Quả thật, sau gần 2 giờ đồng hồ ngồi trong phòng xăm của Hưng (giới xăm vẫn gọi là Hưng Tattoo) ở phố Nguyễn Quyền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, tôi mới nhận thấy để có một hình xăm độc đáo là… cả một vấn đề.
Tuy chưa quá tuổi “băm” nhưng Hưng đã có tiếng trong giới xăm. Trước mỗi ca xăm hình Hưng luôn tuân thủ các bước vệ sinh.

Đeo găng tay, dùng cồn lau rửa các dụng cụ kỹ thuật

Đặc biệt tỷ mỷ lắp ráp các chi tiết của máy xăm

Khác với trước đây xăm thủ công, ngày nay để rút ngắn thời gian và thực hiện được những chi tiết khó, các thợ xăm thường làm việc với máy xăm

Để bước vào những đường xăm đầu tiên, mũi máy xăm được nhúng vào khay mực. Hưng cho biết, mực anh thường sử dụng được nhập khẩu về từ Đức hoặc Nhật, là loại mực có chất lượng tốt.

Chiếc máy phát ra tiếng kêu rè rè, mũi máy lượn đi lượn lại theo ý của chủ

Cả khách lẫn thợ đều tập trung, khách chịu đau, còn thợ không nháy mắt

Hình xăm cá chép hoá rồng dần được lộ ra, Hưng đang hoàn thiện nốt những đường nét cuối. Khác với một số thợ khác là phải xăm theo mẫu, riêng Hưng thực hiện công việc này theo ngẫu hứng. Hưng cho biết sỡ dĩ làm được như thế là từ nhỏ anh đã có khiếu hội hoạ, cho nên cầm máy lên, khách yêu cầu hình gì là trong đầu đã “vẽ sẵn ra rồi”

Khoảng gần 2 giờ đồng hồ, Hưng đã thực hiện xong hình cá chép hoá rồng cho khách. Được biết, để được một hình xăm như thế này, khách phải trả 1,5 triệu đồng

Hưng bật mí, bộ đồ nghề mà nhìn qua có vẻ đơn giản này có trị giá hơn 30 triệu đồng. Bù lại, ngày làm “đỉnh cao” nhất đem lại cho Hưng hơn 10 triệu đồng

Trong phòng xăm có vẻ chật hẹp của Hưng dán đầy hình xăm, một phần là hình mẫu nhưng cũng nhiều bức hình là tác phẩm của anh thực hiện

Xong việc, Hưng lại cẩn thận lau lại đồ nghề