Khoa học - Lịch sử 2015-11-11 23:01:51

Tại Sao Người Trung Quốc Chạy Đua Tìm Bí Quyết Làm Giàu Của Người Do Thái ?


Tại Sao Người Trung Quốc Chạy Đua Tìm Bí Quyết Làm Giàu Của Người Do Thái ?

Tại Trung Quốc, lòng hâm mộ óc kinh doanh nhạy bén của người Do Thái đã dẫn tới một cuộc bùng nổ trong ngành xuất bản nước này. sự kiện nóng

"Làn sóng Do Thái" trong ngành xuất bản Trung Quốc

Các du khách Do Thái tới Trung Quốc khi tiết lộ nguồn gốc của mình thường được người dân sở tại vồ vập chào đón ngay với những lời khen tặng như: "Rất thông minh, rất khéo léo, và rất giỏi kinh doanh".

Bổ sung thêm : Hài hước, vui vẻ và hiếu động 3crisp3



Theo xếp hạng của Google Zeitgeist Trung Quốc năm ngoái, trong mục các câu hỏi "tại sao" được tìm kiếm nhiều nhất trên Google, câu "Tại sao người Do Thái giỏi?" chiếm vị trí thứ tư, đứng trên cả câu hỏi "Tại sao tôi nên lập gia đình".

Chính mối cảm tình đặc biệt dành cho người Do Thái này đã mở ra một xu hướng gây khá nhiều ngạc nhiên trong ngành xuất bản Trung Quốc những năm vừa qua: các cuốn sách hé lộ bí quyết kinh doanh của người Do Thái, được viết dựa trên một quan niệm phổ biến của người Trung Quốc rằng những đặc tính của người Do Thái chính là "chìa khóa vàng" dẫn tới thành công của họ trong lĩnh vực tài chính.
Các tựa sách như Thâm nhập thế giới người Do Thái: 101 quy tắc kinh doanh của người Do Thái, Tìm hiểu về tất cả các bí quyết kiếm tiền của người Do Thái… được xếp chung khu vực với các cuốn sách viết về Warren Buffet và Bill Gates. Ở Đài Loan thậm chí còn có một khách sạn Do Thái, được xây dựng dựa theo "quan niệm về thành công của người Do Thái"; mỗi phòng của khách sạn này đều thể hiện một phiên bản của cuốn sách Kinh Thánh về thành công trong kinh doanh của người Do Thái.


Cùng với mối quan tâm ngày càng lớn về kiến thức kinh doanh và sự gia tăng doanh số bán ra của các cuốn sách tự học tại Trung Quốc, hoạt động xuất bản những cuốn sách dạy kinh doanh theo người Do Thái cũng đang bùng nổ. Các cuốn sách này có nét tương đồng với kiểu sách như Tôn Tử và Nghệ thuật kinh doanh của Trung Quốc.

Han Bing, tác giả của cuốn Thâm nhập thế giới người Do Thái, cho biết sau khi đọc loạt ấn phẩm về "Kinh Thánh của người Do Thái" do một nhà xuất bản lớn giới thiệu, anh chợt nhận ra rằng "người Do Thái cổ xưa và người Trung Quốc ngày nay phải đối mặt với nhiều vấn đề tương tự nhau", chẳng hạn như di cư và sự chênh lệch.

Các quy tắc kinh doanh mà tác giả Han Bing nêu ra trong cuốn sách của mình bao gồm cả những lời khuyên vốn hết sức thông thường và phổ biến như "hãy nói thật với khách hàng về những khiếm khuyết của sản phẩm", "hãy giúp đỡ nhiều người hơn", và "một sự hợp tác dựa trên cảm xúc thì không đáng tin".

Không ít người Trung Quốc cho rằng người Do Thái thông minh là nhờ có cuốn Kinh Thánh Do Thái. Tuy nhiên nhiều chuyên gia nước ngoài về đạo Do Thái cho biết Kinh Thánh Do Thái không phải là cuốn sách hướng dẫn kinh doanh.


Theo Thầy Đạo Eliezer Diamond, giảng viên môn luật Do Thái, tuy cuốn Kinh Thánh Do Thái đề cập tới luật hợp đồng, sự quy vùng, và nhiều vấn đề liên quan tới tính toán lãi suất, nhưng đó không phải là một cuốn cẩm nang dạy cách làm giàu nhanh. "Nhưng có vẻ như họ không biết Kinh Thánh Do Thái là gì. Tôi cho rằng họ coi đó là một cuốn sách tri thức bí mật", Thầy Đạo Nussin Rodin, một phái viên của phong trào Cha Bát tại Bắc Kinh, cho biết thêm.

Diamond kể: "Có lần tôi nhận được một lá thư của một người Trung Quốc, trong đó anh ta nói: Tôi rất quan tâm tới chuyện làm giàu, anh có thể cho tôi biết trường các anh đã dạy học viên những gì về chuyện kiếm tiền không?"

Tuy nhiên, quan niệm cho rằng Kinh Thánh Do Thái là một cuốn sách chứa đầy những bí quyết kinh doanh không hoàn toàn là chuyện vui. Bản thân bìa cuốn kinh này cũng trích dẫn câu: "Không ai có thể đánh bại người Do Thái trừ khi họ đã đọc cuốn sách thánh Kinh Thánh Do Thái của chúng ta".

Diamond cho biết: "Trên thế giới có nhiều người mang tâm lý bài Do Thái vẫn muốn làm việc với các luật sư người Do Thái, bởi họ là những luật sư rất giỏi". Han Bing thì chia sẻ rằng anh chưa từng gặp một người Do Thái nào, và cũng không chắc những gì anh miêu tả về người Do Thái là đúng hoàn toàn.

Bên cạnh đó, Han Bing cũng thừa nhận chưa có doanh nhân nào liên lạc với anh để nói rằng cuốn sách của anh đã làm anh ta thay đổi. Chỉ có điều là, như anh thừa nhận, "Hiện đang có vô số những cuốn sách như thế bày bán trên thị trường".

Người Do Thái không làm từ thiện, không làm việc nhân đạo. Khái niệm "từ thiện" không tồn tại trong truyền thống Do Thái.

Người Do Thái thực hành Tzedakah nghĩa là "sự công chính" và "công lý" 


Người Do Thái khi đóng góp tiền bạc, thời gian và nguồn lực của mình để giúp đỡ người nghèo, thì người đó không phải là nhân từ, không phải là hào phóng hay "làm từ thiện" mà người đó đang làm những gì là đúng theo những lời đã chỉ dạy trong luật pháp Kinh Thánh Do Thái tức là lời dạy chỉ dẫn theo đường lối của Thiên Chúa.

Luật Kinh Thánh Do Thái yêu cầu 10% tổng thu nhập của một người Do Thái phải được sử dụng cho "việc công bình", bất kể người nhận là giàu hay nghèo.

Nhà thần học Mai Môn Ni Đề (thế kỷ 12)

Liệt kê Tám cấp độ của "sự công bình" được việt trong Luật về Ban cho người nghèo,

chương 10:7-14:

Cấp cao nhất: Cung cấp cho những người nghèo đủ khả năng để họ có thể tự sống độc lập (giúp để họ tự giúp mình). Thí dụ như cho vay không lãi suất cho một người có nhu cầu; hình thành một quan hệ đối tác lâu dài với một người có nhu cầu; cho một khoản trợ cấp cho người có nhu cầu; tìm kiếm một công việc cho một người có nhu cầu,…

Từ thiện trong một cách mà các nhà tài trợ, người cho và người nhận không biết nhau (nặc danh), thông qua một người (hoặc quỹ đại chúng) nào là đáng tin cậy, uy tín, và có thể thực hiện hành vi tzedakah với tiền của họ một cách hoàn hảo nhất.

Các ân nhân biết mình tặng ai, nhưng người nhận không biết danh tính của nhà tài trợ.

Người cho không biết danh tính của người nhận, nhưng người được nhận lại biết người nào cho (Cho tzedakah công khai đối với một người không rõ).

Tặng, trước khi được yêu cầu

Tặng, sau khi được yêu cầu.

Tuy rằng cho không đủ, nhưng tặng với sự vui vẻ, thân thiện.

Tặng cho, với sự không vui vẻ (cho miễn cưỡng)

Đạo Do Thái coi làm giàu là bổn phận nặng nề của con người; nói nặng nề vì người giàu có trách nhiệm to lớn đối với xã hội: họ không được bóc lột người nghèo mà phải chia một phần tài sản của mình để làm từ thiện. Những người Do Thái giàu có luôn sống rất giản dị, tiết kiệm và năng làm từ thiện. Không một nhà giàu Do Thái nào không có quỹ từ thiện của mình. Từ đây có thể hiểu được tại sao cộng đồng Do Thái lại cùng giàu có như thế.

Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)