Tin tức - pháp luật 2010-10-31 10:55:13

Trương Năm Cam ( Ông nội của Trương Quang Bảo )


Năm Cam (1947-2004) tên khai sinh: Trương Văn Cam là một trùm xã hội đenViệt Nam, đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm Cam còn là bị cáo chính trong Vụ án Năm Cam và đồng bọn (chuyên án Z5.01) nổi tiếng Việt Nam.



Năm Cam và băng nhóm của mình trong quá trình bảo kê các nhà hàng karaoke và các tụ điểm đánh bạc ở Thành phố Hồ Chí Minh đã gây nhiều tội hình sự. Năm Cam bị tòa án Việt Nam tuyên có tội tháng 10 năm 2003 và bị tử hình vào tháng 6 năm 2004.



Vụ xét xử Năm Cam và đồng bọn đã gây sự chú ý của dư luận Việt Nam và trên thế giới. Số lượng tội phạm ra hầu tòa là 156, ở mức kỷ lục. Phiên xử sơ thẩm kéo dài từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2003 với bản án dài hàng trăm trang.



Việc phá được Vụ án Năm Cam được báo giớichính quyền Việt Nam công nhận là một chiến công lớn trong phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó vụ án cũng được coi là mang ý nghĩa chống tham nhũng







Tuổi trẻ và giang hồ trước năm 1975



Trương Văn Cam, sinh ngày 22 tháng 4 năm 1947 tại Sài Gòn; quê quán ở tỉnh Quảng Nam; Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: 107/38 đường Trương Định, phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. [size=2][1][/size]

Năm Cam bắt đầu hoạt động trong giới giang hồ khi còn rất trẻ. Ban đầu làm chân gác sòng bạc cho người anh rể Bảy Sy (Nguyễn Văn Sy) ở khu vực Cầu Muối, quận 1, thuộc địa bàn bảo kê trước đây của Lê Văn Đại (Đại Cathay), là đối tượng hoạt động cờ bạc chuyên nghiệp cùng với Thành "đô la", Sáu Nhã (Nguyễn Văn Nhã), khi có kinh nghiệm hơn thì được giữ vai trò phát hỏa, cắm xường trong sòng bạc của Bảy Sy.

Tháng 12 năm 1962, để bảo vệ sòng bạc tại khu Da heo, hẻm 100 - Nguyễn Công Trứ, Bảy Sy dùng dao đâm chết Nguyễn Văn Lót (Trần Ánh Tuyết); Để cứu lấy sự nghiệp cờ bạc của anh rể, Năm Cam đã đứng ra nhận tội. Do lúc đó đang ở độ tuổi vị thành niên, nên ngày 10 tháng 4 năm 1964, Tòa án Sài Gòn xử phạt 3 năm tù giam về tội "Cố ý đả thương nhân thương chí mạng". Trong tù, Năm Cam đã đánh một trung sỹ Việt Nam Cộng hòa chết. Tháng 1 năm 1965, Năm Cam được trả tự do.

Sau khi bị Đại Cathay thôn tính các sòng bạc ở quận 1, sòng bạc của Bảy Sy cũng bị xóa sổ, Năm Cam mất chỗ dựa của Bảy Sy, đến cầu cứu Nguyễn Văn Thành (Thành "cao") là trùm giang hồ quận 4 chuyên tổ chức các vụ "ăn bay" cướp hàng tiếp vụ của quân lực Việt Nam Cộng hòa, "trộm xế, nhập nha", xin nhập băng nhưng không được chấp nhận vì "bản lĩnh giang hồ' của Năm Cam còn quá ít, không phải giang hồ thứ thiệt như Thành "cao", Bắc "què", Sơn "xóm lách", Dũng "dưa", Thành "mắt lộ"…

Tháng 8 năm 1966, trong chiến dịch "bài trừ du đãng, chấn hưng đạo đức, thượng tôn pháp luật" của chính phủ Việt Nam Cộng hòa, Đại Cathay và hầu hết giang hồ cộm cán ở Sài Gòn bị đày ra đảo Phú Quốc. Năm 1967, Bảy Sy được trả tự do ra trại, mua lại sòng bài cẩu của Năm Thông Lợi, gọi Năm Cam và Sáu Nhã (Nguyễn Văn Nhã) phụ giúp việc phát hỏa và cắm xường. Để giải quyết ân oán giang hồ, theo lệnh Bảy Sy, Năm Cam và Sáu Nhã lập kế hoạch giết Tài "chém" - một trùm giang hồ khét tiếng quận 1. Sự việc không thành, Năm Cam bị đàn em Tài "chém" truy đuổi. Sau đó nhờ nhờ Thành "cao" xin tha cho mạng sống của Năm Cam và Thành "cao" đã xin cho Năm Cam nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong vị trí lính kiểng quân tiếp vận thuộc Đại đội 313, đóng quân tại đường Nguyễn Văn Thoại (nay là đường Lý Thường Kiệt, quận 11), Sài Gòn, sau là vận động viên bơi lội thuộc Cục Quân vận Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Năm 1971, Năm Cam bị Cảnh sát hàng Keo, Sài Gòn bắt giữ về tội đánh bạc, bị giam bảy ngày, sau đó giao cho Tòa án Quân sự Sài Gòn xử lý và trả về đơn vị cũ.

Hoạt động của Năm Cam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, chưa có một vai trò gì đáng kể trong giới giang hồ và các tổ chức tội phạm ở Sài Gòn, chỉ "ăn theo" hoặc núp bóng người khác như vai trò gác sòng, cắm xường, phát hỏa cho sòng bạc, tuy nhiên đã manh nha thành một tội phạm giang hồ nguy hiểm.

Sau khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ năm 1975, Năm Cam ra trình diện Ban Quân quản Quận 4, đã bị đưa đi học tập cải tạo ba ngày tại phường Lý Nhơn (nay là phường 6, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh). Sau khi học tập cải tạo, Năm Cam làm nghề buôn bán đồng hồ cũ, radio cũ tại chợ trời Huỳnh Thúc Kháng, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Do không đủ uy tín trong giới cờ bạc, Năm Cam tìm tới Tám Phánh (một chủ sòng bạc lớn ở Sài Gòn trước năm 1975), dựa vào đó, Năm Cam đã trình bày chiến thuật mới được Tám Phánh chấp thuận là tổ chức đánh bạc vào giờ nghỉ của cơ quan hành chính, thời gian kéo dài khoảng hai tiếng, chọn lựa khách quen, xong thì giải tán.





Các trọng tội hình sự

Năm Cam vẫn không sửa đổi sau lần cải tạo, bắt đầu mưu sinh bằng những việc phạm pháp. Năm 1994, Năm Cam lại bị bắt, nhưng được ân xá ngay năm sau đó nhờ Trần Mai HạnhPhạm Sỹ Chiến. Không chỉ hai người này, Năm Cam còn hối lộ cho các quan chức từ địa phương đến quan chức cấp cao hơn trong chính phủ để những công việc phạm pháp mình trót lọt.





.Vụ án giết Dung Hà

Một trong các trọng tội dẫn đến án tử hình dành cho Năm Cam là việc chủ mưu giết Vũ Hoàng Dung (tức Dung "hà" hay Dung Hà), một nữ trùm xã hội đen nổi tiếng gốc Hải Phòng sống tại Thành phố Hồ Chí Minh và là đối thủ của Năm Cam.

Năm Cam từng đề nghị Dung Hà hợp tác mở rộng mạng lưới cờ bạc ra miền Bắc nhưng Dung Hà lại có ý định thành lập băng đảng riêng. Năm Cam đã lệnh cho đàn em là Hải "bánh" giết Dung Hà, Hải "bánh" chỉ đạo cho đàn em của mình bắn chết Dung Hà trên phố vào đêm ngày 1 tháng 10 năm 2000. Năm Cam đã bị khởi tố do có liên quan đến cái chết của Dung Hà, nhưng đã hối lộ cho các quan chức điều tra để bưng bít vụ việc.

[size=3][sửa] Hối lộ quan chức[/size]Bùi Quốc Huy, nguyên thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, khi làm Giám đốc Sở Công an Thành phố Hồ Chí Minh (1996-2001) đã nhận tiền để điều tra qua loa các sòng bài của Năm Cam. Năm Cam cũng hối lộ Trần Mai Hạnh, nguyên Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam. Việc ân xá cho Năm Cam năm 1995 là nhờ hối lộ Phạm Sỹ Chiến, nguyên Viện phó Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

[size=2][sửa] Tội danh và hình phạt[/size]Ngày 30 tháng 10 năm 2003, tại phiên xét xử sơ thẩm, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án Trương Văn Cam về 7 tội danh: giết người, hối lộ, cố ý gây thương tích, đánh bạc, tổ chức đánh bạc, che dấu tội phạm, tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài. Tổng hợp hình phạt chung đối với 7 tội danh là tử hình. Năm Cam có đơn kháng cáo, tuy nhiên tại phiên xét xử phúc thẩm, mức hình phạt tổng hợp đối với Năm Cam không thay đổi.

Ngày 3 tháng 6 năm 2004, bản án được thi hành. Trước đó Năm Cam đã gửi đơn xin ân xá đến Chủ tịch nước Trần Đức Lương nhưng đã bị bác đơn. Trước khi ra pháp trường Năm Cam đã viết lá thư cho con gái út hiện đang đi tu nói là rất xin lỗi và ân hận. Còn có 4 người bị xử tử chung với Năm Cam là Châu Phát Lai Em, Nguyễn Hữu Thịnh, Nguyễn Việt Hưng, Phạm Văn Minh.[size=2][2][/size]



Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)