Sức khoẻ 2011-06-28 04:20:27

Viêm gan B -"tử thần giấu mặt" của 20% dân số Việt Nam


[justify][size=4]12 triệu người mang siêu vi trùng viêm gan B nhưng đa số không biết mình mang mầm bệnh, có thể bị suy gan, xơ gan, ung thư gan trong tương lai. 9h ngày 30/6/2011 chuyên gia đầu ngành sẽ giao lưu trực tuyến tư vấn về căn bệnh hiểm: Viêm gan B.

Theo điều tra mới đây của Hiệp hội Gan mật Việt Nam, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ viêm gan B cao nhất thế giới, với 15%-20% dân số mang siêu vi trùng viêm gan B. Viêm gan siêu vi B đa số ở dạng không hoạt động, không cần điều trị đặc trị. Tuy nhiên vẫn có một tỉ lệ bệnh nhân nhiễm siêu vi B ở dạng không hoạt động sẽ chuyển sang dạng hoạt động (còn gọi là "người mang trùng mạn tính").
[/size][/justify]
[size=4]

[/size]

[size=4]
[/size]
[size=4]Điều trị Viêm gan B tại khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai
[/size]
[size=4]
Đáng ngại là quá trình này kéo dài âm thầm nhiều năm, gần như không có biểu hiện lâm sàng nào và người bệnh chỉ nhập viện điều trị ở giai đoạn muộn, khi đã bộc lộ các biến chứng nguy hiểm: suy gan, xơ gan, ung thư gan, thậm chí tử vong.

Riêng trẻ sơ sinh nhiễm siêu vi B từ mẹ, 90% sẽ trở thành người mang bệnh mạn tính và hậu quả thì vô cùng nghiêm trọng: xơ gan, có nước trong ổ bụng, chảy máu đường tiêu hóa do vỡ mạch máu bị giãn, ung thư gan.

Để duy trì cuộc sống, bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính thường phải điều trị lâu dài bằng thuốc đặc hiệu với giá cực kỳ đắt đỏ (khoảng vài chục triệu đồng/tháng); nhưng hiệu quả chỉ đạt 30 - 40% và khi ngừng thuốc một số lại tái phát (chưa kể tác dụng phụ mà các thuốc này thường gây ra).

Ngoài chi phí thuốc thang, bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính thường phải chấp nhận nằm ghép giường dài ngày trong viện do các cơ sở điều trị bệnh này luôn ở tình trạng quá tải. Theo TS. Trịnh Thị Ngọc - Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), số bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính khoa này luôn đông gấp 3-4 lần số giường điều trị và đây là tình trạng chung ở hầu hết các cơ sở chuyên khoa điều trị bệnh này ở Việt Nam.

Vậy làm thế nào để phát hiện vi trùng viêm gan B ở một người? Cách nào nhận biết người mang trùng mạn tính, ai trong số đó sẽ còn khỏe mạnh và ai sẽ bị các biến chứng trong tương lai để điều trị sớm? Sau một đợt điều trị, cách nào nhận biết bệnh tái phát? Trong hoàn cảnh thuốc tây quá đắt, lại không chữa trị dứt điểm được viêm gan siêu vi B, có thảo dược nào "vừa túi tiền" lại giúp gan khỏe mạnh, từ đó chống đỡ bệnh tật, chặn đứng lưỡi hái tử thần?

Thắc mắc của bạn sẽ được các chuyên gia đầu ngành giải đáp tại buổi giao lưu trực tuyến "Viêm gan B - tử thần giấu mặt của 20% dân số Việt Nam" do Báo VietNamNet tổ chức.

Thời gian: 9h ngày 30 /6/2011
Địa điểm: Tòa soạn báo VietNamNet, tầng 9 tòa nhà Harec, số 4 Láng Hạ, Hà Nội
Khách mời:

[/size]

[justify][size=4]1. GS.TS Nguyễn Văn Mùi – P.Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, Nguyên P.Giám đốc viện quân y 103[/size][/justify]
[size=4]

[/size]

[justify][size=4]2. PGS.TS Phạm Kim Mãn – P.Viện trưởng Viện nghiên cứu các bệnh hiểm nghèo.
[/size][/justify]
[size=4]

[/size]

[justify][size=4]Kính mời Bạn đọc đặt câu hỏi tại đây.[/size][/justify]
[size=4]

[/size]

[justify]
    [*][size=4]VietNamNet[/size]
[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)