của thành phố bị quét sạch hoàn toàn. Cộng đồng cư dân ở 2 thành phố lân cận là Dartmouth và Richmond cũng bị ảnh hưởng. Vụ nổ tạo ra một áp lực lớn, bẻ gẫy những cái cây, làm sập nhiều tòa nhà, khiến những chiếc tàu ở cảng mắc cạn và thổi bay những mảnh vỡ xa hàng cây số cách hiện trường vụ nổ.[/justify]
[justify]3. Thảm kịch phà MV Doña Paz[/justify]
[justify] [/justify]
Địa điểm và thời gian: Tablas Strait, Philippines, 1987 Con số thương vong: 4375 người Ngày 20/12/1987, Philippines trở thành tâm điểm được thế giới chú ý khi một thảm họa đắm phà xảy ra. Chiếc phà mang tên MV Doña Paz khi đó đang chở quá đông hành khách đã bị đắm khi đâm vào một chiếc tàu chở dầu đang chở 1200 tấn dầu thô. Chiếc phà đi từ thành phố Catbalogan, thủ phủ tỉnh Sarma đến Manila. Chiếc phà đắm chỉ trong một vài phút khiến cho những người bị nạn không có đủ thời gian để dùng đến những chiếc thuyền cứu hộ. Ban đầu, những bản báo cáo chính thức ghi nhận rằng có 1565 người đã thiệt mạng trong vụ đắm phà nhưng những nguồn tin khác một mực khẳng định con số thương vong phải lên tới hơn 4000 người. Số hành khách tối đa mà con tàu được phép chuyên chở là 1518 hành khách nhưng trong bản kê khai có tới 1568 người và vẫn còn một số lượng lớn hành khách nữa không được khai báo. Tai nạn này được coi là tai nạn đường thủy thảm khốc nhất từng xảy ra trong thời bình.
[justify]2. Thảm họa Chernobyl[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Địa điểm và thời gian: thành phố Chernobyl, Ukraine, Liên xô, 1986[/justify]
![]() |
Chernobyl sau thảm hoạ. |
[justify]1. Thảm họa Bhopal[/justify]
[justify] [/justify]
Địa điểm và thời gian: Bhopal, Ấn Độ, 1984 Con số thương vong: hơn 20.000 người Thảm họa Bhopal được xem là vụ tai nạn trầm trọng nhất trong lịch sử. Sáng 3/12/1984 những cư dân của thành phố Bhopal thuộc bang Madhya Pradesh thức dậy trong một buổi sáng bất thường. Có những người mãi mãi không bao giờ thức dậy nữa. Một bể chứa khí ga độc của công ty hóa chất Mỹ Union Carbide bị rò rỉ với hơn 40 tấn khí độc metyla izoxianat. Lượng khí độc bị rò rỉ thoát ra ngoài và bao phủ một số khu phố. Những người hít phải khí này trong khi ngủ đã chết ngay lập tức. Những người khác may mắn chạy thoát. Ước tính có khoảng 500.000 người đã hít phải chất khí chết người này. Trong số đó có 2500 đến 5000 người đã chết ngay khi hít phải. Tính đến nay, vụ rò rỉ đã khiến 20.000 người thiệt mạng. Trung bình 1 ngày lại có 1 người chết vì những ảnh hưởng mà vụ rò rỉ gây ra. Hơn 120.000 người khác bị ung thư, mù lòa, khó thở, thậm chí chất độc này còn gây ra chứng dị dạng bẩm sinh. Cho đến nay, thảm họa Bhopal vẫn được coi là thảm họa tồi tệ nhất của ngành công nghiệp thế giới.
- [*]Phương Anh (theo Crunkish.com)