Tâm sự - chia sẻ 2011-01-14 07:59:07

Bác nào mún chết vào đây kham thảo


Chúng ta biết rằng hình phạt tử hình đã có từ lâu đời. Thời phong kiến, khi bị buộc tội chết, nếu ở mức độ nhẹ và được hưởng khoan hồng, phạm nhân được chết toàn thây bằng cách chọn giữa 2 cách: dùng vuông vải thắt cổ hoặc uống chén thuốc độc, nếu tội nặng sẽ bị chém đầu do một đao phủ thực hiện bằng đao hoặc một công cụ riêng: cẩu đầu trảm (trong các chuyện Bao Công xử án) hoặc máy chém (hiện vật còn lưu giữ tại nhà Hỏa Lò - Hà Nội), trầm trọng hơn thì bị xử “lăng trì” (cắt tay chân, xẻo từng miếng thịt tội nhân cho tới chết) hoặc bị ngựa xé, voi giày… Lúc đó, việc thi hành hình phạt này nhằm trừng trị “thỏa đáng” những tội lỗi mà phạm nhân gây ra, đồng thời có tính răn đe làm những người khác chứng kiến sợ hãi tránh phạm các tội tương tự.

Sau này xã hội văn minh hơn, có những nước đã bỏ hình phạt tử hình hoặc nước nào còn giữ thì cách thực hiện cũng cố gắng làm giảm sự đau đớn và rút ngắn thời gian chịu đựng cho tới khi chết của nạn nhân.

Thông thường có 5 cách xử tử đang áp dụng hiện nay:

Treo cổ

Phương pháp này đã có từ xa xưa, nó đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém và không gây nhiều đau đớn, kéo dài cho phạm nhân nếu thực hiện đúng cách, như:

- Dây thừng cần được khử độ chun giãn (thường bằng cách đun sôi trong nước).

- Tử tù cần được tránh khỏi **ng chân xuống sàn.

- Đường kính thòng lọng cần tính toán chính xác vì nếu quá nhỏ sẽ làm phạm nhân giãy giụa trong vòng 10-15 phút.

Xử bắn

Cách này cũng có từ lâu, trước dùng cung tên, sau này dùng súng (thế kỷ 17) thường do một đội bắn thực hiện. Ở Mỹ, 5 người bắn, đứng cách tử tù khoảng hơn 9m (30 feet); phạm nhân được trói vào cột (hoặc ghế) mũ trùm đầu, mặc quần áo màu xanh để khi máu loang không lộ rõ.

Phương pháp này thực hiện cũng đơn giản nhưng do phải có đông người bắn: chứng kiến cảnh tử tù bị mình bắn chết nên tâm tư nhiều người không khỏi day dứt, ám ảnh về việc “giết người” mà không có thù oán. Chưa kể tâm lý chung của xã hội thường thành kiến với những người làm công việc này, thậm chí cả gia đình họ cũng bị nhiều người lảng tránh, nên sau một thời gian làm việc, một số xin chuyển công tác khác hoặc đi điều trị về tâm thần.

Riêng ở Thái Lan, để khỏi tác động đến người bắn, có tấm màn ngăn cách giữa tử tù và người thực hiện, có người khác đã “ngắm” sẵn nên đội thi hành án chỉ việc nhấn cò cho đạn xuyên qua tấm màn thôi.

Cách này bị chê là “dã man” khi đạn bắn không trúng chỗ phạm, máu tung tóe, phạm nhân đau đớn kéo dài.

Ghế điện

Ở Mỹ, phương pháp này được sáng chế vào năm 1890 bởi Edwin Davis, một thợ điện của nhà tù Auburn (New York).

Được coi là nhân đạo nhất (!) do cái chết đến nhanh với tử tù và do một lực ngoại lai (!) tác động.

Thường dùng kết hợp điện cao thế (1.700-1.800V/5 đến 7 ampe) trong 30 giây sau đó là dòng điện trung thế (250V/1ampe) trong 60 giây.

Dòng điện cao thế tác động tới não còn điện thấp hơn thì tác động vào tim nếu tim còn đập. Cách này cũng xảy ra một số sự cố khi thi hành án nên cũng bị cho là không nhân đạo:

- Cuộc hành quyết Jesse Tafero ngày 4/5/1990 tại Florida đã xuất hiện khói và lửa tuôn ra từ đầu nạn nhân khiến phải cấm và ngắt điện tới 3 lần, thân thể người chết bị tàn phế khủng khiếp.

- Cuộc xử Pedro Medina ngày 25/3/1997 đã biến đầu phạm nhân thành than (!).

- Qua những bức ảnh màu ghi lại cuộc thi hành án Allen Lee Davis ngày 8/7/1999 cho thấy cảnh máu tuôn từ 2 lỗ mũi chảy xuống cổ và ngực, tạo nên màu đỏ sậm trên chiếc áo sơ mi trắng của phạm nhân. Chưa kể những trục trặc khác về điện khi thi hành án.

Phòng xông hơi ngạt

Cách này được dùng phổ biến từ sau Thế giới đại chiến lần thứ 1 (1914-1918) do đã biết dùng chất độc hóa học trong chiến tranh. Được coi là phương pháp nhân đạo. Thông thường, phạm nhân được cố định vào một chiếc ghế trong phòng kín. Một chiếc vòi được điều khiển từ xa nhằm rót vào một chiếc chảo có chứa khoảng hơn 220g (8 ounce) muối cyanur - một dung dịch acid clohydric hay sulfuric. Các chất này tác động với nhau tạo ra hơi hydrogen cyanur. Hơi này ức chế hemoglobin máu làm ngưng việc chuyển ôxy đến các tế bào gây ra ngạt thở, phạm nhân sau 2-18 phút vật vã sẽ chết vì thiếu ôxy (thực hiện tại Mỹ).

Có ý kiến chê trách vì phạm nhân phải trải qua 4-5 phút trong đau đớn tột cùng. Donald Cabana, chỉ huy việc thực hiện này đã nói lên cảm tưởng ghê rợn của ông khi chứng kiến cái chết bằng hơi ngạt của tù nhân Connie. Đáng lẽ khi hơi độc xuất hiện, muốn giải thoát nhanh, thì phải hít vào nhưng Connie theo phản xạ tự nhiên lại nhịn thở nên đau đớn kéo dài, máu chảy ra đằng mũi, nước bọt màu vàng ộc ra đằng mồm…

Chưa kể những thao tác phức tạp xử lý phòng sau khi thực hiện, xử lý thi thể nạn nhân trước khi đem chôn nhằm tránh tác hại của chất độc đối với những người có nhiệm vụ liên quan…

Tiêm thuốc độc

Nhiều người cho đây là phương pháp hành hình hiện đại và có vẻ nhân đạo. Ở Mỹ, thuốc dùng thay đổi tùy theo từng bang. Ở California thường áp dụng: đầu tiêm, tiêm vào tĩnh mạch phạm nhân dung dịch có chứa 5g natri thiopental bằng một bơm tiêm rất to (60ml), chất này làm phạm nhân mê, sau đó tiêm tiếp 50ml pancuronium bromid, có tác dụng giãn cơ, làm tê liệt mọi cơ bắp (trừ tim) khiến hô hấp ngừng, tiêm tiếp dung dịch có chứa kali clorua nhằm ức chế xung động thần kinh đến tim, khiến tim ngừng đập, phạm nhân chết sau 6-13 phút, không bị đau đớn gì.

Bác sĩ “tử thần” nổi tiếng, Jack Kevorkian cũng áp dụng có sáng tạo phương pháp này đối với bệnh nhân bị bệnh khó chữa nên muốn chết, cách của bác sĩ này hiệu nghiệm hơn, bệnh nhân chết rất nhanh chỉ sau khi tiêm 40-50 giây (có tài liệu nói bác sĩ này hiện đang chịu án tù 25 năm vì đã giúp cho 130 bệnh nhân được chết!). Thực hiện việc tiêm thuốc có thể là nhân viên y tế hay “đao phủ chuyên nghiệp”. Cách hành hình này cũng không thật êm đẹp vì cũng có những chuyện bi thảm xảy ra.

Thường thì thái độ của tội nhân khi đưa ra thi hành án không giống nhau, phần lớn là sợ hãi, khóc lóc, van xin, chửi rủa, chống đối… khiến phải trói chặt nạn nhân mới tiêm được, chưa kể việc tìm “tĩnh mạch” để tiêm cũng khó khăn nhất là với những tội nhân nghiện ma túy đã từng chích choác nhiều lần vỡ cả ven. Người tiêm thuốc chứng kiến giây phút cuối đời của người tử tù như ngạt thở, ho co giật…; lương tâm không khỏi xao động vì dù sao cái chết trên xảy ra cũng do việc tiêm thuốc của mình.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)