Tin tức - pháp luật 2010-07-17 11:41:57

10 đội chống khủng bố tinh nhuệ nhất thế giới (II)


6. BBE (Bijzondere Bijstands Eenheid) của Hà Lan
Đây là đội chống khủng bố tinh nhuệ của Hải quân Hoàng gia Hà Lan. Trong thời chiến, BBE – đơn vị điển hình của quân đội. Bộ phận “chủ chốt” của đội là nhóm đặc nhiệm thuỷ quân lục chiến (GOEM), nhóm tác chiến đổ bộ mặt đất (ACG). Về tổ chức, BBE gồm 2 trung đội, mỗi trung đội có 33 người. Các trung đội được chia ra thành 4 nhóm tấn công. Mỗi nhóm gồm 5 người, thậm chí có cả nữ. Đội cảnh sát đặc nhiệm hoạt động phối hợp với lính thuỷ đánh bộ và lực lượng đổ bộ.




Trong vòng 30 phút, một trong các nhóm của đội BBE luôn có thể hiện diện tại bất kỳ nơi nào đất nước. BBE có một đội tàu đặc biệt, trên tàu có các đội bổ sung từ 4 – 6 người.
Một trong những chiến dịch nổi tiếng mà BBE tham gia, đó là vào năm 1977, nhóm khủng bố đã giữ tàu hành trình trên tuyến từ Rotterdam đến Groningen. Chúng yêu cầu Chính quyền Hà Lan gây ảnh hưởng đến Chính phủ Indonesia để Indonesia thừa nhận miền nam Mollui là một quốc gia độc lập.
Những tên khủng bố đã giết một kỹ sư Hà Lan là hành khách trên tàu và vứt xác xuống để khẳng định lời đe doạ của mình. Cuộc đàm phán với chúng kéo dài hơn hai tuần, nhưng vẫn không thu được kết quả nào. Trong lúc đó, phía Hà Lan đã thu thập những thông tin đầy đủ để mở cuộc tấn công, còn những tên khủng bố không ngờ được điều này.
Cảnh sát đã cải trang chở thực phẩm lên tàu và xem xét tình hình. Theo yêu cầu của bọn khủng bố, họ phải không mặc gì để không thể giấu vũ khí trên người. Cuối cùng, Chính quyền đã quyết định rằng, phương thức duy nhất để cứu người là bắt đầu tấn công. Cuộc tấn công diễn ra từ trên không. Tham gia có 2 máy bay ném bom gây ồn để thu hút sự chú ý của chúng. Mặt khác, 2 nhóm của đội đặc nhiệm đã được phân công tấn công tàu. Một nhóm tấn công tàu, nhóm khác dập cháy nếu xảy ra. Sau 7 phút, nhóm tấn công đã làm chủ được tàu, 6 tên khủng bố bị bắt, 7 bị chết, 2 con tin thiệt mạng.
Chiến dịch tấn công này đã được đưa vào các khoá huấn luyện đối với các đội đặc nhiệm chống khủng bố.
7. Kobra của Áo
Kobra là đội chống khủng bố của cảnh sát Áo, quân số hiện nay gồm 200 người. Chính quyền Áo đã quyết định thành lập đội chống khủng bố sau sự kiện năm 1975 Bộ trưởng các nước tham gia OPEC đã bị tấn công khủng bố. Vào năm 1978, Chính quyền Áo đã chính thức công bố về việc thành lập Kobra.




Đội chống khủng bố Kobra thuộc sự chỉ huy của Tổng giám đốc an ninh xã hội thuộc Bộ Nội vụ Áo. Ngoài đảm nhiệm các hoạt động chống khủng bố, Kobra còn đảm nhiệm bảo vệ sân bay Shvekat tại Vienna.
Các binh lính được trang bị súng lục 9mm của Pháp. Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là loại vũ khí thích hợp nhất dùng trong các chiến dịch chống khủng bố. Hiện nay, Kobra chưa bị hy sinh một nhân viên nào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Chính vì vậy, đội chống khủng bố của Áo được cho là một trong những đội chống khủng bố tốt nhất.
8. Forsvarets Spesialkommando, FSK của Na Uy
Đội chống khủng bố FSK thành lập năm 1982 tại Trondheim, được huấn luyện các bài tập chủ yếu trên các mỏ dầu mà nước này vốn rất phong phú. Tuy nhiên hoạt động của đội này không chỉ có thế. Các binh lính được huấn luyện điều khiển máy bay, các hoạt động trên tàu, nhà ở.
FSK thường được điều động khi cảnh sát chính thức yêu cầu. Ngoài ra, đội này còn thực hiện sứ mệnh khác đó là bảo vệ gia đình Quốc vương, Chính phủ và Quốc hội. Đây là đội chống khủng bố gồm những binh lính tốt nhất của quân đội quốc gia.




Trụ sở được đặt tại Trandum ở Aershus cách Oslo khoản 60m. Mỗi năm một lần, FSK tham gia các cuộc diễn tập chống khủng bố với tên gọi “Twins”.
Năm 1996, cuộc diễn tập này được tiến hành tại các giàn khoan Heidrun cạnh Trondheim. Các binh bính còn được huấn luyện tiến hành các hoạt động trên tàu chở khách và phà giữa Na Uy và châu lục.
Trong thời chiến, FSK nằm trong thành phần của các lực lượng vũ trang quốc gia và tập trung chủ yếu ở miền bắc Na Uy, giáp ranh với Phần Lan. Đội đặc nhiệm này được các chuyên gia SAS của Anh huấn luyện.
Hiện nay, FSK và SAS có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và thường tham gia diễn tập cùng nhau. Các sỹ quan của FSK được huấn luyện riêng tại trường đặc biệt tại Đức. Binh lính phục vụ trong khoảng thời gian 4-5 năm. Năm 1995, một bộ phận của đội này đã được điều động đến Ấn Độ để giải cứu công dân Na Uy bị bắt làm con tin. Tuy nhiên, cuộc giải cứu này đã thất bại.
9. Đội đặc nhiệm Delta của Mỹ
Đội đặc nhiệm Delta của quân đội Mỹ được thành lập năm 1976. Ban đầu, Mỹ dự định thành lập đội chống khủng bố trên cơ sở “Mũ nồi xanh”, nhưng Bộ chỉ huy cấp cao của các lực lượng vũ trang Mỹ quyết định thành lập các lực lượng mới. Delta có trụ sở tại Fort Bragg (North Carolina).
Trong thời gian đương nhiệm, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan coi Delta như là một cậu “con cưng”. Delta là đơn vị chống khủng bố chính thức duy nhất của Mỹ. Đội này chuyên về giải cứu con tin người Mỹ ở nước ngoài. Quân số của Delta là 500 người, trong đó có 2 phụ nữ.




Trong suốt thời gian tồn tại, Delta đã tham gia hàng trăm các chiến dịch bí mật ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó có Panama và Grenada.
Chiến dịch thành công nhất là hoạt động chống Iraq trong thời gian xảy ra chiến tranh tại Vùng vịnh. Thất bại lớn nhất mà Delta gặp phải đó là nỗ lực giải cứu con tin tại đại sứ quán Mỹ tại Tehran vào năm 1980.
Việc tuyển quân cho Delta được tiến hành thông qua các bài kiểm tra thể chất: hít đất, đứng lên ngồi xuống và chạy 5km trong một thời gian không quy định trước. Tiếp đó là các cuộc kiểm tra trong đêm, leo núi 30km với một chiếc ba lô 13,5kg, một la bàn, không bản đồ.
Các ứng viên còn phải vượt qua chặng đường 64km với địa hình đối núi, vác ba lô nặng 20,5kg trong một thời gian ngắn hơn.
Cuối cùng, các nhà tâm lý học sẽ tiến hành một loạt bài kiểm tra kinh khủng về thần kinh với lính mới nhằm làm cho họ bị lẫn lộn. Nếu vượt qua những thử thách trên, tân binh chính thức được tham gia huấn luyện trong 6 tháng để trở thành thành viên đội Delta.
10. Đội ST-6 của Mỹ
Đội ST-6 được mọi người biết đến với cái tên Navy SEAL, là lực “con át chủ bài” của lực lượng đặc nhiệm hải quân Mỹ. Nhiều người lầm tưởng rằng SEAL có rất đông thành viên. Tuy nhiên, thực tế là đội này chỉ có 2.000 người.
Đội ST-6 được đào tạo và tham gia các sứ mệnh khác nhau như tham gia tác chiến và các chiến dịch tình báo đặc biệt. ST-6 được huấn luyện các biện pháp phi truyền thống để tiến hành các hoạt động tác chiến, giải phóng con tin, chống lại khủng bố, cũng như thực hiện các sứ mệnh khác.




Các chiến dịch chủ yếu được tiến hành tại lãnh thổ các quốc gia khác nhau nhằm giải cứu các tù binh và tiêu diệt các phần tử đứng đầu các tổ chức khủng bố.
Họ được huấn luyện ở mọi lĩnh vực mà các đội đặc nhiệm khác của Mỹ được học, nhưng ở mức cao hơn. Khóa huấn luyện của SEAL kéo dài hơn 1 năm và đòi hỏi người tham gia phải trong độ tuổi 17 tới 28, nam, tỷ lệ nhìn nhầm không dưới 20/200 ở mỗi mắt, tỷ lệ đọc đúng là 20/20, phải trải qua các cuộc kiểm tra thể chất. Sau khi đáp ứng những điều kiện khó khăn, quá trình huấn luyện bắt đầu.
Trong vòng 24 tuần, những người được chọn sẽ trải qua những cuộc diễn tập như lặn, chiến đấu trên mặt đất, thử thách về thể chất. Tiếp đó, lại có 26 tuần huấn luyện cho đủ tiêu chuẩn của SEAL. Sau đó, họ sẽ đi vào các lĩnh vực chuyên sâu mà một đội của SEAL cần có, từ bắn tỉa tới chuyên gia về ngôn ngữ, leo dây, lặn, bí mật đột nhập…
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)