Sức khoẻ 2012-09-19 10:01:25

Sốt mò xuất hiện tại thành phố: Biến chứng có thể gây tử vong


[justify][size=2]Bệnh sốt mò thường xuất hiện ở vùng trung du, miền núi, nhưng thời gian gần đây đã xuất hiện ở cả khu vực thành phố.

[/size][/justify]
[justify][size=2]Điều nguy hiểm là do mò đốt chỉ nổi 1 nốt (có khi 2 nốt) ở chỗ da mềm, ẩm, chỗ kín nên ít người để ý và dễ chẩn đoán nhầm.[/size][/justify]
[justify][size=2]Dễ chẩn đoán nhầm[/size][/justify]

[justify][size=2]Hai tuần liền anh Kiên Cường (Kim Ngưu, Hà Nội) luôn sốt cao 39 – 40 độ C. Đi khám tại phòng mạch tư, bác sĩ bảo bị sốt virus nên điều trị và cho truyền dịch 10 ngày nhưng vẫn không dứt cơn sốt. Hoảng sợ, anh Cường tìm đến BV Bệnh nhiệt đới TƯ khám lại. Sau những test chẩn bệnh, các bác sĩ phát hiện ra anh bị bệnh sốt mò.[/size][/justify]

[justify][size=2]Trước đó, một số người dân ở Vạn Phú, Vạn Ninh, Khánh Hòa cũng bị sốt, đi khám được chẩn đoán bị sốt xuất huyết, điều trị không hạ sốt được mới chuyển lên khoa truyền nhiễm (BV Đa khoa Khánh Hòa) và được phát hiện là bị sốt mò.[/size][/justify]

[justify][size=2]Theo BS Đặng Hồng Hải (Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Bệnh nhiệt đới TƯ), bệnh sốt do ấu trùng mò (gọi là bệnh sốt mò), là bệnh truyền nhiễm cấp tính do mầm bệnh là Rickettsia orientalis (từ các động vật hoang dã gặm nhấm chuột, thỏ, lợn, các loài chim hoặc vật nuôi như chó, lợn, gà…) gây nên. Ở miền Bắc bệnh lưu hành từ tháng 5 - 10, còn ở miền Nam xảy ra quanh năm, cao nhất vào mùa mưa. Mọi lứa tuổi đều có thể bị mò đốt, nhưng chủ yếu ở tuổi lao động ở nông thôn, rừng núi (80,5%) với những người làm rừng, khai hoang, săn bắn… dễ mắc.[/size][/justify]

[size=2]
[/size]
[size=2]Vết đốt mò thường ở chỗ kín nên dễ bị bỏ qua
[/size]

[justify][size=2]Bệnh sốt mò có nhiều thể nặng nhẹ khác nhau, tùy vùng và tùy loại mầm bệnh có độc tính cao hay thấp. Sau khi bị ve, mò đốt sẽ ủ bệnh 8 - 12 ngày (sớm hơn là 6 ngày, muộn là 21 ngày). Sau 1-2 tuần người bệnh sẽ sốt cao 39 – 40 độ và kéo dài. Ở thể nhẹ hay có hạch sưng to ở nách, bẹn nhưng không nóng, đỏ và thường xuất hiện cùng sốt hoặc sau sốt 2-3 ngày. Muộn hơn hạch sẽ xuất hiện ở toàn thân. Hạch gần vết loét thường sưng to bằng quả xoan và tưng tức, sau đau dần. Hạch toàn thân sưng ít, đau nhẹ hơn. Sốt 4-7 ngày ngực, bụng sẽ mọc nốt dát, sẩn (ban) nhỏ như hạt kê đến 1cm, rồi lan ra khắp mình (ít khi có ở mặt, lòng bàn tay, gan bàn chân). Người bệnh đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, mắt nhức sung huyết, môi khô… Ở giai đoạn muộn có thể bị mê sảng, hạ huyết áp, viêm phổi, rối loạn tiêu hóa… nhưng không lây truyền sang người khác. Dân địa phương thường ít mắc và mắc thể nhẹ, nhưng khách du lịch dễ mắc thể nặng.[/size][/justify]

[justify][size=2]Do mò đốt chỉ nổi 1 nốt (có khi 2 nốt) ở chỗ da mềm, ẩm, kín như bộ phận sinh dục, hậu môn, nách, bẹn, rốn, cổ và không đau, rát, ngứa (80%) nên ít người để ý. Vết loét khỏi da xung quanh cứng, đóng vảy màu nâu đen. Khi sốt cao nốt phổng này loét thì hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc đã nặng và liên tục sốt 39 – 40 độC, hoặc sốt kiểu nối cơn kéo dài từ 15 - 20 ngày. Ở thể nặng sẽ có các biến chứng tim mạch, hô hấp, thần kinh, xuất huyết… có thể gây tử vong. Trong khi đó, nếu sớm được chẩn đoán đúng, bệnh nhân sốt mò sẽ hồi phục sức khỏe chỉ sau 3 - 5 ngày điều trị.[/size][/justify]

[justify][size=2]Phòng bệnh

[/size][/justify]
[size=2]Theo ThS. Đoàn Đức Hùng (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn), hiện chưa có vaccine phòng bệnh nên cá nhân tự bảo vệ mình khỏi bị ve, mò đốt. Người ở vùng dễ bị lây bệnh hoặc hay làm việc, đi lại ở rừng núi mặc quần áo có dây chun buộc chặt ở ống quần hoặc gài ống quần, tay áo vào bít tất, thắt chặt ống tay, ống quần, đi giày cao cổ, tất dày, quấn xà cạp… Sau khi đi vào vùng rừng núi, suối… về nên thay đồ giặt ngay, không nên mặc lại. Nhà ở vùng có bệnh lưu hành cần thường xuyên dọn sạch cỏ dại, phát quang quanh nhà, tổ chức diệt chuột và các loài gặm nhấm.[/size]

[size=2]BS Hồng Hải khuyên, sau những chuyến du lịch tới vùng rừng núi, khe suối về… nếu phát hiện nốt mò đốt hoặc xuất hiện các triệu chứng sốt do mò cần thông báo cho bác sĩ khám để chẩn bệnh. Đặc trưng của bệnh sốt mò là vết loét (có thể thấy ở đùi, bụng, cổ, ngực, lưng…) giống vết muỗi đốt, sau hơi phỏng, rồi vỡ thành vết loét nhỏ đường kính từ 0,5 – 1cm. Khi vết loét khỏi, da xung quanh cứng, đóng vảy màu nâu. Vì vết loét không ngứa, không đau rát, nên bệnh nhân không để ý đến.[/size]

[size=2]Bệnh sốt mò điều trị bằng kháng sinh thích hợp sẽ cắt sốt nhanh, nếu không được điều trị kháng sinh và không có biến chứng, thông thường sốt kéo dài khoảng 2-3 tuần (cá biệt sốt tới 27 ngày). Bệnh phục hồi chậm, thời gian dưỡng bệnh kéo dài 1-2 tuần. Không nên để can thiệp muộn vì dễ có biến chứng nguy hiểm. Người bệnh khi sốt tránh tự ý dùng các loại thuốc hạ sốt kẻo để lâu bệnh càng nặng thêm. Vì sốt cao, bệnh nhân ăn uống kém nên dễ bị mất nước điện giải. Do vậy cần bổ sung truyền dịch, uống thuốc an thần, hạ sốt (khi sốt cao), uống nhiều nước, nhất là cam, quýt, bổ sung vitamin C, B1… cho người bệnh.[/size]

[size=2]Dù được điều trị bằng kháng sinh cũng hay bị tái phát, do đó dù đã khỏi, bệnh nhân vẫn phải theo dõi để uống thuốc ngay khi có dấu hiệu tái phát.[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)