Chuyện shock 2012-03-22 02:59:09

ACE vietYo lên tiếng nào


[size=1]Tranh luận nóng đề nghị xử kín vụ Luyện[/size] Luật sư Phạm Thanh Bình cho rằng cần phải xét xử công khai Thạc sĩ luật học Phạm Thanh Bình (Công ty luật Hồng Hà - Hà Nội) cho biết: Theo quy định tại Điều 18 BLTTHS thì việc xét xử của toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự.

Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật Nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.

Tuy nhiên, cho đến nay, hai khái niệm “thuần phong mỹ tục của dân tộc” và “bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ” vẫn chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải thích một cách cụ thể để áp dụng được thống nhất; nên trên thực tế, để coi một vụ án có thuộc các trường hợp phải xử kín hay không chủ yếu dựa vào đánh giá của tòa án.

Thực tiễn xét xử những năm gần đây cho thấy: Các vụ án được xét xử kín hầu hết là các vụ án liên quan đến tình dục (như tội hiếp dâm, cưỡng dâm…), đặc biệt là những vụ án có bị cáo là người chưa thành niên hoặc người bị hại là trẻ em chưa thành niên. Bởi việc xét xử công khai có thể làm họ bị ảnh


[justify]Đối với vụ án các yếu tố để xét xử kín như “bí mật Nhà nước”, “thuần phong mỹ tục của dân tộc” hoặc “để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ” đều không thỏa mãn. Mặt khác, đây cũng là vụ án đặc biệt nghiêm trọng nên việc xét xử công khai còn có ý nghĩa giáo dục và phòng ngừa.[/justify]

[justify]Vì vậy theo tôi, vụ án này cần xét xử công khai vì không có căn cứ để toà án xét xử kín, dù cho thân nhân người bị hại có yêu cầu.[/justify]

[justify]“Xét xử kín” là một việc đã được các tòa án áp dụng từ lâu. Năm 2004, TAND Thành phố Hà Nội đã xét xử kín vụ án vụ hiếp dâm trẻ em đối với bị can là Lương Quốc Dũng (nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục Thể thao) và Nguyễn Thị Quỳnh Nga căn cứ vào đơn đề nghị của gia đình bị hại.[/justify]

[justify]Cũng nhằm bảo vệ danh dự cho nạn nhân, tháng 2/2006, phiên xử kín cựu ca sĩ người Anh Gary Glitter (Paul Francis Gadd, 62 tuổi) tại TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về hành vi dâm ô nhiều lần với hai bé gái.[/justify]

Hay vụ án xét xử các bị cáo Nguyễn Hữu Tài, Vũ Thị Thùy Linh, Võ Thanh Hiệp và Nguyễn Thu Linh về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy về hành vi tung clip ghi cảnh “phòng the” của diễn viên Hoàng Thùy Linh lên mạng Internet vào ngày 9/6/2008 cũng được xét xử kín.

Gần đây nhất là phiên tòa sơ thẩm xét xử kín vụ án Sầm Đức Xương tại TAND tỉnh Hà Giang …

Điểm qua các vụ án kể trên, ta có thể thấy: Các vụ án được xét xử kín hầu hết là các vụ án liên quan đến tình dục. Đối với những vụ án giết người, cướp tài sản thì tôi chưa thấy có vụ án nào được đưa ra xét xử kín cả.

Vụ Lê Văn Luyện cũng không phải là ngoại lệ vì không có bất cứ một điều kiện nào (theo quy định của pháp luật) để có thể xét xử kín Lê Văn Luyện tại phiên tòa phúc thẩm sắp tới.

Nếu lo ngại việc cháu Bích ra tòa sẽ không có lợi về mặt tâm lý khi nghe lời khai của Luyện về hành vi phạm tội mà y đã thực hiện thì tòa án có thể áp dụng các biện pháp cần thiết (như cách ly cháu Bích khi thẩm vấn Luyện) chứ không thể vì lý do này mà tổ chức một phiên tòa xét xử kín.

Bé Bích tham dự phiên tòa là không cần thiết

Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân cũng cho rằng: "Theo tôi trong vụ án này không thể xét xử kín được. Bởi xét xử kín nó liên quan đến bí mật quốc gia, liên quan đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam, đó là 2 yếu tố quyết định việc xét xử kín hay công khai.

Trong trường hợp Lê Văn Luyện, đây là tội ác có bản chất dã man, việc xét xử công khai là cần thiết để tuyên truyền cho mọi người biết được tính chất man rợ và sự tổn hại, nó mang ý nghĩa giáo dục chung. Do đó, việc tổ chức xét xử công khai là hết sức cần thiết, không thể xét xử kín được.

Cháu Bích tại phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện là không cần thiết để tránh việc xúc động tác động đến tâm lý của cháu.

Nhưng đối với cháu Bích, việc cháu có ra dự phiên tòa không thì đây còn là một vấn đề cần phải cân nhắc, vì tuổi cháu còn rất nhỏ, việc lấy lời khai của cháu tại phiên tòa và trong cái cảnh dã man là giết bố mẹ và em như vậy có thể tác động đến tâm lý của một đứa trẻ mới lớn.

Và ảnh hưởng đến trí tuệ mai sau của cháu, có thể gây cho cháu cú sốc tại phiên tòa. Theo tôi, việc có mặt của cháu Bích tại phiên tòa là không cần thiết để tránh việc xúc động, tác động đến tâm lý của cháu.

Nhưng cũng cần cân nhắc việc lấy lời khai của cháu ở bối cảnh nào hoàn cảnh nào là rất cần thiết. Rất cần phải có người giám hộ, rất cần phải có luật sư bên cạnh để động viên cháu. Có thể ghi âm lời khai của cháu công bố tại phiên tòa để hội đồng và mọi người nghe đánh giá lời khai của cháu và xem nó có tình tiết gì để định hình vụ việc này.

Xung quanh vấn đề này mà dư luận đang quan tâm là Lê Văn Luyện thực hiện hành vi một mình hay có sự trợ giúp của đồng phạm. Theo tôi, với hồ sơ như vậy thì tính chất của vụ việc có nhiều vấn đề chưa sáng tỏ.

Tòa có quyền quyết định xử kín hay công khai nhưng có cái tòa không quyết định, ví dụ như liên quan đến thuần phong mỹ tục, đạo đức lối sống, hiếp dâm, cưỡng dâm… Hay những tình tiết liên quan đến bí mật quốc gia thì tòa có quyền xử công khai hay xử kín chứ không phải trong vụ án nào tòa cũng có quyền xử kín hay công khai được.

Trong lịch sử, vụ án cướp giết nghiêm trọng như này người ta không xử kín bao giờ".




đề nghị xử thằng chó này công khai làm gương, khi có bé Bích khai tại tòa thì nhốt nó lại bé Bích khai xong về thì đem nó ra xử tiếp 3curse3 3curse3 3curse3
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)