Tin tức - pháp luật 2012-03-08 15:04:53

Xăng giá rẻ đây !!!


[size=1]Những quốc gia có giá xăng 'rẻ như bèo'[/size][size=2]Trong khi ở nhiều nơi trên thế giới như Mỹ, các nước châu Âu đang phải "vật vã" với giá xăng dầu ngày càng leo thang thì ở một số quốc gia khác, người dân thoải mái sử dụng với giá rất ưu đãi.[/size]Dưới đây là danh sách 10 quốc gia có giá khí đốt rẻ nhất thế giới:

10. Algeria

Giá bán: 1,20 USD/ gallon (0,32 USD/lít)

Algeria là một trong 12 thành viên của OPEC, với trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 3 ở châu Phi sau Libya và Nigeria. Đồng thời, Algeria là nước xuất khẩu dầu lớn thứ tư thế giới trong năm 2010. Tuy nhiên, dầu mỏ của Algeria có hàm lượng lưu huỳnh thấp nên các khách hàng đến từ Liên minh châu Âu, EU không chuộng. Không giống như Saudi Arab, Algeria kiên quyết không tăng sản lượng dầu thô xuất khẩu, vì những căng thẳng leo thang về giá dầu trong tham vọng hạt nhân của Iran. Thu nhập chủ yếu của Algeria chủ yếu từ việc sản xuất dầu (60%). Ngành công nghiệp được quốc hữu hóa. Chính phủ nước này hạn chế sự phát triển kinh tế của tư nhân, sự tham gia của nước ngoài.



9. Oman


Giá bán: 1,20 USD/gallon (0,32 USD/lít)

Giá dầu lửa Oman bán ra cho người dân bằng với giá bán của Algeria, khoảng 1,2 USD/gallon (0,32 USD/lít). Oman bán khí đốt rẻ cho người dân là bởi đất nước này có trữ lượng dầu và sản lượng dầu lớn. Trữ lượng dầu của Oman lớn nhất khu vực Trung Đông, ước tính khoảng 5,5 tỷ thùng. Hoạt động khai thác dầu tăng 20% từ năm 2007, đạt khoảng 860 nghìn thùng/ngày. Năm 2010, lợi nhuận từ dầu mỏ và khí đốt xuất khẩu chiếm tới 47% GDP của Oman. Đất nước Trung Đông này đang cố gắng đa dạng nền kinh tế. Ưu tiên số một cho giáo dục, bên cạnh đó, Oman đầu tư vào các ngành như dịch vụ y tế hay nông nghiệp.



8. Ai Cập

Giá bán: 1,14 USD/gallon (0.30 USD/lít)

Ai Cập là nhà sản xuất dầu và lọc dầu lớn nhất châu Phi, nắm giữ vị trí quan trọng trong OPEC, với sản lượng khoảng 736 nghìn thùng/ngày. Khí thiên nhiên dự kiến sẽ trở thành nguồn thu lớn do tăng sản lượng khai thác. Chính vì các lý do trên mà Nhà nước Ai Cập trợ giá nhiều cho giá nhiên liệu. Người dân “kim tự tháp” chỉ phải mua với giá 1,14 USD/gallon (0,30 USD/ lít).



7. Qatar

Giá bán: 0,90 USD/gallon (0,24/lít)

Qatar là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu khí lỏng tự nhiên, đứng thứ 16 về xuất khẩu dầu thô, với trữ lượng dầu lên tới 25,4 tỷ thùng, nguồn thu từ xuất khẩu nhiên liệu chiếm 50% GDP. Trợ cấp giá nhiên liệu là một trong những biện pháp mà Chính phủ Quatar áp dụng nhằm thúc đầy nền kinh tế đang phát triển của mình. Điều đó khiến cho mức độ tiêu thụ dầu mỏ của nước này tăng gấp 3 lần kể từ năm 2000. Những nỗ lực trên giúp Quatar trở thành một trong những nước vùng Vịnh có GDP cao nhất thế giới, khoảng 102.700 USD/người (2011).



6. Cô-oét

Giá bán: 0,84 USD/gallon (0,22 USD/lít)

Cô-oét có trữ lượng dầu lớn thứ 6 thế giới đồng thời là một trong những quốc gia có sản lượng dầu mỏ khai thác và xuất khẩu lớn hàng đầu OPEC. Doanh thu từ xuất khẩu nhiên liệu chiếm 50% GDP và 95% thu nhập của nhà nước Cô-oét. Theo Viện Chính sách Toàn cầu, năm 2011, Cô-oét tiến hành trợ cấp giá nhiên liệu hóa thạch cho người dân cao nhất thế giới, lên tới 2.800 USD/người. Trong khi đó, UAE và Quatar trợ cấp khoảng 2.500 USD/người.



5. Bahrain

Giá bán: 0,78 USD/gallon (0,21 USD/lít)

Bahrain là nước có tương đối ít dầu mỏ so với các nước láng giềng khác. Quốc đảo vịnh Ba Tư này đang nổi lên như trung tâm thương mại và du lịch lớn ở vùng Vịnh. Để thúc đẩy kinh tế phát triển hơn nữa, Bahrain đã áp dụng các biện pháp trợ cấp giá nhiên liệu cho người dân. Tuy nhiên, tình trạng bất ổn dân số, cũng như nhu cầu cải cách chính trị khiến quốc đảo này có thể kết thúc sớm trợ cấp giá khí đốt bất cứ lúc nào.



4. Turkmenistan

Giá bán: 0,72 USD/gallon (0,19 USD/lít)

Việc Tổng thống mới Gurbanguly Berdymukhammedov trúng cử đã làm thay đổi nhiều kế hoạch phát triển đất nước tại quốc gia Trung Á độc tài này. Chủ sở hữu một chiếc xe hơi ở Turkmenistan tiếp tục được trợ cấp 120 lít (34 gallon) khí miễn phí/tháng. Chính phủ quốc gia Trung Á này hứa hẹn sẽ trợ cấp giá nhiên liệu cho người dân tới năm 2030. Song, trữ lượng dầy khí của Turkmenistan ước tính tương đối thấp, do đó, lời hứa trên cũng cần xem xét có thực hiện được không.



3. Libya

Giá bán: 0,54 USD/gallon (0,14 USD/lít)

Cuộc nổi dậy và chống lại chế độ Gaddafi năm ngoái khiến cơ sở hạ tầng dầu mỏ Libya bị hư hỏng nặng nề. Nhiều mỏ dầu, nhiều cảng xuất trở thành chiến trường của các cuộc giao tranh khốc liệt giữa phe đối lập với lực lượng Gaddafi. Nhà máy lọc dầu Ras Lanuf lớn nhất nước này cũng phải đóng cửa. Chính phủ chuyển giao hiện tại đang dần khôi phục lại hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt của mình. Dự kiến, sản lượng dầu mỏ khai thác của Libya sẽ tăng từ 1,265 triệu thùng/ngày lên con số 1,6 triệu thùng/ngày vào hè 2012.



2. Saudi Arab

Giá bán: 0,48 USD/gallon (0,13 USD/lít)

OPEC mới đây vừa công bố, Saudi Arab là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới sau Venezuela. Tuy nhiên, đất nước Nam Mỹ, Venezuela lại ít hấp dẫn các nhà đầu tư dầu lửa. Họ tập trung đầu tư ở Saudi Arab, khiến Saudi Arab trở thàn nước có sản lượng xuất khẩu nhiên liệu lớn nhất thế giới.

Mỗi năm, Saudi Arab chi khoảng 13,3 tỷ USD trợ cấp giá xăng và diesel.



1. Venezuela

Giá bán: 0,18 USD/gallon (0,05 USD/lít)

Quốc gia Nam Mỹ này có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới. Venezuela là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa cao nhất Mỹ Latinh, nhiều khu vực dân cư đói nghèo. Do vậy, Chính phủ đất nước “hoa hậu” đã trợ giá nhiên liệu nhiều cho nhười dân, với giá 0,18 USD/gallon (0,05 USD/lít). Đây là mức trợ giá nhiên liệu đứng đầu thế giới.

Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)