Nhắm mắt xuôi tay không hẳn là cạn kiện sức khỏe mà người ta quan niệm rằng đó là nghi thức cuối cùng để đưa con người đến một cấp độ hoàn toàn mới. Một số nền văn hóa tổ chức nghi lễ đám tang có thể là tiệc tùng ăn uống, cũng có khi là nhảy múa reo hò. Thân nhân của người quá cố thường quan niệm rằng chôn cất và hỏa táng chỉ mang ý nghĩa nghi thức. Những tập tục tang lễ sau đây có thể làm bạn bất ngờ.
1. Táng lộ thiên – cho kền kền ăn xác
Những tín đồ thờ thần lửa tin rằng sau khi qua đời thi thể người trở thành chủ thể của hôi tanh và ô uế. Hỏa táng hoặc an táng đều bị loại trừ vì theo họ có thể gây uế tạp các thành phần như lửa và đất. Vì thế họ thực hiện nghi lễ lộ thiên táng.

Tháp Câm lặng tại Mumbai.
Thi hài người quá cố được đem ra để tạo thành một hình tháp mang tên Tháp câm lặng và những con kền kền lao tới rỉa thịt. Nghi lễ này hiện nay chỉ còn thực hiện ở tiểu lục địa Ấn Độ. Số lượng loài kền kền đang giảm đi làm cho quá trình tiến hành nghi lễ thêm phần rùng rợn hơn. Những hình ảnh gần đây cho thấy xác chết chất đống ngày một nhiều trên đỉnh tháp ở Mumbai đã nổ ra cuộc tranh cãi khá gay gắt từ công luận.
2. Ăn chay đến hơi thở cuối cùng

Tuy bị bệnh nhưng cái chết của bà không do nguyên nhân căn bệnh này gây ra mà là kết quả sau 13 ngày ăn chay kiểu santhara. Tự nguyện chết thông qua ăn kiêng được cộng đồng Jains thực hiện với niềm tin không có bạo lực đối với các sinh vật.
Thuật santhara thường được khởi xướng sau khi người ta cho rằng cuộc sống phục vụ cho lý tưởng vốn có của nó và sẵn sàng gột rửa tâm hồn.
Tuy nhiên, dư luận đối lập với tư tưởng này ngày một tăng thêm, vì cho rằng đó là một hình thức tự tử hoặc trợ tử. Riêng trong cộng đồng khai sinh ra thuật ăn chay này, việc ngăn cản santhara có thể khiến cho người ta buộc phải đi lưu đày.
3. Tự ướp xác

Để thực hiện, người ta sử dụng vỏ cây canh-ki-na, rễ cây và một loại chè độc liên tục trong một nghìn ngày. Trong giai đoạn cuối, vị tu sỹ đi vào một lăng mộ đá, ngồi xếp hình đài sen và chờ đến ngày tận thế. Tu sỹ này đánh chuông hàng ngày để báo hiệu cho các đồng môn biết mình còn sống. Khi đến ngày không có tiếng chuông nữa, các nhà sư khác đến niêm phong lăng mộ và chờ 1.000 ngày sau mở ra để xác minh tình trạng xác ướp.
4. Tục ăn xương người Endocannibalism

Một vài bộ lạc tại Nam Mỹ và Úc được coi là nơi khai sinh ra tục lệ này. Theo nhà nhân chủng học Napolean Changon, cộng đồng Yanomamo ở Nam Mỹ vẫn còn ăn tro và xương của người sau khi hỏa táng.
5. Áo quan đặc trưng

Quan tài biểu trưng cho nghề nghiệp.
Cư dân ngoại ô thủ đô Accran của Ghana chôn cất người quá cố trong những chiếc quan tài đặc trưng. Kiểu áo quan này thường biểu thị cho nghề nghiệp của người đã khuất.
Tại những phòng trưng bày, người ta đặt những quan tài mẫu mang hình chai coke khổng lồ, hoa quả và thiết bị kỹ thuật số. Với tập tục này, nhiều người có câu nói vui nếu như Elvis Presley nằm xuống tại đây thì ông đã có chiếc áo quan hình cây đàn ghi-ta.
6. Kim cương táng

Quy trình được thực hiện thông qua phương pháp chiết xuất các-bon từ thi thể sau khi hỏa táng. Số lượng than chì sau đó được ép thành tinh thể kim cương sáng lấp lánh. Giá thành của dịch vụ này giao động từ 3.500 USD - 20.000 USD tùy thuộc vào kích cỡ viên kim cương.
7. Dạ tiệc táng Tana Toraja

Không nhất thiết phải chôn cất người quá cố sau một hai ngày, họ có thể quản cữu trong nhà hàng tuần, hàng tháng, thậm chí là cả năm trời. Sau đó gia đình đưa quan tài đi an táng tại nghĩa địa, trong hang sâu hoặc vách đá.
8. Điểu táng, cắt nhỏ thi hài

Vì vậy, các phật tử ở đây thường cử hành nghi thức tang lễ trên không trung, thi hài được cắt nhỏ trộn bột mì và để những chú chim săn mồi tới ăn. Những người ở đây quan niệm rằng thân thể con người giống như một con thuyền chuyên chở tâm hồn và khi lìa trần thì cơ thể nên trở về với thiên nhiên.
9. Nhảy múa cùng thi hài

10. Múa thoát y trong đám tang

Múa thoát y trong đám tang.
Tang lễ thường đi cùng với tâm lý u buồn nhưng điều này hoàn toàn khác với những đám tang có các vũ công múa thoát y chuyên nghiệp trình diễn.
Tại khu vực Donghai của Trung Quốc. Tang lễ được coi là biểu tượng thực sự cho thanh thế của người đã khuất. Danh tiếng và sự kính trọng được thể hiện qua tỷ lệ thuận số người tham dự. Vì thế thân nhân đi thuê các vũ công múa thoát y để thu hút mọi người kéo đến tạo thành đám đông.