Chuyện lạ 2011-09-06 04:23:34

Hội Tam hoàng và Yakuza


[justify][size=4] Hội Tam hoàng

[/size]Các băng Triad (Hội Tam hoàng) Hồng Công, Đài Loan hiện đang được coi là các băng tội phạm có tổ chức gốc châu Á mạnh nhất, đồng thời cũng gây ảnh hưởng lớn nhất trên toàn thế giới.[/justify]



[justify][size=2]Các băng tội phạm Triad Hồng Công đã bí mật tồn tại trên 300 năm nay, đồng thời chúng đã thay đổi, phát triển theo từng giai đoạn lịch sử và tình hình chính trị. “Triad” là một từ tiếng Anh hiện đại được dùng để miêu tả những biểu tượng tìm thấy trên những lá cờ và những khẩu hiệu của một trong các nhóm của băng tội phạm lớn này có tên là “Hung league” hoặc tên gọi khác là “băng tội phạm Thiên - Địa - Nhân”.[/size][/justify]

[justify][size=2]Hội Tam hoàng là băng xã hội đen có nguồn gốc từ các tổ chức bí mật hồi thế kỷ XVIII. Mặc dù vẫn duy trì lời thề trung thành và tên gọi, Hội Tam hoàng ngày nay không hoàn toàn giống các bậc tiền bối của chúng và nhìn chung mối liên kết lịch sử này chỉ là sự tô vẽ của bọn tội phạm. Tuy nhiên, tổ chức và kỷ luật của băng Tam hoàng này cho thấy chúng là các băng tội phạm nguy hiểm kể từ khi triều đại nhà Thanh sụp đổ năm 1911. Rất nhiều tên đã chuyển đến Hồng Công trước Chiến tranh thế giới thứ 2.[/size][/justify]

[justify][size=2]Trong thời kỳ Nhật chiếm đóng, các băng Tam hoàng hợp tác chặt chẽ với chính quyền đương thời và cách mạng Trung Hoa không chỉ để củng cố vị trí của chúng ở Hồng Công mà còn tạo điều kiện cho các băng Tam hoàng theo Quốc dân đảng chạy sang Đài Loan.[/size][/justify]

[justify][size=2]Có rất nhiều băng Tam hoàng, định nghĩa thật chính xác không dễ chút nào, vì chúng là những tổ chức lỏng lẻo hoặc là mạng lưới những tội phạm riêng rẽ, và các nhóm nhỏ gắn kết với nhau bởi một lời thề chung, một tính chất riêng biệt, có tính ràng buộc lẫn nhau và có quan hệ máu mủ. Băng “Ngũ - Lục - Thập Nhân đảng” ở Hồng Công hiện nay có nguồn gốc từ 3 băng Tam hoàng (băng Sun Yee On, băng 14K và băng Wo). Các băng đảng ở Đại lục có nguồn gốc từ băng Vòng tròn lớn (Big Circle Boy). Ở Đài Loan băng Tre xanh thống nhất (United Bamboo Gang) và băng Bốn biển (Four Seas Gang) đóng vai trò chỉ đạo, chi phối các băng nhóm khác. Còn ở Ma Cao băng Thủy Phong và băng 14K là những băng nhóm chính. Nhưng vừa qua băng trưởng của băng 14K, tên là Wan Kuk-koi, biệt hiệu “Răng gãy” đã bị kết án, nên có thể sẽ dẫn đến cuộc chiến giành quyền kiểm soát và phân chia khu vực làm ăn giữa chúng. Mặc dù băng Thủy Phong có liên kết với băng Wo nhưng chúng chưa có khả năng kiểm soát vùng đất này. Băng Sun Yee On ở Hồng Công từ lâu đã muốn mở rộng lãnh thổ “làm ăn” sang Ma Cao, giờ đây đang chuẩn bị cho cuộc tấn công mới.[/size][/justify]

[justify][size=2]Từ giữa thế kỷ XIX đến giai đoạn đầu thế kỷ XX có khoảng 850.000 người Trung Hoa lục địa di cư sang Hồng Công. Cùng với sự thất bại của Chính phủ dân tộc chủ nghĩa Trung Hoa năm 1949, hàng nghìn người Hoa từ Trung Hoa lục địa chạy sang Hồng Công, Đài Loan và các nước châu Á. Trong số người tị nạn đó có rất nhiều tên là thành viên của băng tội phạm Triad. Đó chính là nguồn gốc của sự gia tăng về những hoạt động phạm tội do bọn Triad Hồng Công gây ra. Những hoạt động phạm tội của Triad đã kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng của xã hội. Năm 1950, Bộ luật cấp bách của Hồng Công đã được thông qua, dựa vào đó chính quyền Hồng Công đã trục xuất 600 công chức làm việc cho Triad và giam giữ trên 10.000 tên nghi vấn khác.[/size][/justify]

[justify][size=2]Mô hình cơ cấu tổ chức của chúng như sau: đứng đầu là thủ lĩnh, dưới là một phó thủ lĩnh. Tầng thứ hai là các trưởng nhóm và trưởng nhóm nghi lễ. Tầng thứ 3 là trưởng nhóm chiến đấu, cố vấn và quan liên lạc.[/size][/justify]

[justify][size=2]Hiện nay hoạt động phạm tội mang tính quan trọng nhất của các băng tội phạm có tổ chức Triad là buôn lậu ma túy, đặc biệt là buôn lậu hêrôin đang phát triển mạnh ở hầu hết các nước Tây Âu và Bắc Mỹ cũng như ở một số nước Đông Nam Á. Hoạt động tống tiền tập trung vào những người gốc Hoa (đặc biệt là các chủ nhà hàng), những hoạt động khác như đánh bạc và hoạt động mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em.[/size][/justify]

[justify][size=2]Để tạo điều kiện dễ dàng cho việc nhập cảnh bất hợp pháp qua các cửa khẩu, bọn chúng đã và đang gây ra các loại tội phạm liên quan đến việc sử dụng giấy thông hành giả, hộ chiếu giả, thẻ cử tri giả. Hiện đang có khoảng 40.000 đến 100.000 người Hoa đang sinh sống bất hợp pháp tại Hà Lan.[/size][/justify]

[justify][size=2]Các băng tội phạm có tổ chức Triad không tập trung vào các hành vi phạm tội như giết người, cướp có vũ trang, bắt cóc và buôn lậu vũ khí. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây bọn chúng đã liên quan đến nhiều hoạt động phạm tội lừa đảo, làm sạch đồng tiền, sử dụng thẻ tín dụng giả. Bọn này đang âm mưu nắm quyền kiểm soát về các hoạt động giải trí dành cho người Hoa và thị trường băng video casette châu Á.[/size][/justify]

[justify][size=2]Các thành viên của Triad thường ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau, thông báo cho nhau những âm mưu phạm tội. Từ đây cho ra đời các băng tội phạm quốc tế lớn bao gồm nhiều băng tội phạm thuộc Triad hợp lại.[/size][/justify]

[justify][size=2]Vào cuối năm 1970 đã xảy ra cuộc đụng độ giữa các băng tội phạm có tổ chức gốc Hoa và các băng tội phạm người Singapore ở Hà Lan. Kết quả, các băng tội phạm người Singapore đã chiến thắng và lấy tên là AHKONG. Băng này đẩy dần các băng của Hồng Công ra khỏi thành phố Amsterdam, Hà Lan. Cuộc đụng độ giữa các băng tội phạm ở Hà Lan đã kéo dài đến hết năm 1970. Chiến tranh giữa các băng tội phạm, sự thất bát mùa màng ở vùng Tam giác vàng và những cố gắng của cảnh sát đã làm giảm hẳn những hoạt động của băng tội phạm này. Nhưng sau năm 1986, AHKONG đã tổ chức lại lực lượng của mình tại Hà Lan.[/size][/justify]

[justify][size=2]Hoạt động của chúng tập trung vào buôn lậu ma túy quốc tế, các hoạt động phá hoại tập trung vào cộng đồng người Hoa, cướp có vũ trang và các hoạt động tội phạm khác như đánh bạc bất hợp pháp, tẩy rửa tiền…[/size][/justify]

[justify][size=2]Chúng còn đặc biệt tập trung vào những hoạt động giết người, buôn lậu hêrôin, mại dâm, tống tiền và đánh bạc ở Đan Mạch, Thụy Điển. Thông tin điều tra cho biết, hiện nay băng tội phạm AHKONG và băng 14K Triad đang giành nhau quyền kiểm soát các hoạt động ở Thụy Điển, và băng AHKONG có nguy cơ bị thất bại trong cuộc đọ sức này.[/size][/justify]

[justify][size=2]Trong khi đó ở Quảng Châu (xuất phát điểm của băng 14K trong những năm 40), các băng trong Đại lục liên kết với băng Vòng tròn lớn cũng đang chuẩn bị cho một cuộc “xâm lấn”.[/size][/justify]

[justify][size=2]Các băng Tam hoàng chỉ là một phần của xã hội đen. Còn có nhiều tổ chức tương tự ở Trung Quốc Đại lục, nguy hiểm nhất là băng Vòng tròn lớn. Băng này không có cùng truyền thống và các lễ nghi như các băng Tam hoàng. Thành viên của chúng là những hậu vệ binh và những người được đưa đến các trại lao động của Trung Quốc (những trại này được đánh dấu trên bản đồ Trung Quốc là những vòng tròn lớn nên mới có tên như vậy).[/size][/justify]

[justify][size=2]Ngoài ra, còn có một số băng nhóm dựa vào Mỹ, đó là các băng nhóm gốc Trung Hoa hoạt động trên đường phố ở khắp nơi trên thế giới, chuyên chuyển tiền vào các hệ thống ngân hàng bí mật, buôn người và ma túy. Chúng hoạt động bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, nhưng vẫn gắn kết với các băng tội phạm trong nước. Chúng kiểm soát toàn bộ hoạt động buôn ma túy ở Đông Nam Á, với doanh thu hàng năm là [size=4]200[/size] tỉ USD. 3blur3[/size][/justify]

[justify][size=2]
[size=4]Yakuza và Mafia Nhật Bản
[/size][/size][/justify]

[justify][size=2]Từ lâu, Nhật Bản được thế giới nói đến như là một quốc gia có nền kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công kể trên, xã hội Nhật Bản vẫn còn lắm những hạt sạn, đặc biệt là bức màn đen của thế giới tội phạm có tổ chức.[/size][/justify]

[justify][size=2]Ngày nay danh từ Yakuza trở nên thông dụng để chỉ một tổ chức mafia thuộc các tổ chức tội phạm Nhật Bản (Bôriôcuđan). Nghiên cứu lịch sử mafia Nhật Bản, chúng ta thấy tổ chức tội phạm Nhật Bản này phát triển qua nhiều thời kỳ.[/size][/justify]

[justify][size=2]Theo hồ sơ của Interpol và tài liệu của Tổng cục Cảnh sát quốc gia Nhật Bản, vào thời kỳ các sứ quân (1603-1867), Yakuza chỉ gồm những tên tội phạm nhỏ, chuyên bảo kê cho các chợ phiên, sau đó trở thành những đội quân đánh thuê cho các sứ quân. Năm 1881, Yakuza được tập hợp lại trong một tổ chức có tên “Thương hội Biển đen” - chuyên đảm nhận các chuyến ăn hàng trên biển lẫn tổ chức giết thuê để nhận thù lao. Đến đầu thế kỷ XX, Yakuza hầu như khống chế được toàn bộ quyền lực đen tối trong xã hội Nhật Bản. Năm 1945, sau khi Nhật hoàng đầu hàng quân Đồng minh, Yakuza cho thành lập nhiều nhà thổ, sòng bạc, cùng nhiều kho chứa ma túy gọi là sabu. Đây là một loại ma tuý được quân đội Nhật sản xuất chỉ dùng riêng cho các phi công trong lực lượng phi công cảm tử Kamikaze (biệt đội Thần phong). Nhờ vậy, Yakuza trở thành nhà phân phối ma túy độc quyền tại Nhật. Chưa dừng lại ở đây, vào thập niên 1960, đi đôi với việc cất cánh của nền kinh tế Nhật Bản, Yakuza bắt đầu vươn vòi vào ngành kinh doanh bất động sản, tài chính và công nghệ cao. Yakuza đã trở thành một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế và xã hội Nhật Bản.[/size][/justify]

[justify][size=2]Từ năm 1960 đến 1980 được xem là giai đoạn cực thịnh của Yakuza. Yakuza đã tạo dựng một sức mạnh tài chính hùng hậu, từ đó thâm nhập vào hệ thống chính trị Nhật Bản. Các thành viên Yakuza rất dễ nhận biết vì họ thường xăm các hình tượng rồng, phượng lên mình người võ sĩ. Yakuza đã chia sẻ quyền lực với cảnh sát, chẳng hạn, tại các quán bar, sòng bạc, hộp đêm… những nơi đáng lẽ ra phải có sự hiện diện của cảnh sát, thì thay vào đó lại là Yakuza. Yakuza đã thực sự thế chân cảnh sát để giữ trật tự. Chính kiểu làm ăn ma quỷ này đã khiến cho các băng đảng Yakuza càng thêm lộng hành, lấn át chính quyền. Đầu năm 1992, dưới áp lực của dư luận, Quốc hội Nhật mới thông qua Đạo luật Chống tội phạm có tổ chức.[/size][/justify]

[justify][size=2]Kể từ năm 1955, nhiều tổ chức mafia ở Nhật đã tăng nhanh. Tính đến năm 1963 đã có 5.216 tổ chức mafia với tổng cộng 184.091 tên. Từ năm 1963 đến 1988 tỉ lệ các tổ chức mafia giảm dần còn 3.155 và có 87.260 tên. Theo Sách trắng của Cảnh sát Nhật Bản năm 2004 thì vào năm 2003 Nhật Bản có 192 tổ chức mafia với 81.300 thành viên.[/size][/justify]

[justify][size=2]Để chống hoạt động mafia, Quốc hội Nhật Bản đã ban hành Luật Chống mafia nhằm bảo đảm an ninh và sự bình yên cho mọi người dân. Bộ luật đề ra các biện pháp đánh vào các hoạt động tham nhũng của các tổ chức mafia thuộc nhóm Bôriôcuđan; tiến hành các biện pháp phòng ngừa những thảm họa có thể đến với những người dân trong lúc xung đột giữa các tổ chức mafia. Đồng thời khuyến khích mọi hoạt động của quần chúng, nhằm góp phần ngăn chặn vào những thảm họa mà các tổ chức mafia có thể gây ra. Bộ luật này ban hành ngày 15/5/1991 và có hiệu lực từ 1/3/1992. Theo Sách trắng của Cảnh sát Nhật Bản năm 2004 thì năm 2003 cảnh sát Nhật đã bắt giữ 32.985 thành viên mafia.[/size][/justify]

[justify][size=2]Về tổ chức đấu tranh chống tội phạm có tổ chức, Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản NPA thành lập Cục Chống tội phạm có tổ chức trong bộ máy Tổng cục Điều tra tội phạm.[/size][/justify]

(Theo Công an nhân dân)
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)