Chuyện shock 2011-05-29 12:58:22

Hãy kêu gọi đồng bào ta đồng loạt tẩy chay hàng hóa Trung Quốc


3burning3 3burning3 3burning3 3burning3Làn sóng sợ hàng Trung Quốc bắt đầu dấy lên tại châu Mỹ từ cuối tuần qua. Tâm lý này nảy sinh sau khi một số quốc gia phát hiện nhiều lô hàng có thể chứa chất độc gây chết người có xuất xứ từ Trung Quốc.

Táo khô được bảo quản bằng hóa chất gây ung thư, cá da trơn đông lạnh chứa thuốc kháng sinh, sò điệp và cá mòi bị phát hiện có chứa vi khuẩn gây thối rữa, nấm chứa dư lượng thuốc trừ sâu cao. Đây là một số trường hợp thực phẩm "bẩn" có xuất xứ từ Trung Quốc được phát hiện trong các lô hàng nhập khẩu vào Mỹ. Cuối tuần qua, cảnh sát Nicaragua đã tịch thu 6.000 ống kem đánh răng hiệu Mr.Cool và Excel, do Trung Quốc sản xuất, bị nghi là chứa hóa chất độc hại diethylene glycol với hàm lượng cao.

Vào năm ngoái, loại hóa chất này đã được phát hiện trong một loại thuốc nước trị ho tại Panama, gây ra cái chết của ít nhất 100 người. Hai nhãn hiệu kem đánh răng trên đã được nhập lậu từ Panama vào Costa Rica, Nicaragua, Honduras và Colombia. Mặt hàng này cũng được phân phối tại Australia. Ngay lập tức, chính phủ các nước đã mở chiến dịch điều tra các đường dây phân phối 2 loại kem đánh răng trên.

Tại Trung Quốc, một quản đốc của công ty bị nghi ngờ đã sản xuất ra một trong 2 loại kem trên thừa nhận rằng công ty thường thêm diethylene glycol vào sản phẩm để thay thế cho glycerine. Khi chuyện ầm ĩ trên vẫn chưa dịu bớt, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ đã ban hành lệnh báo động an toàn về sản phẩm kính sát tròng của hãng AMO.

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh xác nhận 138 trường hợp mắc bệnh Acanthamoeba keratitis, có thể gây mù mắt, trong số những người sử dụng sản phẩm của AMO. Hãng này cho biết những sản phẩm gây nhiễm trùng mắt nói trên có xuất xứ tại một xí nghiệp tại Trung Quốc.

Kết quả cuộc kiểm tra chất lượng hàng hóa do cơ quan quản lý về chất lượng, kiểm tra và kiểm dịch Trung Quốc cho thấy hơn 20% mặt hàng đồ chơi và quần áo trẻ em do các doanh nghiệp nước này sản xuất không đạt yêu cầu chất lượng. Nhà chức trách đã tìm thấy rác thải công nghiệp được nhồi trong đồ chơi do một số doanh nghiệp ở Hà Bắc sản xuất. Giới chức y tế cảnh báo những đồ chơi thiếu vệ sinh trên có thể gây ngứa cho trẻ em khi chúng tiếp xúc trong thời gian ngắn hoặc có thể khiến trẻ mắc bệnh nếu tiếp xúc thường xuyên.

Trong đợt kiểm tra này, người ta còn phát hiện khoảng 5% sữa bột cho trẻ có chất lượng xấu và một số có chứa hàm lượng nitrat quá mức cho phép. Kết quả này khiến người ta nhớ lại thảm cảnh tại An Huy vào năm 2004. Khi đó, ít nhất 13 trẻ em đã thiệt mạng vì suy dinh dưỡng và hàng trăm trẻ bị ảnh hưởng do uống sữa bột dỏm.

Một số sự cố liên quan tới hàng Trung Quốc


Tháng 4/2004: 13 trẻ em đã thiệt mạng và 189 trẻ bị dị ứng tại An Huy vì uống phải sữa dỏm.


Tháng 11/2006: Phát hiện nhiều nông dân Trung Quốc cho vịt ăn hóa chất gây ung thư để đẻ trứng có lòng đỏ đậm màu hơn.


Tháng 3/2007: Tìm thấy hóa chất công nghiệp melamine trong thành phần thức ăn cho vật nuôi tại Mỹ.


Tháng 5/2007: Phát hiện có độc tố gây chết người trong kem đánh răng tại Trung Mỹ.


(Theo Thanh Niên)


[size=3]Hàng giả ngập Trung Quốc[/size]
Thượng Hải, 6 tháng sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, thề sẽ quét sạch các món hàng giả mạo của nước ngoài. Nhưng giờ đây, những đĩa nhạc in trộm, phim ảnh ăn cắp, hàng hóa tên tuổi bị làm lậu, đang được bày bán công khai hơn.


Khó tưởng tượng ra một chỗ nào mà hàng giả lại được sản xuất và phân phối rộng rãi hơn tại Trung Quốc. Phần thứ hai của bộ phim ba tập Lord of the rings phải đến cuối năm nay mới xuất hiện trên các rạp chiếu bóng ở Mỹ, nhưng các bản in trộm đã được bán trên các đường phố ở Thượng Hải. Tại một trong những khu chợ lộ thiên, hợp pháp và đông nhất ở Thượng Hải, hàng trăm người bán hàng chào mời từ những cái ví hiệu Cartier dởm với giá 15 đôla, đến những chiếc áo jacket hiệu North Face giả với giá 26 đôla.


Những món hàng nhái này gồm nhiều loại tùy theo nguyên liệu và cách thức sản xuất. Có những loại hàng giả hoàn hảo đến mức thực sự không thể phân biệt được với những món hàng chính hiệu. Nếu người tiêu dùng không thấy món nào vừa ý, họ lại có thể lật qua một cuốn danh mục các món hàng xa xỉ, rồi chỉ tay vào món họ thích để đặt hàng sản xuất từ một xưởng Trung Quốc. Tất cả những việc ấy xảy ra chỉ cách cái thương xá với những tiệm bán hàng thật của Ralph Lauren và Tommy Hilfiger vài khu nhà, nơi khách vắng vẻ hơn nhiều.


"Hoàn toàn không có gì thay đổi" kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, bà Anne Cannelle Gergaud, quản lý bán lẻ y phục Christian Dior tại Thượng Hải, cho biết. Christian Dior có một đơn vị chuyên điều tra hàng giả mạo tại đây. Bà nói: "Nhưng càng ngày càng tệ hơn. Mỗi khi chúng tôi thành công ở một chỗ, thì hôm sau lại có một chỗ khác mọc lên". Cô Felicia Deng, đại diện truyền thông cho hãng Cartier tại Trung Quốc nói, cô không ngại về chuyện khách hàng có thể nhầm hàng giả với hàng Cartier thật. "Nhưng vì phải bảo vệ nhãn hiệu và khách hàng mà mỗi năm chúng tôi đều đã khởi kiện hàng trăm vụ tại Trung Quốc", và hầu hết là thắng, cô cho biết.


Nhưng khi các cơ quan công quyền của Trung Quốc thực sự quyết tâm làm việc thì hoạt động của họ lại có thể rất hữu hiệu. Mùa thu năm ngoái, khi Tổng thống Bush và các lãnh tụ khác đến tham dự hội nghị kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, vào đêm diễn ra những cuộc thương thuyết để nhận Trung Quốc vào WTO, cảnh sát Thượng Hải đã quyết tâm trong dự án quét sạch hàng giả trên đường phố. Suốt một tuần lễ, những tiếng rao quen thuộc: “Mua DVD không? Mua CD không? Mười quan một đĩa đây ($1.25)!” đã hoàn toàn biến mất. Các kiểm soát viên bộ công nghiệp và phòng thương mại triệu tập một phiên họp tại khu chợ Tương Dương, họ đưa ra một danh sách gồm hơn 20 mẫu hàng mà họ nói không được cóp lại kể từ ngày 10/11/2001, ngày Trung Quốc ký gia nhập WTO. Các kiểm soát viên thề sẽ tịch thu tất cả những món giả mạo ấy và phạt tiền người bán. Sau hai lần đóng tiền phạt, người bán sẽ bị đuổi ra khỏi khu chợ này.


Tuy nhiên, mọi sự không diễn ra như thế. Chẳng bao lâu sau, những người bán hàng cho biết, việc cấm hàng giả không được thi hành rộng rãi. Thế là những người bán lại quay về với hàng giả.


Các nhóm thương mại cho biết tệ nạn này đã gây thiệt hại cho các phim trường, hãng thu âm, các công ty khổng lồ như Microsoft ước khoảng 16 tỉ đô la mỗi năm, chưa kể thiệt hại về sự mất uy tín do hàng giả đem đến.


Một số công ty nước ngoài tin rằng, nhà cầm quyền đang hưởng lợi từ thương nghiệp mạo hóa. Nhưng bất kể do tham nhũng hay do cơ quan thi hành luật pháp không hữu hiệu, việc thất bại của Trung Quốc trong công tác chặn đứng nạn hàng giả có thể báo trước những khó khăn sắp tới đối với các nhượng bộ thị trường mà Trung Quốc đã chấp nhận với WTO


[size=1][size=3]Sản phẩm Trung Quốc lại bị nhiễm độc[/size][/size] Cơ quan quản lý thực phẩm Hồng Kông vừa phát hiện thức ăn nuôi cá nhập khẩu từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc bị nhiễm chất độc melamine với hàm lượng rất cao - một bằng chứng mới cho thấy chất độc melemine đã ngấm sâu trong nhiều lĩnh vực thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc.





Nhiều hoa quả Trung Quốc có chứa chất bảo quản độc hại vẫn được bày bán tràn lan tại thị trường Việt Nam Tại Hồng Kông, chất melemine đã từng được phát hiện trong sữa, trứng gia cầm và nhiều mặt hàng thực phẩm khác. Trong một động thái tương tự, Cơ quan quản lý thực phẩm Mỹ (FDA) vừa ra lệnh tạm giữ tại các hải cảng Mỹ tất cả các loại thực phẩm chế biến từ sữa và phụ phẩm của sữa được nhập khẩu từ Trung Quốc để xét nghiệm trước khi được đưa ra phân phối trên thị trường. Theo FDA, các nhà xuất khẩu Trung Quốc phải tiến hành xét nghiệm sản phẩm của mình tại các phòng thí nghiệm độc lập mà FDA công nhận và nộp chứng từ xác nhận độ an toàn của sản phẩm thì mới được thông quan. Quy định này áp dụng cả với thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản.
[justify][size=2]Trung Quốc vừa tiến hành một chiến dịch kiểm tra lớn với các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, thu giữ hơn 3.500 tấn thức ăn nhiễm độc.[/size][/justify]



Sản phẩm từ gia cầm Trung Quốc, trong đó có trứng có thể bị nhiễm melamine từ thức ăn chăn nuôi. (Ảnh: Getty Images)
[justify][size=2]Bộ Nông nghiệp nước này đã triển khai 369.300 chuyên gia để tiến hành điều tra 250.400 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi và các nông trại.[/size][/justify]

[justify][size=2]Vương Trí Tài, Giám đốc phụ trách chăn nuôi của Bộ cho hay, các nhà điều tra đã thu giữ và phá huỷ 3.682 tấn thức ăn nhiễm melamine, đóng cửa 238 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, kiểm tra 278 công ty và nông trang khác tình nghi có hành động trái phép.[/size][/justify]

[justify][size=2]Khoảng 22.700 lô hàng thức ăn chăn nuôi đã được kiểm tra và gần 98% trong số này đáp ứng chuẩn của Chính phủ đưa ra. Hiện chưa rõ có bao nhiêu tấn thức ăn chăn nuôi được sử dụng trong mạng lưới cung cấp sản phẩm cho các cơ sở chăn nuôi tại Trung Quốc.[/size][/justify]

[justify][size=2]Ông Vương cho hay, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc vào tháng 6/2007 đã ra quy định cấm sử dụng melamine trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.[/size][/justify]

[justify][size=2]Tuy nhiên, tờ Nhật báo Nam Phương tuần trước đã đăng phóng sự điều tra cho hay, trộn thêm melamine vào thức ăn chăn nuôi đã trở thành “bí mật mở” với ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm này ở Trung Quốc.[/size][/justify]

[justify][size=2]Theo báo này, melamine được đưa vào ngành công nghiệp nuôi trồng thuỷ sản từ 5 năm trước, như cách làm gia tăng hàm lượng protein trong sản phẩm, rồi sau đó được đưa vào các ngành sản xuất nông nghiệp khác, trong đó có chăn nuôi gia cầm.[/size][/justify]

[justify][size=2]Hai năm trước, sản phẩm thức ăn cho thú cảnh xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ nhiễm melamine đã khiến nhiều chó mèo ở Mỹ chết hoặc bị ốm.[/size][/justify]

[justify][size=2]Vài tuần trước, scandal thực phẩm từ sữa, bánh kẹo đã lan sang trứng. Nhưng tới nay, chưa có trường hợp tử vong, ốm bệnh ở người do sử dụng trứng melamine được ghi nhận.[/size][/justify]

[justify][size=2]Các mẫu kiểm tra ở Hong Kong vào tháng 10 cho thấy, trứng nhập từ một công ty đại lục có hàm lượng melamine cao quá mức cho phép. Vài ngày gần đây, ba nhãn hiệu trứng khác của đại lục cũng bị phát hiện nhiễm hoá chất.[/size][/justify]

[size=3][size=3]Báo động đỏ: Coi Chừng Ăn Phải Nước Tương Làm Bằng Tóc[/size][/size]
Bài của Tse-Yan Lee, B.H.Sci; Dip.Prof. Consel; MAIPC; MACA Trần Anh Kiệt lược dịch

Những báo cáo gần đây về vấn đề thực phẩm biến chế sản xuất tại Trung Cộng đã gây ra mối quan ngại lớn trên thế giới. Các tài liệu liên quan đến vấn đề này được trích dẫn từ các báo chí và các bài thông tin trên mạng điện toán từ Trung quốc và khắp nơi về một loại nước tương được bào chế từ tóc của con người. Về phương diện khoa học và y tế, người ta đang nghiên cứu để tìm hiểu xem việc sử dụng loại nước tương này trong thời gian ngắn hạn và lâu dài sẽ có những phản ứng bất lợi và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như thế nào Sau đây là bài trích dẫn từ các tài liệu thông tin đó để quý độc gỉa tham khảo.


Nước tương là một loại thực phẩm được chế biến từ đậu nành và đã phổ biến nhiều nhất khắp nơi trên thế giới. Lịch sử của nước tương đã có từ thời nhà Chu bên Trung Quốc trước công nguyên (1027-777). Tùy theo địa phương, nó được sản xuất bằng nhiều thứ nguyên liệu khác nhau như ở Trung Quốc, loại nước tương thường (light soy sauce) và loại nước tương đặc (dark soy sauce) gồm xì dầu hay xì yếu thì được chế biến từ đậu nành. Còn ở Nhật Bản, Triều Tiên, Phi Luật Tân có khi được chế biến bằng các nguyên liệu khác, nhưng bao giờ cũng giữ được phẩm chất vệ sinh và bổ dưỡng.


Quá trình chế biến nước tương giữa các quốc gia tuy có vài điểm khác nhau nhưng tựu trung đều giống nhau là phải trải qua những giai đoạn lên men cần thiết. Để rút ngắn thời gian trong tiến trình chế biến, ngày nay, người ta đã dùng kỹ thuật khoa học như cho vào hydrochloric acid, hoạt chất carbon và một số hương vị. Phương pháp chế biến này tuy tiện lợi nhưng đã mất hết phẩm chất thiên nhiên so với loại nước tương được biến chế theo phương pháp cổ truyền.


Ngày nay nước tương được thế giới coi như là loại gia vị cần thiết. Nó được dùng trong hầu hết các món ăn Trung Hoa và kể cả các món ăn Tây Phương như món ra-gu, hamburger và các món sà-lách. Bên cạnh việc làm tăng thêm mùi vị cho các món ăn, nước tương còn có một giá trị dinh dưỡng đặc biệt. Nó gồm có chất protein và carbohydrate không chất béo, cũng như chứa rất dồi dào chất riboflavin (sinh tố B2) và các chất khoáng (sodium, calcium, phosphorus, chất sắt, selenium và chất kẽm) .


Hàng năm trên khắp thế giới người ta đã sản xuất ra hàng ngàn tấn nước tương để cung ứng cho thị trường tiêu thụ.


Có một điều đáng lưu ý là sử dụng nước tương trong một thời gian lâu dài hay ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu phương pháp và nguyên liệu chế biến không được bảo đảm vệ sinh và an toàn. Chủ điểm của bài viết này nhằm trình bày cho quý độc giả biết về một loại nước tương không an toàn được sản xuất tại Trung Quốc và được bày bán hiện nay tại khắp nơi.


Vào cuối năm 2003, người ta sản xuất hàng loạt các loại nước tương có nhãn hiệu “Hongshuai Soy sauce” tại Trung Quốc, áp dụng theo phương pháp hóa sinh và kỹ thuật tân tiến bởi một nhà máy chế biến thực phẩm gia vị. Họ còn bảo loại nước tương này không tuân theo phương pháp chế biến thông thường và cổ điển bằng những đậu nành và lúa mì. Đặc biệt giá thị trường của loại nước tương này rất rẻ nên được các nhà nhà hàng, trường học sử dụng rất nhiều.


Giữa tháng giêng năm 2004, một nhóm ký giả của chương trình truyền hinh “Weekly Quality Report”do nhà nước tỉnh Hồ Bắc điều hành đã điều tra về phương pháp chế biến nước tương của hãng Hongshuai. Họ giả dạng làm khách hàng mua sỉ nước tương và muốn biết về công thức chế biến của loại nước tương này như thế nào. Viên quản lý cho biết thành phần của nước tương gồm có amino acid hòa hợp với nước, sodium hydroxide, mật đường (loại dung dịch phế thải sau khi đã quây ly tâm chế thành đường cát trắng), hydrochloric acid và những thành phần chất hóa học khác…


Họ cũng được cho biết rằng trong nguyên liệu chế biến nước tương, hàng tháng, nhà máy phải cần sử dụng đến hàng chục ngàn tấn amino acid dưới dạng bột hoặc chất sấy khô mua từ một nhà máy sản xuất hóa chất khác. Để mở đầu cho cuộc điều tra phỏng vấn, các ký giả quyết định tìm hiểu cho ra nguồn nguyên liệu để chế biến thành chất amino acid là gì.


Sau đó các ký giả đã tìm ra nguyên liệu để bào chế loại xi-rô amino acid này tại một nhà máy sinh hóa ở tỉnh Hồ Bắc (Hubei) . Họ trả lời các ký giả rằng amino acid chủ yếu được chế biến từ tóc của con người, thu nhặt từ các tiệm uốn tóc, các đống rác thải ra từ các bệnh viện ở nhiều nơi trong nước.


Dĩ nhiên loại tóc này rất dơ bẩn và không vệ sinh chút nào vì người ta bỏ lẫn lộn trong các rác rưởi gồm bao ngừa thai, ống và kim chích, bông gòn đã được sử dung của bệnh viện và các băng vệ sinh của phụ nữ vân vân.Các nhân viên nhà máy bảo loại tóc này không có độc chất nhưng thực tế nó không hạp vệ sinh và dĩ nhiên có mang nhiều loại vi khuẩn hay những bào tử gây bệnh khác nhau.


Nguyên do người ta sử dụng tóc của con người để chế biến amino acid để làm nước tương là vì nguyên liệu này rất rẻ, nhờ thế giá thành của nước tương cũng rẻ theo nên có thể cạnh tranh dễ dàng với những loại nước tương (thật thà) khác. Hơn nữa tóc của con người chứa dồi dào protein hơn đậu nành và lúa mì, khi làm thành nước tương lại có mùi vị thơm ngon hơn.


Cũng tương tợ như vậy, trong thời kỳ chiến tranh thế giới, vì khan hiếm lương thực, đa số đậu nành đã được sử dụng để chế biến nhiều loại thực phẩm khác, chánh phủ Nhật Bản cũng đã dùng kỹ thuật giống vậy để sản xuất nước tương thay thế.


Tuy nhiên tóc của con người chứa nhiều loại hóa chất độc hại. Theo báo “Weekly Quality Report” tóc nói chung chứa nhiều thạch tín (arsenic) và chì (lead), đó là những hóa chất sẽ gây phương hại trầm trọng đến hệ tiêu hóa, thận, hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ thống sinh dục. Hơn nữa loại tóc này rất dơ bẩn, lẫn lộn với những môi trường ô uế khác nhau.


Tiêu chuẩn vệ sinh là vấn đề đáng quan ngại nhất vì nó được thu nhặt từ rác rưới của các tiệm uốn tóc và bệnh viện, dĩ nhiên chứa nhiều vi khuẩn và không thể chế biến làm một thứ thực phẩm an toàn cho sức khỏe. Hơn nữa những hóa chất dùng để phân tách và chế biến amino acid từ tóc lại cũng là những chất độc hại khác. Trong quá trình chế biến nó sẽ sản sinh ra phụ chất carcinogenic, làm cho công nhân chế biến cũng như người tiêu thụ sản phẩm gia tăng cơ hội bị bệnh ung thư hơn.


Một thời gian sau khi tin tức ghê tởm này được phổ biến, các cơ quan thông tin nhiều nước trên thế giới như Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ đã lên tiếng chỉ trích cách thức làm ăn bê bối này. Hiện thời Hiệp Hội Các Quốc Gia Âu Châu đã từ chối nhập cảng một số hiệu nước tương và thực phẩm sản xuất từ Trung Quốc vì lý do an toàn cho sức khỏe của công chúng. Dưới áp lực của quốc tế, chánh quyền Trung Cộng đã miễn cưỡng tỏ ra quan tâm đến sự kiện chưa từng thấy tại đất nước này.


Thực ra hàng hóa giả mạo đã trở thành mối lo ngại chánh của chính quyền Hồng Kông khi thực phẩm được chế biến từ Trung Quốc ào ạt đổ vào đã cạnh tranh với thị trường thực phẩm tại xứ này từ nhiều năm qua. Cuối năm 1998, Hải quan Hong Kong đã tịch thâu hơn 13 ngàn chai nước tương giả. Vài tháng sau, họ lại tịch thâu thêm một số lượng rất nhiều loại nước tương giả khác được bày bán ngoài thị trường tổng cộng trị giá trên 120 ngàn đô la Hong Kong. Loại nước tương này cũng đã được nhập cảng vào Úc trong cùng thời kỳ ấy mà không bị cơ quan kiểm phẩm phát giác.


Năm 2004, Hải quan và Cơ quan Tiêu thụ Hong Kong đã tịch thâu hơn 200 chai nước tương giả được tiếp tục bày bán như vậy nữa. Phần lớn những loại nước tương giả này được sản xuất dưới nhãn hiệu của những hãng nước tương nổi tiếng như Pear River Bridge. Mặc dầu trong số nước tương giả này có loại không phải chế biến từ tóc con người, nhưng thành phần công thức không được rõ ràng, đã làm cho người tiêu thụ quan ngại vì họ sợ bị ngộ độc và nguy hiểm đến sức khỏe.


Cơ quan Kiểm Soát thực phẩm Hong Kong đã hướng dẫn người tiêu thụ về phương pháp nhận diện các loại nước tương giả và nước tương thiệt bằng cách phân biệt các đặc tính khác nhau của nó như mùi, vị và màu sắc. Hiện thời các hãng nước tương Hong Kong đã thay đổi về hình thức trình bày chai và nhãn hiệu. Nhưng nếu không được phân tích bằng kỹ thuật, chưa chắc một nhân viên kiểm phẩm đã có nhiều năm kinh nghiệm với đôi mắt bình thường có thể phân biệt được huống hồ là người tiêu thụ không được huấn luyện về khả năng chuyên môn. Để chắc chắn, nhiều người ở Hong Kong đã từ chối mua nước tương của Trung Quốc. Một số khách hàng tiêu thụ khác đã cẩn thận hơn bằng cách tẩy chay luôn bất cứ loại thực phẩm nào được sản xuất từ Trung Quốc.


Mặc dầu chánh quyền Trung Cộng cố gắng làm êm dịu sự chỉ trích của công luận thế giới về các loại thực phẩm mất vệ sinh bằng cách đưa ra biện pháp chế tài. Nhưng người tiêu thụ ở Hồng Kong vẫn còn lo ngại về sự an toàn của thực phẩm chế biến từ Trung Quốc. Bởi vì các hãng sản xuất nước tương tại lục địa vẫn tiếp tục dùng amino acid bào chế từ tóc của con người để làm nguyên liệu sản xuất nước tương. Hiện nay nhà cầm quyền Trung Công, dưới áp lực của các cơ quan thông tấn trong và ngoài nước, đã có lệnh cấm sản xuất các loại nước tương chế biến theo kiểu cách này, nhưng thực sự họ có quyết tâm hay không lại là một chuyện khác.

[size=1][size=3]1.500 chó hoang ở Trung Quốc chết vì thức ăn nhiễm độc[/size][/size] [justify][size=2]Hơn 1.500 raccoon dog (chó hoang giống gấu trúc) ở Trung Quốc đã chết sau khi ăn thức ăn nhiễm melamine, một bác sĩ thú y cho biết. Tin tức mới này lại càng làm gia tăng mối quan ngại về sự lan rộng của bê bối an toàn thực phẩm chứa hoá chất công nghiệp ở đại lục.[/size][/justify]



[size=2]Raccoon dog, loài chó hoang giống gấu trúc (Ảnh [size=-0]kathyannepippig)[/size][/size]
[justify][size=2]Bốn em nhỏ tử vong, hàng chục nghìn em khác đã bị ốm sau khi sử dụng sản phẩm sữa chứa melamine – hoá chất gây ra sỏi thận thậm chí là suy thận ở người sử dụng.[/size][/justify]

[justify][size=2]Loài raccoon dog - động vật có vú ở đông Á, với bộ lông thường được dùng để làm trang phục – đã chết vì sỏi thận sau khi ăn thức ăn nhiễm độc, bác sĩ thú y Trương Vĩ Khôi tại Đại học Nông nghiệp Thẩm Dương, cho biết.[/size][/justify]

[justify][size=2]"Đầu tiên, chúng tôi phát hiện ra melamine trong thức ăn của chó, sau đó thì tìm thấy nhiều sỏi trong thận của chúng”, Trương là bác sĩ đã mổ hàng chục con chó hoang để tìm ra nguyên nhân.[/size][/justify]

[justify][size=2]Trương từ chối nói về thời điểm loài động vật trên lăn ra chết, nhưng vào hôm qua (20/10), tờ Nhật báo Hoa Nam đưa tin, những cái chết của chó hoang giống gấu trúc xảy ra trong khoảng hai tháng qua.[/size][/justify]

[justify][size=2]Vụ việc này làm người ta nhớ lại scandal thức ăn cho thú cảnh nhiễm hoá chất của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ khiến hàng chục chó mèo chết và sau đó là việc thu hồi hàng loạt sản phẩm loại này.[/size][/justify]

[justify][size=2]Chưa rõ là hoá chất công nghiệp melamin nhiễm vào thức ăn cho giống chó hoang trên bằng cách nào. Nhưng qua vụ sữa bẩn ở Trung Quốc và vụ thu hồi thức ăn cho thú cảnh năm trước tại Mỹ, melamine được cho là trộn vào sản phẩm nhằm gia tăng hàm lượng protein.[/size][/justify]

[justify][size=2]Raccoon dog không chỉ là loài duy nhất ở Trung Quốc thành “nạn nhân” của sản phẩm nhiễm melamine. Trước đó, một chú sư tử con cùng hai con đười ươi cũng đã mắc sỏi thận vì uống sữa nhiễm bẩn trong vườn thú gần Thượng Hải.[/size][/justify]

[justify][size=2]Bác sĩ Trương cho hay, công ty sản xuất thức ăn động vật đã gặp gỡ những người chăn nuôi ở Tây Sơn - một ngôi làng tại tỉnh Liêu Ninh – nơi chó hoang chết - để bàn về việc bồi thường và yêu cầu không cung cấp thông tin cho báo chí.[/size][/justify]

[justify][size=2]Một quan chức thuộc Trung tâm kiểm tra thú y và thức ăn chăn nuôi tại Liêu Ninh cho hay, trung tâm đã kiểm tra một mẫu thử thức ăn ở Tây Sơn và tìm ra hàm lượng melamine khá cao trong đó.[/size][/justify]


[size=3]Singapore cấm nhập khẩu, EU muốn Trung Quốc giải trình về sữa nhiễm độc[/size]:
Singapore đã cấm nhập khẩu tất cả các mặt hàng sữa từ Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) cũng đã yêu cầu những câu trả lời từ Bắc Kinh khi vụ bê bối sữa trẻ em khiến hàng nghìn trẻ sơ sinh trên khắp nước này bị ốm đã lan sang sữa tươi.

Hôm qua, Tổng cục Thanh tra, Giám sát và Kiểm định chất lượng Trung Quốc cho biết gần 10% số mẫu sữa và sữa chua lấy từ 3 công ty sản xuất bơ sữa lớn nhất của Trung Quốc đã bị nhiễm độc tố mêlamin. Trong khi đó, các bậc phụ huynh vẫn xếp hàng dài tại bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ cho trẻ và trước các công ty sữa để yêu cầu bồi thường.

Mối lo ngại lan rộng sau khi kết quả kiểm tra phát hiện thấy chất mêlamin có trong hai nhãn hiệu sữa xuất khẩu của Trung Quốc, khiến cơ quan chức năng Singapore đã ra lệnh cấm nhập khẩu và bán tất cả các sản phẩm sữa tươi, sữa bột có nguồn gốc từ nước này.

Bắc Kinh trước đó đã thu hồi những loại sữa bột xuất khẩu của hai công ty này, và mặc dù các nhà chức trách nói “không có phản ứng tiêu cực” đối với những mặt hàng này, nhiều nước đã lo ngại cho sức khoẻ người dân nước họ.

EU là đối tác thương mại đầu tiên của Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ lo ngại liên quan tới các biện pháp kiểm tra an toàn thực phẩm sau hàng loạt tai tiếng về chất lượng sản phẩm của Trung Quốc.

Ông Robert Madelin, Tổng giám đốc phụ trách sức khoẻ và bảo vệ người tiêu dùng tại Uỷ ban châu Âu (EC) cho biết EU đã ngừng nhập khẩu sữa bột dành cho trẻ em của Trung Quốc dù vẫn chưa có thông tin trẻ bị ốm do các sản phẩm sữa nhập từ nước này.

Tại Mỹ, bà Nancy Nord, chủ tịch Uỷ ban An toàn Sản phẩm tiêu dùng, nhận định cho tới nay Trung Quốc chứng tỏ có nỗ lực bảo vệ chất lượng hàng hoá, nhưng con đường hãy còn rất dài.

Sáng hôm qua, hai hệ thống siêu thị lớn nhất của Hồng Kông đã thu hồi tất cả các loại sữa của hãng Mông Ngưu - Trung Quốc bầy bán trên các quầy.

Không phải mới đây mà từ năm ngoái, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc như kem đánh răng, đồ chơi trẻ em, thức ăn cho chó mèo, v.v… đã bị nguời tiêu dùng nước ngoài báo động về chất lượng không đảm bảo, thậm chí có chứa chất độc hại.

[size=1][size=3]Trung Quốc bị buộc cấm xuất khẩu đồ chơi nhiễm độc[/size][/size] [justify][size=2]Chính phủ Trung Quốc đã đình chỉ xuất khẩu các đồ chơi nhiễm độc, loại bị Mỹ, Australia thu hồi sau khi phát hiện trẻ em phải nhập viên vì đồ chơi này, thông tấn xã của Trung Quốc là Tân Hoa ngày 9/11 đưa tin.[/size][/justify]



Đồ chơi Aqua Dots (Ảnh AP)
[justify][size=2]Quyết định của chính quyền Bắc Kinh được đưa ra sau khi hơn 7 trường hợp trẻ em Mỹ bị ốm do nuốt hạt đồ chơi có phủ hoá chất độc. Vụ việc này mới này đã nâng tổng số trẻ em Mỹ bị ngộ độc đồ chơi lên 9, phát ngôn viên Uỷ ban an toàn sản phẩm của người tiêu dùng (CPSC) Mỹ cho hay.[/size][/justify]

[justify][size=2]Cơ quan quản lý chất lượng của Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu, niêm phong đồ chơi tại nơi chúng được sản xuất và tiến hành một cuộc điều tra, Tân Hoa xã cho biết trong một bản tin ngắn.[/size][/justify]

[justify][size=2]Hàng triệu bộ đồ chơi được ưa chuộng, được bán tại Mỹ dưới tên Aqua Dots và Bindezz ở Australia, đã bị thu hồi ở một loạt quốc gia như Anh, Malaysia, Singapore và nhiều khu vực khác sau vụ một số trẻ em ngã bệnh vì nuốt các hạt đồ chơi.[/size][/justify]

[justify][size=2]Các thử nghiệm cho thấy, hạt đồ chơi trên có phủ hoá chất công nghiệp 1,4-butanediol. Khi ăn vào bụng, hoá chất này sẽ chuyển hoá thành gamma hydroxy butyrate, và gây ra các vấn đề về hô hấp, mất tỉnh táo, tai biến ngập máu, lơ mơ, hôn mê và chết.[/size][/justify]

[justify][size=2]Ngoài 9 trẻ em bị ốm tại Mỹ vì loại đồ chơi trên, có 3 em nhỏ khác ở Australia cũng trong tình trạng tương tự.[/size][/justify]

[justify][size=2]Báo cáo về các em nhỏ bị ốm tại Mỹ, 6 em đang điều trị trong bệnh viện, xuất phát từ ít nhất 5 bang: Texas, Delaware, New Hampshire, Illinois and Utah, phát ngôn viên CPSC Julie Vallese cho hay. Cơ quan này thu hồi đồ chơi Aqua Dots hôm 7/11 sau khi có 2 trẻ phải nhập viện vì ăn những hạt đồ chơi này.[/size][/justify]

[justify][size=2]Mỹ thu hồi tổng số 4,2 triệu bộ đồ chơi Aqua Dots, gồm các hạt màu sắc có thể sắp xếp thành các hình dáng khác nhau. Theo bà Vallese, CPSC nhận được báo cáo đầu tiên về ca nhiễm độc đồ chơi này hôm 5/11 và ra lệnh thu hồi Aqua Dots hai ngày sau đó.[/size][/justify]

[justify][size=2]Trong sự vụ mới nhất, bộ đồ chơi Aqua Dots, hay Bindeez được cho là phủ bằng chất không độc 1,5-pentanediol - hoá chất thường dùng trong máy in. Tuy nhiên, hoá chất thực dùng trong các đồ chơi bị nhiễm độc lại là 1,4-butanediol, rẻ hơn từ 3 tới 4 lần loại 1,5-pentanediol.
[/size][/justify]

[size=1][size=3]Chăn (Mền)Trung Quốc bị thu hồi vì tẩm nhiều phoóc-môn[/size][/size] [justify][size=2]Những chiếc chăn Trung Quốc chứa mức phoóc-môn cao đã bị thu hồi trên toàn Australia và New Zealand, một nhà phân phối cho biết hôm 22/8, giữa lúc lo ngại về tính an toàn của các sản phẩm từ Trung Quốc ngày càng gia tăng trên thế giới.[/size][/justify]



Một người bán quần áo tại Bắc Kinh
[size=2]Sự thu hồi tự nguyện này của nhà phân phối Charles Parsons ở Australia diễn ra hai ngày sau khi New Zealand mở một cuộc điều tra về quần áo sản xuất tại Trung Quốc với lý do các nhà khoa học đã tìm thấy mức phoóc-môn nguy hiểm trong quần áo len và quần áo sợi bông.[/size] [justify][size=2]Bộ Các vấn đề người tiêu dùng New Zealand cho biết hôm 22/8 sẽ bắt đầu một chương trình kiểm tra phoóc-môn trong quần áo vào tuần tới. Tuy nhiên, Bộ này cũng thừa nhận New Zealand không có tiêu chuẩn về mức phoóc-môn trong quần áo - một mối lo ngại của các nhà bán lẻ.[/size][/justify]

[justify][size=2]Phoóc-môn, một loại hóa chất bảo quản có tác dụng làm cho quần áo không nhàu, có thể gây dị ứng da hoặc ung thư. Hóa chất này cũng được sử dụng để ướp xác.[/size][/justify]

[justify][size=2]Charles Parsons đã từ chối tiết lộ số lượng chăn bị thu hồi. Tuy nhiên, phát ngôn viên Mark Bilton cho biết có nhiều ở Australia và khoảng 800 chiếc ở New Zealand. Các cuộc kiểm tra cho thấy hàm lượng phoóc-môn trong những chiếc chăn Superlux vượt quá tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu. Do không có tiêu chuẩn ở Australia và New Zealand nên đây được gọi là sự thu hồi tự nguyện.[/size][/justify]

[justify][size=2]Các cuộc kiểm nghiệm độc lập cho thấy hàm lượng phoóc-môn chưa tới 1.500 phần triệu - mức tối đa được phép ở Đức. Một quan chức thuộc Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm định và kiểm dịch của Trung Quốc cho biết vụ việc đang được điều tra. Những chiếc chăn Superlux thường được bán dưới nhãn hiệu Gainsborough.[/size][/justify]

[justify][size=2]Một loạt các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc, từ thức ăn chó mèo cho tới kem đánh răng - đã chịu sự giám sát kỹ lưỡng của quốc tế trong những tháng gần đây. Hãng đồ chơi Mattel Inc đã phải thu hồi các đồ chơi sản xuất ở Trung Quốc vào mùa hè này do sơn nhiễm chì và những chiếc nam châm nhỏ mà trẻ em có thể nuốt.[/size][/justify]

[size=1][size=3]Một nhà ngoại giao Hàn Quốc qua đời vì ngộ độc thức ăn Trung Quốc:[/size][/size] [justify][size=2]Vấn đề an toàn thực phẩm và dược phẩm ở Trung Quốc lại được nhắc tới khi một nhà ngoại giao cấp cao của Hàn Quốc thiệt mạng tại nước này hôm 29/7.

Thông tin mới được tiết lộ hôm 31/7 cho biết, ông Whang Joung Il - 52 tuổi, nhân vật thứ 2 của đại sứ quán Hàn Quốc ở Bắc Kinh - đã qua đời tại bệnh viện sau khi được chữa trị do ngộ độc.[/size][/justify]

[justify][size=2]Một ngày trước đó, ông đã ăn bánh mì thịt tại một nhà hàng. Hiện các chuyên gia Trung Quốc và Hàn Quốc đang điều tra để xác định nguyên nhân gây ra cái chết của ông. Trước đó, ông Whang không có biểu hiện đau ốm gì. Nhưng sau khi ăn bánh mì kẹp thịt, ông đã bị đau bụng thắt, tiêu chảy và được đưa tới bệnh viện.
[/size][/justify]

[justify][size=2]Ông Whang là một trong những ứng cử viên sáng giá để trở thành đại sứ của Hàn Quốc tại Trung Quốc.[/size][/justify]


[size=3][/size] [size=1][size=3]Trung Quốc bị buộc đóng cửa các nhà máy thực phẩm ô nhiễm[/size][/size] [justify][size=2]Trung Quốc đã đóng cửa ba công ty và bắt giữ một số người liên quan tới các vụ bê bối dược, thực phẩm. Những vụ việc này đã gây lo ngại không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài.[/size][/justify]

[justify][size=2]>Trung Quốc cấm chất độc trong kem đánh răng[/size][/justify]



Bộ trưởng Li Changjiang phát biểu tại buổi họp báo hôm 20/7
[size=2]Hai trong số các công ty nói trên đã xuất khẩu tổng cộng hơn 1.300 tấn protein lúa mỳ ô nhiễm sang Mỹ, làm chết chó và mèo. Những sản phẩm này nhiễm melamine - một hóa chất thường được dùng trong sản xuất chất dẻo. [/size] [justify][size=2]Một công ty khác bị đóng cửa do liên quan tới cái chết của 94 người ở Panama. Những cái chết này xảy ra sau khi người tiêu dùng uống thuốc ho nhiễm TD-glycerin, hóa chất chỉ được dùng trong công nghiệp.[/size][/justify]

[justify][size=2]Bộ trưởng Li Changjiang, chịu trách nhiệm về an toàn dược thực phẩm, đã hứa hẹn Trung Quốc sẽ cải thiện các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Một số vụ bê bối liên quan tới các sản phẩm kém chất lượng của Trung Quốc đã xảy ra trong những tuần gần đây, làm ảnh hưởng tới uy tín quốc tế của quốc gia này. Để lấy lại lòng tin, Trung Quốc đã tiến hành một loạt các vụ điều tra.[/size][/justify]

[justify][size=2]Trung Quốc cũng cáo buộc các công ty gian lận trong việc dán nhãn các sản phẩm xuất khẩu để tránh kiểm tra. Tất cả các công ty đó đã bị cấm xuất khẩu.[/size][/justify]

[justify][size=2]Cuối tháng này, Bộ Y tế Mỹ sẽ gặp nhà chức trách Trung Quốc để thảo luận về thủy sản xuất khẩu của Trung Quốc. Căng thẳng xảy ra tháng trước sau khi Cục Dược thực phẩm Mỹ tuyên bố sẽ tịch thu cá basa, cá đác cũng như tôm và lươn của Trung Quốc sau khi kết quả kiểm tra nhiều lần cho thấy những sản phẩm này nhiễm các loại thuốc mà Mỹ cấm sử dụng trong nuôi thủy sản.[/size][/justify]

[size=1][size=3]Trung Quốc bị buộc ngừng bán thuốc tiêm nghi gây chết người:[/size][/size] [justify][size=2]Cơ quan an toàn Dược phẩm Trung Quốc (SFDA)đã ban hành lệnh ngừng tiêu thụ và sử dụng một loại thuốc tiêm làm từ dược thảo do nghi ngờ sản phẩm này là nguyên nhân khiến ba bệnh nhân bị tử vong.[/size][/justify]


    [*][justify][size=2]Scandal sữa bẩn ở Trung Quốc[/size][/justify]


[size=2]Trung Quốc đã ngừng tiêu thụ và sử dụng một loại thuốc tiêm dược thảo nghi gây chết người (Ảnh minh họa: javno)[/size]
[justify][size=2]Tổng cộng 4.547 chai thuốc tiêm dược thảo do Công ty Dược Wandashan ở tỉnh Hắc Long Giang sản xuất đã bị thu hồi. Hai lô hàng trong số này xuất xưởng tháng 12/2007 bị phát hiện chất lượng không đảm bảo. Theo SFDA, tổng cộng 47.930 chai dược thảo được tiêu thụ ở 53 cửa hàng dược phẩm và 92 bệnh viện tại Trung Quốc. Hiện có 43.383 chai thuốc tiêm dược thảo đã sử dụng.[/size][/justify]

[justify][size=2]Sáu bệnh nhân ở tỉnh Vân Nam đã bị nôn mửa, thậm chí lâm vào cảnh hôn mê sau khi tiêm dược thảo của công ty Wandashan. Ba trong số này đã tử vong, những người khác hiện trong tình trạng sức khỏe ổn định nhưng vẫn phải theo dõi chặt chẽ.[/size][/justify]

[justify][size=2]SFDA hiện đang tiến hành kiểm tra những lô hàng thuốc tiêm khác do Wandashan sản xuất. Công ty Dược Wandashan có hơn 570 nhân viên và sản xuất thuốc tiêm dược thảo đã được hơn 30 năm nay.[/size][/justify]

[justify][size=2]Vụ thuốc tiêm nghi gây chết người là sự kiện mới nhất càng làm gia tăng quan ngại về an toàn chất lượng sản phẩm Trung Quốc, trong khi bê bối sữa bẩn vẫn chưa chấm dứt.[/size][/justify]

[justify][size=2]Hôm nay (13/10), ba tập đoàn sữa hàng đầu Trung Quốc đã chính thức xin lỗi người dân vì liên quan tới vụ sữa nhiễm hóa chất làm ít nhất bốn em nhỏ tử vong, hàng chục nghìn em bị ốm, và khiến cho các sản phẩm sữa Trung Quốc bị thu hồi khắp nơi trên thế giới.[/size][/justify]

[size=2]Tập đoàn Công nghiệp Yili, sữa Mông Ngưu và sữa Bright đã có các sản phẩm bị nhiễm hóa chất melamine. Scandal sữa bẩn đã khiến giá cổ phiếu của các công ty này rớt thê thảm. Mạng lưới cà phê Starbucks đã nghiêm cấm sử dụng sữa Mông Ngưu ở 300 cửa hàng của họ tại Trung Quốc[/size].
3burning3



Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)