Tin tức - pháp luật 2013-12-03 06:23:00

Tại sao Mỹ mua trực thăng Nga?


Đơn giản nhưng nguy hiểm, giá rẻ nhưng tính sống sót cao, tải trọng lớn là những lý do khiến Mỹ muốn mua trực thăng Mi-17 Nga trang bị cho Afghanistan.

 

 
 
 
 
Nước Mỹ với gần 20.000 thương vong trong cuộc chiến ở Afghanistan cuối cùng cũng đưa ra được quyết định có vẻ là chính xác khi trang bị cho Quân đội Quốc gia Afghanistan với trực thăng Nga (Mi-17V5) thay vì sử dụng hàng Mỹ.
 
Lý do khiến người Mỹ quyết định việc trang bị này nếu xét về mặt quân sự thì sẽ rất hợp lý: chiến đấu bằng những vũ khí tốt nhất có thể. “Một trong những lý do khiến người Afghanistan thích trực thăng Nga hơn là do những mẫu trực thăng này thích nghi tốt hơn với môi trường khắc nghiệt ở nước này”, ông Christopher Harmer – phi công trực thăng Hải quân Mỹ về hưu cũng là nhà nghiên cứu Hải quân cao cấp tại Viên nghiên cứu Chiến tranh cho hay.
 
Nói cách khác, trực thăng Nga phù hợp với môi trường chiến tranh ở Afghanistan hơn.
Tuy nhiên, hiện nay hợp đồng này có thể sẽ bị hủy do các nhóm nhân quyền và liên minh các chính trị gia cánh phải do cho rằng hãng xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga – Rosoboronexport đã cung cấp Mi-17 cùng các vũ khí khác cho Syria.
Trực thăng Mi-17 trong Không quân Afghanistan. 


 
Trực thăng Nga “đơn giản nhưng nguy hiểm”
 
25 năm kể từ khi Quân đội Liên Xô rời Afghanistan, trực thăng Nga vẫn được nhớ đến như một vũ khí lợi hại. Trực thăng Nga gây rất nhiều khó khăn cho các chiến binh “tử vì đạo” được Mỹ, A Rập Saudi, Anh, Pakistan và Trung Quốc hậu thuẫn trước khi sự ra đời của tên lửa phòng không vác vai Stinger làm cân bằng cán cân.
 
Học được nhiều kinh nghiệm từ Afghanistan, người Nga đã phát triển trực thăng của họ để tăng khả năng sống sót trong các cuộc chiến khó khăn. Theo ông Harmer, người Nga biết cách làm cho vũ khí của họ trở nên mạnh mẽ.
 
Nhà tư vấn quốc phòng Loren Thompson đến từ viện Lexington cho biết, sự đơn giản trong quá trình điều khiển cũng là một ưu thế lớn của trực thăng Nga.
 
Trước đó, tờ TIME từng nhận xét về cách phương Tây nhìn nhận sai lầm về sự đơn giản trong vũ khí Nga:”Vũ khí Nga thường đơn giản trong thiết kế và cơ động hơn. Trong một thời gian dài, phương Tây tin rằng Liên Xô làm các vũ khí đơn giản vì họ không đủ khả năng làm một vũ khí phức tạp. Bây giờ, phương Tây dần nhận ra sự đơn giản là đỉnh cao trong kỹ năng của các kỹ sư thiết kế”.
 Buồng lái chiếc Mi-8/17 luôn "đơn giản" so với trực thăng Mỹ, châu Âu.


 
Nhìn từ phía binh sĩ Mỹ
 
Quân đội Mỹ cho rằng các mẫu trực thăng của nước này quá tân tiến để hoạt động ở Afghanistan – một chiến trường với công nghệ lạc hậu. Vì vậy, các mẫu trực thăng đơn giản của Nga sẽ phù hợp hơn với kỹ năng của binh sĩ Afghanistan.
 
Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác khi nói về trình độ kỹ thuật của các binh sĩ Afghanistan. Trong những năm 1980, người Nga đã xây dựng lực lượng Không quân Afghanistan (AAF) với hơn 400 máy bay quân sự bao gồm hơn 200 máy bay chiến đấu. Lực lượng này sẽ trợ giúp chính phủ Afghanistan (thời điểm đó) trong việc chống lại các chiến binh tử vì đạo. AAF đóng quân tại tỉnh Shindand, gần biên giới Iran.
 
Hiện nay, việc chiêu mộ các binh sĩ cho AAF được tiến hành chủ yếu tại Shindand. Theo người chỉ huy căn cứ, điều này gợi lại ký ức về một lực lượng không quân mạnh mẽ trong quá khứ trước khi căn cứ này bị tiêu diệt.
 Binh sĩ Afghanistan không hề yếu kém.


 
Vì vậy, lập luận cho rằng việc Mỹ huấn luyện các binh sĩ Afghanistan trong 1 thập kỷ mà không có nhiều tiến bộ có thể coi là 1 lập luận không căn cứ.
 
Tiêu hao cao
 
Chương trình huấn luyện về máy bay Mỹ cũng có giá cao gấp 2-3 lần so với chương trình huấn luyện tương tự của Nga. Không những thế, máy bay trực thăng quân sự Mỹ cũng gặp nhiều thiệt hại ở cả Iraq và Afghanistan.
 
Nằm ở vị trí cao, khí hậu của Afghanistan cũng không phù hợp với trang thiết bị trực thăng. Ví dụ điển hình là cơn bão vào tháng 6/2013 đã làm hư hại hơn 80 máy bay quân sự Mỹ: gãy cánh quạt, đập vỡ cửa kính cửa sổ và khiến những máy bay này không thể hoạt động được trong vòng 1 tuần.
 Tuy rất hiện đại nhưng trực thăng Mỹ vẫn gặp tổn thất lớn ở Afghanistan.


 
Lực lượng Taliban cũng gây nhiều thiệt hại cho máy bay trực thăng Mỹ. Lực lượng này tuyên bố đã bắn rơi nhiều máy bay trực thăng ở nhiều nơi trên Afghanistan.
 
Theo nghiên cứu của viện Brooking, chỉ có 5% số lượng binh sĩ thiệt mạng tại chiến trường Iraq do máy bay trực thăng rơi, thì con số này ở Afghanistan là 12%.
 
Mặc dù Quân đội Mỹ không thừa nhận sự hiệu quả trong chiến thuật của Taliban, nhưng điều này hoàn toàn dễ hiểu.
 
Mi-17 “sống sót cao, giá rẻ hơn” so với UH-1, UH-60
 
Mi-17V5 là biến thể xuất khẩu của mẫu trực thăng huyền thoại Mi-8 được sản xuất và xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới (12.000 chiếc được sản xuất và 3.000 được xuất khẩu). Mẫu trực thăng này có thể được sử dụng cho cả nhiệm vụ chuyên chở và nhiệm vụ chiến đấu.
 
Trực thăng Nga có kích thước và trọng lượng gần gấp đôi so với mẫu tương ứng của Mỹ - Bell UH-1, mặc dù chỉ có khả năng chuyên chở hàng hóa nhiều hơn 50%.
 
Tuy nhiên, Mi-17V5 sẽ có lớp giáp tăng khả năng sống sót so với UH-1. Đầu năm 2013, một chiếc Mi-17 của Không quân Syria trúng tên lửa của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ nhưng vẫn bay đủ lâu để phi công Syria lái quay trở lại không phận nước này tránh bị bắt giữ.
 
Trong khi Quân đội Mỹ thay thế UH-1 bằng UH-60 trong những năm 1980, người Nga tiếp tục nâng cấp động cơ và hệ thống điện tử cho Mi-17. Máy bay Nga cũng có giá rẻ hơn một nửa so với UH-60.
 
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey cho biết vào mùa hè 2013: “Không có loại vũ khí nào khác chúng ta có thể cấp cho Afghanistan ngoài loại trực thăng kể trên (ý chỉ Mi-17)”.
Mi-17 giúp Afghnistan chống lại quân khủng bố tốt hơn so với trực thăng Mỹ. 


 
Thời gian cho Afghanistan
 
Một chi tiết khác là khả năng tiếp cận. Afghanistan không có nhiều con đường tốt và hầu hết trong số này đều bị quân khủng bố gài mìn. Hầu hết đất nước chỉ có thể tiếp cận bằng máy bay. Việc hạ cánh và cất cánh trên đường cao tốc ở Afghanistan sẽ giống như chơi trò cò quay Nga. Máy bay trực thăng là phương tiện gần như an toàn nhất để vận chuyển binh lính và hậu cần.
 
Việc quân đội Mỹ rút về các căn cứ ở thành phố, cuộc chiến này sẽ là cuộc chiến của Quân đội Quốc gia Afghanistan. Với lực lượng này, không quân sẽ là lực lượng duy nhất cản trở Taliban trở lại Kabul. Việc ngừng hợp đồng mua trực thăng, người Mỹ đang cho thấy họ bỏ rơi đồng minh Kabul như thế nào.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)