Tin tức - pháp luật 2011-06-20 15:00:43

tàu khựa lại là tàu khựa các bác ơi


Xã luận trên một tờ báo được cho là tiếng nói của Bắc Kinh ở Hong Kong chỉ rõ Trung Quốc phải làm tốt công tác chuẩn bị về mặt quân sự để nếu các nước liên quan có hành động khiêu khích thái quá trên Biển Đông thì họ sẽ bị giáng trả mạnh mẽ.

Bản tin tối qua của hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) cho biết báo Văn Hối ngày 18/6 đã đăng bài xã luận nói trên. Văn Hối được cho là tiếng nói của Bắc Kinh ở Hong Kong, theo TTXVN.

Qua bài xã luận, lần đầu tiên kể từ khi sóng gió ở Biển Đông nổi lên, người ta thấy xuất hiện cụm từ “quyết không ngồi đó để nhìn”. Đây được coi là sự biểu lộ thái độ mạnh mẽ nhất của Trung Quốc kể từ khi tình hình Biển Đông xảy ra biến động tới nay.

Trước đó, về mặt chính thức, Trung Quốc luôn nhấn mạnh tới “hòa bình” và chỉ có một bộ phận cư dân mạng sử dụng ngôn từ mang tính chất quyết liệt như “khai chiến” trên các trang web quân sự. Bài xã luận chỉ rõ rằng thông qua hai cuộc diễn tập hải quân ở khu vực Biển Đông, Trung Quốc đã phát đi tín hiệu cảnh cáo rõ ràng:

“Cho dù chủ trương giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng phương thức hòa bình, nhưng Trung Quốc cũng đã làm tốt các công tác chuẩn bị cần thiết về mặt quân sự, có đủ quyết tâm và thực lực để bảo đảm lợi ích cốt lõi của đất nước không bị xâm phạm”. Đồng thời, Quân đội Trung Quốc đã “bày thế trận sẵn sàng chờ quân địch”, “quyết không ngồi đó để nhìn” những hành động xâm phạm chủ quyền quá đáng mà nhất định sẽ có đòn “phản kích mạnh mẽ”.

Nếu xem đến ngôn từ mà Trung Quốc đã sử dụng trước khi xảy ra chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Trung - Ấn và cuộc xung đột ở đảo Trân Bảo (Nga gọi là Damasky) với Nga, CNA nhận xét cụm từ “quyết không ngồi đó để nhìn” cho thấy rõ quyết tâm của Bắc Kinh không ngại sử dụng vũ lực khi cần thiết.

Trung Quốc mới đây cũng thông báo đã tiến hành tập trận 3 ngày đêm trên Biển Đông, phía nam đảo Hải Nam. Hải đội gồm 14 tàu đã luyện các chiến thuật đổ bộ và chống tàu ngầm.

Hiện nay tàu hải tuần Haixun 31 trọng lượng 3.000 tấn của Trung Quốc đang trên đường đi thăm Singapore. Trước khi tới Singapore, tàu này được cho là sẽ đi qua các quần đảo có tranh chấp gồm Hoàng Sa và Trường Sa. Báo chí Trung Quốc cho hay, các thành viên trên tàu hải tuần này sẽ kiểm tra các tàu mang cờ nước khác trên vùng biển mà Bắc Kinh cho là họ có chủ quyền.

Bắc Kinh đưa ra yêu sách 9 đoạn về chủ quyền, ôm gần như trọn vùng Biển Đông, trùm lên vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác. Yêu sách này hoàn toàn bị các bên liên quan bác bỏ vì không có cơ sở pháp lý.

Philippines mới đây tuyên bố đưa soái hạm của mình ra Biển Đông, ở vùng gần Trường sa, nhằm thực thi luật pháp, sau khi tàu Haixun 31 của Trung Quốc khởi hành.

Philippines cùng 5 nước ASEAN khác và Mỹ đang tiến hành tập trận thường niên mang tên SEACAT trên Biển Đông và vùng phía tây quốc đảo. Sau đó Mỹ và Philippines - hai quốc gia có Hiệp định phòng thủ chung - sẽ diễn tập trên biển Sulu.

Tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước LHQ về luật biển 1982, diễn ra ở New York, 7 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam đã ra kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông.

Cũng tại hội nghị này, đề cập việc gần đây Trung Quốc đã liên tục phá hoại hoạt động khảo sát bình thường do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến hành trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh khẳng định đây là những hành vi có chủ ý, được tính toán kỹ, nhằm mục đích biến các vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam thành khu vực tranh chấp, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm các quy định và nguyên tắc cơ bản của Công ước.





~~~~~ trích yh ~~~~
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)