Trong thập niên 80 của thế kỷ trước, công dân Đức Markus Hess được KGB tuyển dụng làm gián điệp. Ông có nhiệm vụ xâm nhập, đánh cắp thông tin của quân đội Mỹ. Thực sự, Markus Hess làm việc quá tốt khi tấn công gần 400 máy tính khác nhau, bao gồm hệ thống tại Đức, Nhật Bản, Viện MIT và cơ sở dữ liệu của Lầu năm góc. Sau đó, Hess bị phát hiện bởi Clifford Stoll – một chuyên gia quản trị hệ thống tại California và chịu án tù 3 năm, song tiếng vang vẫn được lưu truyền đến ngày nay.[/justify]
[/justify]
[justify]2. Robert Morris
Tốt nghiệp Đại học Cornell (Mỹ), Morris trở thành "cha đẻ" của sâu máy tính đầu tiên trên mạng Internet. Tuy nhiên, Morris luôn khẳng định mình không có ý định xấu và chỉ tạo nên loại sâu này do tò mò. Tác phẩm của trò táy máy có khả năng nhân bản vô cùng khủng khiếp, đồng thời gây nên hậu quả tệ hại. Cuối cùng, Morris cũng phải đón nhận án tù 3 năm, 400 giờ lao động công ích và 10.050 USD tiền phạt.[/justify]
[/justify]
[/justify]
[justify]3. Vladimir Levin
Cũng chịu án tù 3 năm là Vladimir Levin – người bị tóm tại sân bay Luân Đôn (Anh) vào năm 1998. Thành tích của Levin rất đáng nể khi kiếm được hàng triệu USD từ việc hack tài khoản ngân hàng thuộc CitiBank. Chúng thành công nhờ vai trò của Levin trong một tổ chức tội phạm, khi anh có thể biết được mã số và mật khẩu của khách hàng, sau đó đút túi 3,7 triệu USD qua hình thức chuyển khoản. Đây còn được xem là vụ tấn công kỹ thuật cao đầu tiên nhắm vào lĩnh vực tài chính.[/justify]
[/justify]
[/justify]
[justify]4. Jonathon James
Nổi tiếng với nghệ danh C0mrade, khi mới 16 tuổi (năm 1999), Jonathon James đã khiến Cơ quan hàng không vũ trụ NASA điên đảo. Anh chàng tấn công hệ thống máy tính tại Alabama, tải xuống trái phép phần mềm được thiết kế độc quyền cho trạm vũ trụ quốc tế ISS. Nhà chức trách cáo buộc rằng, những tài liệu bị James đánh cắp đạt giá trị lên tới 1,7 triệu USD. Chưa hết, chính vụ việc này đã khiến NASA phải tắt hệ thống máy tính trong 3 tuần và mất khoản tiền 41.000 USD khắc phục hậu quả.[/justify]
[/justify]
[/justify]
[justify]5. Adrian Lamo
Năm 2002, ở tuổi 19, Lamo quyết định tấn công mạng nội bộ của thời báo New York Times và sao chép dữ liệu nhạy cảm, bao gồm cả khối thông tin khổng lồ mà tờ báo thu thập được trong quá khứ. Bên cạnh đó, những tài liệu bí mật chứa tên họ, địa chỉ, số điện thoại của nhiều nhân vật nổi tiếng (như chính trị gia, diễn viên điện ảnh…). Về phía cá nhân, Lamo điền tên của mình vào cột “Các chuyên gia” với dòng mô tả đầy ngẫu hứng “hacker, an ninh quốc gia, gián điệp truyền thông”.[/justify]
[/justify]
[/justify]
[justify]6. Gary McKinnon
Hacker người Scotland bị cáo buộc tấn công máy tính của quân đội Mỹ trong năm 2001-2002. Cụ thể, McKinnon đã khiến 2.000 máy tính tại Washington của Bộ quốc phòng Mỹ ngừng hoạt động trong 24 tiếng, đồng thời xóa bỏ các tài liệu vũ khí quan trọng. Giới chức khẳng định phải mất tới 700.000 USD để làm sạch hệ thống và đòi dẫn độ McKinnon về nước Mỹ. Tuy nhiên, McKinnon khẳng định mình chỉ tò mò xem UFO có thực sự tồn tại hay không và đang tích cực chống lại yêu cầu dẫn độ trên.[/justify]
[/justify]
[/justify]
[justify]7. Albert Gonzalez[/justify]
[/justify]
[justify]Albert Gonzalez bị buộc tội là lãnh đạo nhóm tội phạm công nghệ cao đánh cắp 90 triệu mã thẻ tín dụng (từ năm 2005 đến năm 2007) của nhiều ông lớn như TJX, DSW, OfficeMax, BJs Wholesale Club và Dave & Busters. Cùng với đó là phi vụ lấy trộm dữ liệu của hệ thống thanh toán Heartland Payment Systems vào năm 2008. Đến năm 2009, Gonzalez bị bắt giữ và phải chịu án 20 năm tù giam – mức phạt lớn nhất cho dạng tội phạm này tại Mỹ từ trước đến giờ.[/justify]
[/justify]
[/justify]
[justify]8. Anonymous tấn công HB Gary
Đầu năm 2011, một nhóm hacker trong Anonymous đã tấn công HB Gary Federal và công ty anh em HB Gary Inc. Nghe đâu, nguyên nhân bởi CEO Aaron Barr của HB Gary Federal dự định công khai danh tính của một số thành viên Anonymous tại Hội nghị bảo mật Security B-Sides. Kết quả thật đáng sợ khi hàng ngàn tài liệu bí mật thuộc HB Gary bị lật tẩy, bao gồm nhiều email với nội dung nhạy cảm.[/justify]
[/justify]
[/justify]
[justify]9. Lulzsec đối đầu Sony
Cũng là một nhóm tin tặc đình đám, Lulzsec chứng tỏ sức mạnh khi tấn công Sony vào năm 2011. Họ lấy đi tên tài khoản, mật khẩu, email và địa chỉ của hàng triệu người dùng. Đây chính là hành động phản ứng lại vụ kiện được Sony khởi xướng và nhắm tới George Hotz do bẻ khóa PlayStation 3. Sau đó ít lâu, người sáng lập Lulzsec là Sabu (tên thật Hector Xavier Monsegur) bị FBI bắt giữ vào tháng 6/2011 và quay sang hợp tác với nhà chức trách.[/justify]
[/justify]
[/justify]
[justify]10. News of the World
Các nhân viên của tờ báo News of the World cũng được xem như hacker nổi tiếng qua phi vụ nghe trộm điện thoại của những nhà chính trị, minh tinh màn bạc và Hoàng gia Anh. Phóng viên đã tìm cách hack tài khoản bằng mã PIN mặc định thường được sử dụng trên di động. Vụ scandal quá lớn đã khiến tờ báo 168 năm tuổi phải đóng cửa vĩnh viễn.[/justify]
[/justify]