Tin tức - pháp luật 2013-06-06 08:06:53

Phạt tiền nếu thả rong


Phạt tiền nếu không mặc quần áo lót nơi đông người

(ĐVO) - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với một trong những hành vi: Không mặc quần áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các điểm đang hoạt động văn hoá, tín ngưỡng, nơi đang làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội; Không có vé mà vào những nơi quy định phải có vé; Có lời nói hoặc cử chỉ thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hóa ở nơi công cộng.

Đây là một trong những hình thức xử phạt tại Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình đang được Bộ Công an lấy ý kiến nhân dân.

Khung hình phạt từ 100.000 - 200.000 đồng còn áp dụng với trưởng hợp không mang theo chứng minh nhân dân, giấy tờ tuỳ thân; Không xuất trình chứng minh nhân dân, giấy tờ tuỳ thân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền; Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân; Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thu hồi, tạm giữ chứng minh nhân dân.


Hình ảnh phản cảm ngày càng xuất hiện nhiều ở nơi công cộng


Bỏ lại chứng minh nhân dân sau khi bị kiểm tra, tạm giữ; Đến khu vực quy định cần có giấy phép mà không có hoặc có giấy phép nhưng hết hạn sử dụng sẽ bị phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng.

Nghị định cũng quy định sẽ phạt tiền từ 1 triệu - 2 triệu đồng đối với một trong những hành vi: Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác không đúng theo quy định; Tẩy xoá, sửa chữa chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân; Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân, giấy tờ tuỳ thân.

Ngoài ra, trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm; Dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu - 30 triệu đồng.

Trước đó, Thông tư 11/2013 của Bộ Công an hướng dẫn chi tiết một số quy định tại Nghị định 71/2012, Nghị định 34/2010, từ ngày 15/4/2013, lực lượng chức năng sẽ xử phạt hành vi “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”.

Tuy nhiên khi Thông tư 11 của Bộ Công an được ban hành đã gây không ít bất ngờ cho cả người dân và lực lượng chức năng.

“Lẽ ra Bộ Công an phải ban hành Thông tư 11 sớm hơn chứ không nên để rầy rà đến tận bây giờ”, một cán bộ của Vụ An toàn Giao thông (Bộ GTVT) phản ứng sau khi Thông tư được ban hành.

Ông cũng dẫn chứng về tính bất hợp lý của nó: Thông tư 11 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 34 và Nghị định 71 nhưng hiện nay, Bộ GTVT đang lấy ý kiến cho nghị định mới thay thế 2 nghị định này và dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7. Khi nghị định thay thế Nghị định 71 và Nghị định 34 có hiệu lực thì Thông tư 11 sẽ bị “việt vị".

Việc xử lý vi phạm xe không chính chủ đã được đặt ra từ năm 2005 tuy nhiên sau nhiều lần sửa đổi quy định vẫn chưa thực hiện được do vướng phải nhiều nguyên nhân.

Nhất Nam
 
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)