Tin tức - pháp luật 2011-07-15 13:16:57

Vai trò của Mỹ trong tranh chấp Biển Đông


Bài viết “Tensions increase in South China Sea dispute” đăng trên Financial Times đánh giá về vai trò, sự trông đợi của các quốc gia liên quan đối với những cam kết của Mỹ trong tranh chấp Biển Đông cũng như khu vực.



[justify]Thượng nghị sỹ Jim Webb chỉ cho cử tọa thấy bản đồ hình lưỡi bò mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền ở khu vực Biển Đông, chiếm hầu hết vùng biển ven bờ của các nước Philippines, Việt Nam và Malaysia.[/justify]

[justify]Tranh cãi chủ quyền khu vực Biển Đông đang nổi lên là vấn đề đáng quan tâm trong quan hệ Mỹ - Trung. Vài tháng gần đây, TQ đã liên tục phản đối nỗ lực của Mỹ muốn tham gia hòa giải các tranh chấp chủ quyền Biển Đông, đặc biệt sau vụ các tàu TQ đã đụng độ với một số tàu của Việt Nam và Philippines tại vùng biển của hai nước này. Tranh cãi này có thể coi là một liều thuốc thử đối với chính quyền TTh Obama về quan hệ Mỹ - Trung sau chuyến thăm Mỹ hồi tháng một của CT TQ Hồ Cẩm Đào. TNS Jim Webb cho rằng "Chúng ta không lép vế trước kiểu đòi hỏi chủ quyền này". Chính ông đã đệ trình một Nghị quyết tại Thượng viện lên án việc TQ sử dụng vũ lực và kêu gọi giải pháp đa phương cho tranh chấp Biển Đông.[/justify]

[justify]Trong một diễn biến khác, 45 TNS đã cùng ký văn bản kêu gọi chính quyền phê chuẩn thương vụ bán máy bay F16 cho Đài Loan. Thương vụ F16 được coi là vấn đề chính trị ở cả Đài Loan và Mỹ. Tại Đài Bắc, TTh Mã Anh Cửu một mực cho rằng ĐL cần F16 nhưng lại kiềm chế không đưa ra đề nghị chính thức khi chưa được Mỹ bật đèn xanh. Bất kỳ thương vụ mua bán F16 nào đều có thể gây tổn hại đến quan hệ Mỹ - Trung.[/justify]

[justify]Căng thẳng trên vấn đề Đài Loan quay trở lại khi NT Mỹ Hilary Clinton kêu gọi cách tiếp cận đa phương để giải quyết tranh chấp Biển Đông. Bắc Kinh đã phản ứng giận giữ hồi năm ngoái khi bà Clinton tuyên bố Mỹ sẵn sàng đóng vai trò thúc đẩy đối thoại để tiến đến Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông.Bắc Kinh luôn khăng khăng cho rằng tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết song phương giữa các quốc gia liên quan.[/justify]

[justify]Khu vực Biển Đông và quần Hoàng Sa rộng lớn bao gồm các chuỗi đảo và bãi đá ngầm không người ở, là khu vực mà TQ và một số nước Châu Á khác cùng tuyên bố chủ quyền. Khu vực cũng được coi là có nhiều dầu mỏ và có tầm quan trọng chiến lược về hàng hải.[/justify]

[justify]sau nhiều năm yên ả, TQ đang trở nên mạnh bạo hơn tại khu vực. TQ đã điều tàu và máy bay đến những vùng biển mà Việt Nam và Philippines tuyên bố chủ quyền. Căng thẳng đã lên đến mức, theo ông Ken Lieberthal thuộc Viện Brookings, thì "sớm muộn sẽ có đụng độ và có người bị giết”.[/justify]

[justify]Sau một loạt sự cố gần đây,.NT Hilary Clinton được trông đợi sẽ đem vấn đề sự cần thiết phải có Bộ Quy tắc ứng xử ra bàn thảo tại Hội nghị ASEAN ở Bali tháng 7 này. Bà cũng tuyên bố ngay sau cuộc gặp vừa diễn ra với NT Philippines Albert dệt Rosario rằng Mỹ sẽ làm những gì có thể để giúp Philippines bảo vệ chủ quyền biển. Cũng như nhiều lãnh đạo Châu Á khác mong muốn sự trở lại của Mỹ để cân bằng sức mạnh đang nổi lên của TQ, NT Rosario đã thẳng thừng bày tỏ Manila tin vào sự ủng hộ vững chắc của Mỹ.[/justify]

Theo Financial Times
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)