Tin tức - pháp luật 2012-07-02 06:57:47

Thổ Nhĩ Kỳ 'xử' Syria ra sao?


[size=1]Thổ Nhĩ Kỳ 'xử' Syria ra sao?[/size][size=2] - Việc Syria bắn rơi phi cơ Thổ Nhĩ Kỳ kéo căng quan hệ Damascus - Ankara. Thổ Nhĩ Kỳ đơn phương can thiệp Syria, đẩy khu vực vào cuộc chiến đẫm máu?[/size]"Rung cây dọa khỉ”

Vụ quân đội Syria bắn rơi phi cơ RF-4 Phantom của Thổ Nhĩ Kỳ làm quan hệ giữa hai nước trở nên vô cùng căng thẳng.
Rõ ràng vụ quân đội Syria bắn rơi phi cơ RF-4 Phantom của Thổ Nhĩ Kỳ làm quan hệ giữa 2 đồng minh cũ vốn không còn mặn nồng gần đây càng trở nên căng thẳng. Bất chấp các tuyên bố giận dữ và khiêu khích từ chính phủ Thủ tướng Erdogan, giới phân tích vẫn tin chắc rằng sẽ không xảy ra bất cứ cuộc chiến tranh nào giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

“Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn không muốn bị lôi kéo vào cuộc khủng hoảng Syria. Họ có thể nhận thấy đây hoàn toàn là một mớ hỗn độn”, Hugh Pope, một nhà phân tích kỳ cựu người Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh.

Còn ông Faruk Logoglu, Phó Chủ tịch đảng đối lập đảng Nhân dân Cộng hòa (CHP), phụ trách các vấn đề quan hệ đối ngoại cho đảng này tuyên bố ông phản đối mọi hành động hiếu chiến chống lại chế độ Assad. "Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã nhúng mũi vào cuộc khủng hoảng này kể từ khi nó bắt đầu. Thay vì giữ lập trường trung lập giữa chế độ Assad và phe đối lập, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đơn giản chọn ủng hộ phe đối lập vì họ thích thế”. Ông Logoglu cũng cáo buộc Thủ tướng Erdogan "không chịu lắng đầy đủ mọi quan điểm, ý kiến" ở trong nước, ám chỉ việc Thủ tướng Erdogan tự cho rằng ông có sứ mệnh lãnh đạo người Sunni để hạ thấp vài trò và ảnh hưởng của người Shiite của Iran tại Trung Đông.

Các cuộc thăm dò mới nhất chống lại Thủ tướng Erdogan. Theo một cuộc khảo sát từ Trung tâm Kinh tế và Nghiên cứu Chính sách Nước ngoài (Edam), 56,2% số người Thổ Nhĩ Kỳ được hỏi phản đối can thiệp vào Syria trong khi 40% nhấn mạnh họ không ủng hộ bất cứ can thiệp ngoại giao, quân sự nào. Chỉ có hơn 11% muốn Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Syria. Và 7,9% số người được hỏi ủng hộ việc vũ trang cho FSA (lực lượng quân sự đối lập ở Syria).

Ngoài ra, một điều quan trọng hơn giúp chế độ Syria có thể tạm yên tâm rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không đơn phương tấn công Syria là tuyên bố của Thủ tướng Erdogan: “Là một chính phủ có trách nhiệm, chúng tôi suy xét tất cả mọi điều. Thẳng thắn mà nói, chúng tôi chưa quyết định bất cứ điều gì”.

Đòn thù?

Bất chấp các nhận định của giới phân tích, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh Damascus sẽ “phải trả giá” bằng cách này hay cách khác. “Vụ bắn hạ máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ không khơi mào cho một cuộc chiến tranh, nhưng Syria, bằng cách này hay cách khác, cuối cùng, cũng sẽ phải trả giá”, ông Demir, trưởng văn phòng phát hành báo Hurriyet tại Ankara tuyên bố.

Tuy nhiên, ông Demir cũng lưu ý rằng “Không ít người cáo buộc chính của Thủ tướng Erdogan đang “dồn ép” Tổng thống Assad quá đáng… Giống như con mèo, nếu nó bị dồn vào chân tường, nó sẽ tấn công…bất chấp đối thủ mạnh hay yếu… Nó chỉ đơn giản phản ứng lại”.

Không chiến tranh trực diện với Syria nhưng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tìm nhiều cách khác để trả đũa Damascus.
Thổ Nhĩ Kỳ đang nổi lên như là trung tâm của các phong trào chống chế độ Assad ở Trung Đông.

Trong năm qua, phe đối lập - Hội đồng Quốc gia Syria (SNC) thành lập trụ sở ở Istanbul và đang dần lớn mạnh. Ngoài ra, lãnh đạo trên danh nghĩa của FSA, cùng khoảng 33.000 binh sĩ Syria, những người trốn chạy khỏi vòng xoáy bạo lực trong nước, thành lập trụ sở tại 10 doanh trại Thổ Nhĩ Kỳ sát biên giới hai nước.

Bộ Ngoại giao Mỹ thì thành lập trụ sở ở Istanbul để phục vụ cho công tác đào tạo, huấn luyện binh sĩ FSA và hỗ trợ các trang thiết bị không mang tính sát thương cho phe đối lập.

Nhiều chuyên gia phân tích nhấn mạnh, dù vụ bắn hạ phi cơ Thổ Nhĩ Kỳ không đẩy nước này và láng giềng Syria lâm vào cuộc đối đầu quân sự đẫm máu nhưng chắc chắn chính quyền Thủ tướng Erdogan sẽ không nuốt trôi cục giận này. Họ nhất định sẽ hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa cho phe đối lập Syria để sớm lật đổ chế độ Assad.

Các chuyên gia phân tích cũng cho rằng việc Thủ tướng Erdogan tuyên bố sẽ xem quân đội Syria là mục tiêu quân sự nếu họ tiếp cận biên giới Thổ Nhĩ Kỳ trên thực tế nhằm tạo ra một vùng đệm an toàn, hạn chế khả năng của quân độ Syria và cho phép quân nổi dậy tập hợp sức mạnh, hoạt động tự do tại khu vực biên giới, từ đó, tiến về trung tâm Syria.

Do vậy, dù sự cố máy bay rơi không đe dọa khởi động cho một cuộc tấn công phủ đầu lên chế độ Assad từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, chắc chắn nó sẽ là động cơ để chính phủ nước này hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa quân nổi dậy Syria.

Trong những tuần qua, hàng loạt báo cáo tiết lộ các thông tin liên quan đến việc Thổ Nhĩ Kỳ cùng Saudi Arabia và Qatar đang cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy Syria với Mỹ ngầm bật đèn xanh. Tổ chức An ninh Quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ (MIT), một cơ quan tình báo của nước này, trong các báo cáo này, bị cáo buộc vừa vận chuyển một lô hàng vũ khí rất lớn và đa dạng cho quân nổi dậy dọc theo biên giới nước này. Dù phía chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ liên tục bác bỏ, các thông tin này đã được xác nhận bởi một trong những nhà hoạt động chính trị Syria tham gia vận chuyển vũ khí từ MIT tới cho phía quân nổi dậy.

“Đây không phải là ý muốn của tôi. Tôi muốn sử dụng các các biện pháp phi bạo lực để lật đổ chế độ Assad hơn. Tuy nhiên, chung quy lại, những gì tất cả mọi người chờ đợi là một chiến thắng”, nhà hoạt động chính trị này nhấn mạnh.

Rõ ràng Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia làm nhiều hơn bất kỳ ai khác để giúp quân nổi dậy Syria. Do đó, vụ bắn rơi phi cơ RF-4 Phantom của Thổ Nhĩ Kỳ cũng là cơ hội cho phe đối lập Syria kêu gọi sự ủng hộ mạnh mẽ và thiết thực hơn từ chính phủ Thủ tướng Erdogan. Ông Abo Nidal, một chiến binh FSA 39 tuổi tuyên bố:

"Quân đội Syria nhiều lần vượt qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với máy bay trực thăng và bắn phá. Họ nã súng vào đồn cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ ở một cự ly thích hợp. Với tất cả lòng tôn trọng đối với ông Erdogan, nếu ông muốn giúp chúng tôi, tất cả những gì chúng tôi cần là vũ khí chống máy bay và chống tăng. Chúng tôi sẽ đánh trả và trả thù cho chiếc phi cơ".

Ngoài ra, ông Abo Nidal cũng tiết lộ kể từ khi gia nhập FSA, ông chỉ chiến đấu với mỗi khẩu Kalashnikov. Tuy nhiên, gần đây, đơn vị của ông đã nhận được súng phóng lựu, tên lửa hành trình từ FSA.

Trong khi đó, Mahmoud Mosa, nhà hoạt động chính trị Syria đến từ một thị trấn phía Bắc Bdama của Syria, tỏ ra không tin tưởng lắm vào bài phát biểu của Thủ tướng Erdogan: "Chúng tôi có nghe ông Erdogan đe dọa mạnh mẽ hơn đối với chế độ Syria. Chúng tôi cần hành động, chứ không phải lời nói".
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)