Nghệ thuật sống 2011-06-14 04:11:47

Tìm thế gian qua đôi bàn tay


[justify][size=4] “Ngôi nhà nghệ thuật” của trường trung học cơ sở Nguyễn Đình Chiểu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) nằm khuất trong một góc nhỏ trong khuôn viên trường, nơi đó là thế giới sáng tạo của những nghệ sĩ khiếm thị nhỏ tuổi. Không có được một đôi mắt sáng bình thường, các em cảm nhận thế giới qua đôi bàn tay.[/size][/justify]

[justify][/justify]



[justify]Bùi Thế Thành say mê với niềm vui sáng tạo. [/justify]
Ảnh:



[justify]Chắt lọc từ trí tưởng tượng, đôi bàn tay còn vụng về, những học sinh khiếm thị vẫn say mê nặn nên những tác phẩm điêu khắc của mình.[/justify]

[justify]Tài năng ẩn sau đôi mắt mù[/justify]

[justify]Ngôi nhà 70m2 xếp tầng tầng lớp lớp trên giá, treo kín tường các bức tượng, phù điêu gốm – thành quả lao động của thầy và trò lớp học suốt gần bốn năm qua. Rồi nhìn các bàn nặn, bàn xoay, tôi nhận ra đây cũng đồng thời là nơi họ làm việc.[/justify]

[justify]Mỗi khi bước vào cánh cửa lớp học, Bùi Thế Thành như quên hết mọi điều xung quanh, đôi bàn tay miệt mài với những cục đất nặn, theo đuổi một thế giới của riêng mình. Bắt đầu đi học, mắt Thành kém dần, giờ 20 tuổi, mắt em chỉ còn nhìn được lờ mờ. Căn bệnh tim khiến Thành chỉ nhỏ như cậu bé mười tuổi. Lưng gù, nét mặt khắc khổ, nhưng điều lạ là ít khi ai thấy Thành buồn. Em theo đuổi học hát, chơi đàn nhị, đàn organ, vẽ tranh… Rồi đến khi học nặn tượng, dường như những ký ức ít ỏi về thế giới cuộc sống bên ngoài như được chắt chiu, trút xuống đôi bàn tay. Giữa lớp học đông, tôi nhận ra Thành bởi chính sự lặng lẽ, tập trung hoàn toàn vào việc của em. Đôi mắt em cúi gần sát, đôi bàn tay lần rờ miếng đất, miệt mài nặn. Khi ngẩng lên, khuôn mặt ấy rạng rỡ với niềm vui được sống trong đam mê của mình.[/justify]

[justify]Hôm nay, do bị bệnh tim và được miễn môn thể dục, Thành lại vào xưởng vì muốn nặn một bức tượng tặng người bạn gái của mình. Kiều là người khoẻ mạnh, sáng mắt, kém Thành một tuổi, cô ở Vĩnh Phúc. Họ mến nhau không bằng vẻ đẹp nhìn qua đôi mắt, mà ở sự tương đồng trong tính cách. Thành bảo: Kiều giống em ở sự nhiệt tình, làm cái gì cũng cố gắng hết sức.[/justify]

[justify]Nặn đi nặn lại, Thành vẫn chưa ưng ý, bởi bức tượng có vẻ giống hình người đàn ông hơn. Cánh tay còn thô ráp, gân guốc và sần sùi, không thể là đôi bàn tay dịu dàng, mềm mại và ấm áp của một cô gái như Kiều. Gần một giờ đồng hồ trôi qua, hết giờ học, các bạn xuống xưởng rủ đi ăn cơm, Thành mới sực tỉnh. Nặn mấy hôm nữa, Thành mới thấy yên tâm gửi thầy giáo mang xuống Bát Tràng nung. Thành mơ ước một ngày nào đó có thể nặn gì đó về quê hương Kiều – nơi có những đồi chè xanh bao la.[/justify]

[justify]Vượt qua mặc cảm[/justify]

[justify]15 thành viên học siêng nhất của lớp, mỗi em phát triển theo một thiên hướng theo khả năng của mình. Nếu như Thành tài năng trong nặn tượng thì em Phùng Văn Minh lại bộc lộ ưu thế khi học vuốt lọ. Mới học được ba buổi, Minh đã học được cách lấy tâm bàn xoay tốt. Trong khi đó, như thầy Phạm Anh Đức cho biết: Ngay cả ở Bát Tràng cũng chỉ có vài ba người làm chủ được kỹ thuật này. Đào Hữu Tùng – chàng trai đa cảm – thì hứng thú với những bức phù điêu. Em Nguyễn Thị Mai, cô gái mù ở tuổi 17 thích hình tượng trái tim. Em Lê Hương Giang thích ngôi sao – không phải là những vì sao trên trời mà vẻ đẹp của những ngôi sao lấp lánh trong tâm hồn con người. Cũng là điều dễ hiểu khi trái tim, đôi mắt là những hình tượng mà các em yêu thích nhất.[/justify]

[justify]Bốn năm trước, khi nhận lời tham gia dự án Art House của trường Nguyễn Đình Chiểu, hoạ sĩ Huỳnh và nghệ sĩ Phạm Anh Đức ở Bát Tràng đều không khỏi bị hẫng. Ngày đầu tiên đặt chân vào lớp, vừa buột miệng hỏi “Sao ở đây tối thế này, không bật đèn lên”, anh Đức biết mình đã lỡ lời: các em đã và đang sống cuộc sống không có ánh sáng. Người sáng mắt thì được nhìn ngắm và thưởng thức những gì họ làm ra, còn người khiếm thị, họ chỉ có thể vận dụng đôi bàn tay để đi tìm và cảm nhận tác phẩm của mình. Trong khi đó, điêu khắc là sự kết hợp của ánh sáng và bóng tối, không có ánh sáng thì các em sẽ cảm nhận hình khối thế nào?[/justify]

[justify]Lúc đầu, thầy giáo mô tả cho các em về hình khối, thế nào là hình tròn, thế nào là khối vuông… sau đó mua những đồ vật bằng nhựa, sành, sứ cho các em. Thậm chí, khuôn mặt của các thầy cũng là một giáo cụ trực quan để các em có thể… sờ.[/justify]

[justify]Tiếp đến là tiếp xúc với những hình mẫu chuẩn của tượng điêu khắc cổ điển, điêu khắc dân gian để các em so sánh giữa những hình khối thông thường với những hình khối chuẩn mực nghệ thuật. Từ đó hướng các em đến một câu hỏi: làm thế nào để tạo ra được một tác phẩm mang tính thẩm mỹ mà mọi người đều chấp nhận. Sau hơn một năm làm quen với hình khối như vậy, các em bắt đầu sáng tác những tác phẩm đầu tay của mình.[/justify]

[justify]Lớp học được mở ra cũng là lúc các em được thường xuyên đi dã ngoại ở các làng gốm truyền thống Bát Tràng, Phù Lãng, Làng Ngòi… Mỗi nơi các em lại được tiếp xúc với một hình thức làm gốm và chất liệu gốm khác nhau. Trực tiếp tham gia làm việc tại các xưởng gốm, các em đã có nhiều những cảm nhận, phản xạ về làm gốm. Các em được nghệ nhân truyền những kinh nghiệm làm gốm, làm thế nào để các sản phẩm ít vị vỡ khi nung, độ dày mỏng của sản phẩm quyết định tỷ lệ co ngót ra sao, kỹ năng phủ men cho sản phẩm để khi hoàn thiện được màu sắc như ý…[/justify]

[justify]Người khiếm thị sống thu mình, khép kín, mặc cảm, thiếu tự tin. Nhưng bù lại họ có một trí tưởng tượng không giới hạn, làm sao khai thác được thế mạnh đó, khích lệ họ phát huy thế mạnh ấy để sáng tác. Đó là xuất phát điểm và cũng là mục đích của việc làm tưởng như không tưởng: dạy điêu khắc cho trẻ khiếm thị, được quỹ Lion Club (Thuỵ Điển) tài trợ. Ngôi nhà nghệ thuật đã đem đến không khí lạc quan, vui vẻ, giúp các em vượt qua mặc cảm bệnh tật. Được sống với cảm xúc và say mê sáng tạo, các em đã tự khẳng định tài năng và nghị lực sống, vươn lên mạnh mẽ của những tâm hồn nghệ sĩ.[/justify]

BÀI VÀ ẢNH: QUANG DUY


(tin từ vnexpress)
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)