Khoa học - Lịch sử 2013-05-05 22:47:29

Lịch Sử Cuộc Chiến Tranh Giữa Do Thái Và La Mã Thần Thánh


 
  Lịch Sử Cuộc Chiến Tranh Giữa Do Thái Và La Mã Thần Thánh
 



youtu.be/VwR6znFSD1U
youtu.be/Y37rCFAUoMU
 
Nguồn 
 
vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%BF_qu%E1%BB%91c_La_M%C3%A3
 
vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_Israel
 
vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Do_Th%C3%A1i
 
vi.wikipedia.org/wiki/Titus
 
en.wikipedia.org/wiki/Arch_of_Titus
 
Tranh Vẽ Do Thái Và La Mã theo phong cách Chibi hoạt hình Nhật Bản
 
 
 
Triều đình Seleukos cố gắng cải tạo lại Jerusalem khi một thành phố theo văn minh Hy Lạp trở thành người đứng đầu sau khởi nghĩa Maccabean thành công năm 168 TCN lãnh đạo bởi tu sỹ Mattathias cùng với 5 người con trai của ông ta chống lại Antiochus Epiphanes, và họ thành lập Vương quốc Hasmonean năm 152 TCN với Jerusalem một lần nữa là kinh đô của vương quốc. Vương quốc Hasmonean kéo dài trên một trăm năm, nhưng sau đó khi Đế quốc La Mã trở nên hùng mạnh hơn họ dựng lên Herod như là mộtvua chư hầu người Do Thái. Vương quốc của vua Herod cũng kéo dài trên một trăm năm. Bị đánh bại bởi người Do Thái trong cuộc khởi nghĩa Do Thái thứ nhất năm 70, cuộc chiến tranh Do Thái-La Mã đầu tiên và cuộc khởi nghĩa Bar Kochba năm 135 CE đã đóng góp đáng kể vào số lượng và địa lý của cộng đồng Do Thái ở nước ngoài, do một phần lớn dân số Do Thái của vùng đất Israel bị trục xuất rồi bị bán làm nô lệ trong toàn Đế quốc La Mã. Kể từ đó, những người Do Thái đã sống trên mọi đất nước của thế giới, chủ yếu là ở châu Âu và vùng Trung Đông mở rộng
 
Cuộc chiến tranh Do Thái-La Mã lần thứ nhất, đôi khi được gọi là Cuộc đại khởi nghĩa, là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong ba cuộc khởi nghĩa lớn của người Do Thái ở tỉnh Judaea chống lại Đế quốc La Mã. Những thành công ban đầu của người Do Thái khi chống lại La Mã chỉ càng thu hút thêm sự chú ý lớn hơn từ Hoàng đế Nero, ông ta đã giao cho tướng Vespasianus nhiệm vụ đè bẹp cuộc khởi nghĩa. Đến năm 68, sự kháng cự của người Do Thái ở khu vực phía Bắc, vùng Galile, đã bị nghiền nát và trong năm 70 năm, Jerusalem đã bị chiếm cùng với đó Đền thờ thứ hai đã bị phá hủy. Năm 115, một cuộc khởi nghĩa lại tiếp tục nổ ra trong tỉnh, dẫn đến cuộc chiến tranh Do Thái-La Mã lần thứ hai mà còn được gọi là Chiến tranh Kitos, và một lần nữa là vào năm 132, lần này được gọi là cuộc khởi nghĩa của Bar Kokhba. Cả hai cuộc khởi nghĩa này đều bị đàn áp dã man.
 
Mong ước của người Do Thái nhằm quay trở lại nơi mà họ coi là Tổ quốc theo đúng quyền lợi của họ đã được thể hiện lần đầu tiên trong thời gian chiếm đóng của người Babylon sau năm 597. Nó đã trở thành một đề tài chính của người Do Thái từ sau những cuộc chiến tranh Do Thái-La Mã, dẫn tới việc phá huỷ Jerusalem của người La Mã năm 70, và việc trục xuất người Do Thái sau đó. Cộng đồng người Do Thái và những người còn ở lại tiếp tục coi vùng đất đó là quê hương tinh thần và miền đất hứa của họ; không hề có bằng chứng về bất cứ một sự gián đoạn nào trong sự hiện hiện của người Do Thái tại vùng đất đó trong hơn ba nghìn năm qua. Trong nhiều thế hệ, chủ đề chính đa phần mang tính chất tôn giáo dựa trên lòng tin về việc người Do Thái sẽ quay trở lại Zion với sự xuất hiện của Messiah, tức là, chỉ sau khi có sự can thiệp của thần thánh; một số đã đề xuất hay cố gắng quay trở lại sớm hơn, nhưng họ chỉ là thiểu số.
 
Trước khi lên nối ngôi Hoàng đế, Titus là một danh tướng của Quân đội La Mã, theo gót thân phụ là Vespasianus chinh chiến trong cuộc Chiến tranh La Mã-Do Thái lần thứ nhất (67 - 70). Tuy nhiên, chiến dịch phạt Do Thái phải dừng lại trong một khoảng thời gian ngắn vì Hoàng đế Nero tự sát vào ngày 9 tháng 9 năm 68, tạo điều kiện cho Vespasianus lên nối ngôi Hoàng đế trong Năm tứ đế. Khi Vespasianus được tấn phong làm Hoàng đế vào năm 69, Titus được vua cha giao cho nhiệm vụ trấn áp cuộc nổi dậy của dân Do Thái. Ông đã chiến thắng được quân nổi dậy vào năm 70 với đại thắng của ông trong cuộc công hãm và hủy diệt thành phố Jerusalem cùng với đền thánh của Jerusalem. Chiến tích này khiến Titus được vua cha ban cho một buổi lễ khải hoàn. Khải hoàn môn của Titus tưởng niệm cho chiến thắng này vẫn còn đến ngày nay.
 
Khải Hoàn Môn Của TITUS


Titus' triumph after the First Jewish-Roman War was celebrated with the Arch of Titus in Rome, which shows the treasures taken from the Temple in Jerusalem, including theMenorah and the trumpets of Jericho

 

Chiến dịch phạt Judea
Năm 66, người Do Thái ở tỉnh Judea phát động binh biến chống lại Đế quốc La Mã. Thái thú xứ Syria là Cestius Gallus ra quân, bị đánh bại tại trận đánh ở Beth-Horon và buộc phải lui binh khỏi thành Jerusalem. Vị vua chư hầu của La Mã là Agrippa II và em gái là Berenice bỏ chạy khỏi thành phố mà đến Galilee, nhờ đó họ có được bàn đạp đến cầu cứu người La Mã. Để đàn áp cuộc bạo loạn, vua Nero cử Vespasianus làm Tổng chỉ huy của quân Triều đình, kéo cả quân đoàn thứ năm lẫn thứ mười đến vùng Do Thái . Sau đó, ông họp binh với Titus tại Ptolemais cùng với quân đoàn thứ 15 . Với 6 vạn chiến binh tinh nhuệ, hào khí của Quân đội La Mã dâng trào, họ quyết tâm vượt qua Galilee và tiến vào thành Jerusalem.

Nhà sử học người La Mã lai Do Thái là Josephus đã chép sử cuộc chiến tranh La Mã - Do Thái lần thứ nhất trong tác phẩm "Những cuộc chiến tranh của người Do thái". Khi quân tinh nhuệ La Mã chiếm lĩnh được Galilee vào ăm 67, Josephus làm chỉ huy đạo quân Do Thái ở thành phố Jotapata. Cuộc công thành Jerusalem kéo dài đến 47 ngày, và quân La Mã đại thắng tràn vào thành phố ấy, người ta ước tính có khoảng 4 vạn quân Do Thái bại vong, còn số quân kháng chiến Do Thái còn lại thì phải tự sát. Josephus ra hàngVespasianus, bị quân La Mã bắt làm tù binh và cung cấp cho người La Mã những tin tức quan trọng về các cuộc nổi dậy đang diễn ra. Cho tới năm 68, những chiến binh dũng mãnh La Mã đã chiếm được toàn bộ Judea và bờ biển phía Bắc của tỉnh này, với chiến thắng quyết định tại Taricheae và Gamala - trong trận thắng vang lừng này Titus đã chứng minh ông là một vị tướng xuất sắc

 

Năm tứ đế
Pháo đài cuối cùng và quan trọng nhất của cuộc kháng chiến của người Do Thái là Jerusalem. Tuy nhiên, chiến dịch đã dừng bất ngờ khi tin tức về cái chết của Nero đến nơi. Gần như đồng thời, Thượng viện La Mã đã tuyên bố Galba, sau đó là thống đốc của Hispania, như là hoàng đế của La Mã. Vespasianus đã quyết định chờ đợi và gửi Titus đến chào vị nguyên thủ mới. Trước khi đến Ý, Titus nhận được tin báo rằng Galba đã bị giết và thay thế bằng Otho, thống đốc Lusitania, và rằng Vitellius và quân đội của mình ở Germania đã được chuẩn bị tiến vào thủ đô, ý định lật đổ Otho. Không muốn bị nguy cơ biến thành con tin bởi bên này hay bên khác, ông từ bỏ cuộc hành trình đến thành La Mã và tái gia nhập cha ông ở Judaea. Trong khi đó, Otho đã bị đánh bại trong trận Bedriacum lần I,và buộc phải tự sát. Khi tin tức lan truyền khắp quân đội tại Judae và Ai cập,họ đã nắm lấy quyền lãnh đạo và tuyên bố Vespasianus là hoàng đế ngày 01 tháng 7, năm 69 .Vespasianus chấp nhận., và thông qua đàm phán bởi Titus, thống đốc Syria ,Gaius Licinius Mucianus,đã ủng hộ ông. Một lực lượng tinh nhuệ rút ra từ những quân đoàn ở Judaea và Syria hành quân về kinh đô La Mã dưới sự chỉ huy của Mucianus, trong khi Vespasianus tự đi đến Alexandria, để Titus chỉ huy việc dập tắt cuộc nổi loạn tại Judea. Đến cuối năm 69 ,lực lượng của Vitellius đã bị đánh bại, và Vespasianus đã chính thức được tuyên bố là Hoàng đế bởi viện nguyên lão ngày 21 tháng 12, do đó kết thúc Năm của bốn hoàng đế.
 
Bản đồ Đế quốc La Mã trong năm 69. Khu vực màu lam là các tỉnh dưới thời vua Vespasianus và quan Tổng trấn Gaius Licinius Mucianus.
 

 
 

Vây hãm Jerusalem
Destruction of the Temple of Jerusalem, Francesco Hayez, oil on canvas, 1867. Depicting the destruction and looting of the Second Temple by the Roman army.

 
 
Trong khi đó những người Do Thái lại vướng vào những xung đột trong nội bộ của mình, sự chia tách của họ trong thành phố giữa hai phe,phe Sicarii do Simon Bar Giora, và Zealot do John của Gischala lãnh đạo. Titus nắm lấy cơ hội để bắt đầu các cuộc tấn công vào Jerusalem. Quân đội La Mã đã được bổ sung thêm quân đoàn 12 mà trước đây bị đánh bại dưới quyền Cestius Gallus, và từ Alexandria Vespasian gửi Tiberius Julius Alexander, thống đốc Ai cập,đến phục vụ dưới quyền của Titus. Titus bao vây thành phố, với ba quân đoàn (V,XII và XV) về phía tây và một (X) ở trên núi Olives về phía đông. Ông đã gây áp lực về nguồn cung cấp thực phẩm và nước của người dân bằng cách cho phép khách hành hương vào thành phố để chào mừng lễ Vượt qua, và sau đó từ chối cho họ đi ra. Người Do thái liên tục tập kích quân La mã nhưng kết quả là bị Titus bắt sống.

Sau khi nỗ lực của Josephus để thương lượng một sự đầu hàng đã thất bại, người La Mã nhanh chóng chuyển sang thái độ thù địch.Họ nhanh chóng tấn công những bức tường thứ nhất và thứ 2 của thành phố. Để đe dọa sức đề kháng, Titus đã ra lệnh đóng đinh những kẻ đào ngũ người Do thái trên các bức tường của thành phố. Vào thời gian này người Do Thái đã bị kiệt sức bởi nạn đói .

Người La Mã cuối cùng đã chiếm được Pháo đài Antonia và bắt đầu một cuộc tấn công vào cổng trước của đền thờ. Theo Josephus, Titus đã ra lệnh rằng không được phá hủy đền thờ vì đã hứa với công chúa Do Thái là Berenice . Ngày 23 tháng 7 , bó đuốc trong tay một người lính đã gây ra đám cháy dưới tam quan của ngôi đền ,bên cạnh chỗ thiêng liêng nhất . Nhà chép sử Ki tô giáo sau này ,Sulpicius Severus , có thể đã sử dụng một phần trong cuốn Lịch sử của Tacitus ,đã ghi rằng Titus ra lệnh bảo vệ đền thờ . Dù vậy ,đền thờ vẫn bị phá hủy ,của cải bị quân La Mã cướp ,vơ vét hết  .Sau đó ,các binh sĩ của Titus tung hô ông là hoàng đế để ca ngợi chiến thắng . Josephus tuyên bố rằng 1,1 triệu người đã thiệt mạng trong cuộc bao vây, trong đó phần lớn là người Do Thái  .97000 người bị bắt làm nô lệ, bao gồm Simon Bar Giora và John của Gischala .Simon Bar Giora bị quân La Mã đánh đập tàn ác nên đã chết trên đường đến thành La Mã. Nhiều người đã bỏ trốn đến các khu vực xung quanh Địa Trung Hải. Titus từ chối chấp nhận một vòng hoa chiến thắng .
 

Kế vị Vespasian

 
Không thể lên thuyền đến Ý trong mùa đông, Titus tổ chức các trò chơi tạiCaesarea Maritima và Berytus, sau đó du hành tới Zuegma bên bờ sông Euphrates, nơi ông đã miêu tả với một vương miện bởi Vologases I của Parthia. Khi đến thăm Antioch, ông khẳng định các quyền truyền thống của người Do Thái tại thành phố đó. Trên đường đến Alexandria, ông dừng lại ở Memphis để dâng hiến con bò thiêng liêng Apis.
Khi ông về đến thành phố vào năm 71, Titus đã được tổ chức một cuộc diễu hành chiến thắng. Cùng với Vespasianus và Domitianus ông tiến vào thành phố, nhận được sự nhiệt tình chào đón của dân La Mã và một cuộc diễu hành hoành tráng chưa từng có với báu vật và tù binh từ chiến tranh. Josephus mô tả một đám rước với số lượng lớn vàng và bạc dọc theo đường, tiếp theo là tù nhân Do Thái, và cuối cùng là bảo vật được lấy từ đền thờ Jerusalem, bao gồm các Menorah và Ngũ Kinh.

Với việc Vespasianus tuyên bố làm hoàng đế, Titus và em trai của mình Domitian cũng đã nhận được danh hiệu Caesar từ viện nguyên lão. Ngoài việc chia sẻ quyền lực quan bảo dân với cha mình, Titus đã giữ chức chấp chính quan bảy lần trong triều đại của Vespasianus và thể hiện mình như là thư ký của cha, xuất hiện tại viện nguyên lão thay mặt cho ông . Quan trọng hơn, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy Lực lượng cận vệ hoàng gia, đảm bảo lòng trung thành của họ với hoàng đế và tiếp tục củng cố vị thế của Vespasianus là một vị vua hợp pháp.

Trong cuộc chiến tranh Do Thái, Titus đã bắt đầu một mối tình với Berenice, em gái của Agrippa II  Phe Herod đã hợp tác với những người La Mã trong cuộc nổi loạn, và Berenice tự mình đã hỗ trợ Vespasianus trong chiến dịch của mình để trở thành hoàng đế. Trong năm 75, bà trở về cùng Titus và công khai sống với ông trong cung điện như là vợ hứa hôn của mình. Người La Mã đã cảnh giác các nữ hoàng Phương Đông và từ chối các mối quan hệ của họ.
 

 
 
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)