Tin tức - pháp luật 2012-08-20 19:13:59

Đến lượt rết xuất đi Trung Quốc


Hiện con rết đang được nhiều đầu nậu thu mua với giá từ… 5.000- 7.000 đồng/con! Đa số rết này được sấy khô để xuất sang Trung Quốc.
[justify]Anh Bình, một đầu nậu mua rết tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh cho biết: “Có bao nhiêu rết cũng thu mua hết”. Điều kiện là rết phải còn sống và có kích thước từ 15cm trở lên.

Bao nhiêu cũng mua

Nghe tôi bảo có 30 con rết cần bán, anh Bình chốt giá: “6.000 đồng/con”. Còn việc vận chuyển, anh Bình chỉ cách bỏ rết vào bao ni lông, cứ mỗi con một bao và gởi theo xe chở đến Gò Dầu, Tây Ninh. Khi nghe nói, tôi ở Bình Dương và có rất nhiều rết, anh Bình khuyên tôi đứng ra thu mua và khuyến khích người đi bắt.Nếu tôi tổ chức thành điểm thu mua, gom hàng và bán lại cho anh thì anh sẽ xem lại giá mua để tôi có lãi hơn.

[/justify]

Rết ở trại nuôi côn trùng tại ấp 3, An Phước, Long Thành, Đồng Nai (Ảnh: Thái Ngọc)
Giống như anh Bình, anh Bo cũng ở Gò Dầu, Tây Ninh cho biết mua rết với số lượng không hạn chế, càng nhiều, càng tốt. Anh khuyên tôi, gom rết lại trong vòng 3-4 ngày được vài trăm con rồi gởi lên cho anh. Giá mua dao động từ 5.000 – 7.000 đồng/con. “Tuy nhiên, giá còn phụ thuộc vào kích cỡ, số lượng và thời điểm”, anh Bo nói.

Còn chị Lâm làm việc ở trại côn trùng Phúc Lâm, có địa chỉ tại cư xá Bùi Minh Trực, phường 5, quận 8, TP.HCM ra giá 5.500 đồng/con (rết còn sống, dài 15cm trở lên).

Xuất rết sang Trung Quốc

Theo anh Bo, chỉ có một số lượng ít rết được anh ngâm rượu hoặc bán rết sống ra Hà Nội. Còn phần lớn, rết được xuất sang Trung Quốc. Tùy theo đơn hàng bên đó, họ đặt rết sống hay sấy khô nguyên con mà mình làm. Theo anh Bo, mỗi đơn hàng xuất sang Trung Quốc từ vài nghìn con trở lên. Anh Tâm, một người thu mua rết tại huyện Bình Chánh, TP.HCM cũng cho biết: anh gom rết sấy khô để xuất sang Trung Quốc. Bên đó đang rất hút hàng rết sấy khô.

Rết ở trại nuôi côn trùng tại ấp 3, An Phước, Long Thành, Đồng Nai (Ảnh: Thái Ngọc)
Chị Lâm, trang trại côn trùng Phúc Lâm kể, trước đây, chị mua rết chủ yếu là sấy khô để xuất sang Trung Quốc, nhưng giờ không làm thường xuyên nữa. Nguyên nhân là, theo lời chị, trước đây, người mua hàng của Trung Quốc phải qua tay người Việt để có rết, nhưng giờ họ sang tận Tây Ninh đặt chỗ thu mua và sấy luôn. Do vậy, giờ làm hàng rết sang Trung Quốc hết có ăn, nhưng nếu có đơn hàng đặt trước thì chị vẫn làm.

Có người cho biết, Trung Quốc nhập rết sấy khô từ Việt Nam từ khoảng hai năm nay. Còn ông Dương Thế Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH Thế giới côn trùng, tại Long Thành, Đồng Nai thì việc Trung Quốc nhập rết sấy khô của Việt Nam chỉ mới xuất hiện khoảng hơn một năm nay. Phía Trung Quốc chỉ quy định rết sấy khô chung chung, mà không cụ thể là sấy còn độ ẩm bao nhiêu phần trăm, nhưng khi nhập hàng lại đưa ra mức độ ẩm để ép giá. Do vậy, ông Hiệp không sấy khô rết để xuất đi Trung Quốc nữa.

Thị trường… rết

Trước khi xuất sang Trung Quốc, ở Việt Nam cũng đã hình thành một thị trường mua bán rết, nhưng không sôi động lắm. Mua rết để làm rượu rết, cho gà chọi và cá rồng ăn. Dù vậy, thị trường vẫn không sôi động cho đến khi rết được xuất sang Trung Quốc.

Tại trại côn trùng ở 188, ấp 3, An Phước, Long Thành, Đồng Nai, chị Lan, chủ trại cho biết: rết là loài dễ nuôi, ăn ít và không thấy bị bệnh gì. Từ rết con đến khi bán được phải 4 – 5 tháng. Chị Lan nói: không biết người ta mua rết để làm gì. Giá bán rết là bao nhiêu thì cứ tùy người mua mà hét giá.

Tuy nhiên, số người nuôi rết để bán như chị Lan thì không có nhiều. Phần lớn rết bán trên thị trường là do bắt ngoài tự nhiên. Chị Lâm ở trại côn trùng Phúc Lâm thì lại khẳng định, rết không thể nuôi được, ai nói nuôi được là không thật!


[size=2]Ông Lâm Tùng Quế, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã TP.HCM (thuộc Chi cục Kiểm lâm TP.HCM): Đến nay, tại TP.HCM chưa có ai đăng ký việc nuôi cũng như mua bán rết. Dù rết không nằm trong danh sách cấm săn bắt, mua bán, nhưng việc săn bắt quá mức sẽ làm mất chuỗi cân bằng sinh thái trong thế giới tự nhiên, tạo điều kiện cho những loài thiên địch là thức ăn của rết (dế, sâu…) phát triển. [/size]

[/justify]

GS.TSKH Vũ Quang Côn
[size=2]GS.TSKH Vũ Quang Côn, Chủ tịch hội Côn trùng học, Phó chủ tịch Hội các ngành sinh học Việt Nam: Đúng là thời gian gần đây, người Trung Quốc sang tìm mua nhiều loài động, thực vật ở Việt Nam, trong đó có cả những loài không phải loài quý hiếm như đỉa, rết thì cũng khó có thể quản lý. Và đến nay các nhà khoa học Việt Nam cũng không biết họ mua về làm gì, chỉ đoán rằng họ mua về làm thuốc chữa bệnh hay làm thực phẩm chức năng. Một số nghiên cứu ở nước ngoài cho biết, rết có thể làm thuốc trị các chứng bệnh liên quan đến xương khớp, đau nhức cơ gân. Hay con đỉa có tiết ra chất có thể dùng để bào chế thuốc chống vón cục máu…

Các nhà khoa học Việt Nam cũng có những nghiên cứu về một số loài sinh vật này nhưng không nhiều. Trước đây, Viện sinh thái và tài nguyên Sinh vật cũng có một người nghiên cứu về đỉa nhưng chủ yếu là nghiên cứu cấu tạo, về cơ của đỉa chứ không phải là nghiên cứu giá trị thực tiễn của nó, hay cũng có một vài người nghiên cứu về rết nhưng cũng là nghiên cứu sinh thái học chứ nghiên cứu giá trị y học thì chưa thu được nhiều kết quả .

Đối với đỉa, rết thì hiện nay số lượng trong tự nhiên cũng còn tương đối nhiều nên chưa đến mức báo động có thể bị tuyệt chủng. Đối với các loài côn trùng cũng vậy, do số loài đa dạng và số lượng cũng rất nhiều nên chưa thể gây ảnh hường lớn đến cân bằng sinh thái nếu một hay một vài loài nào đó chẳng may mất đi.

Tuy nhiên, bất kể một loài sinh vật nào đều đóng góp vào sự cân bằng sinh thái và tác động trực tiếp hay gián tiếp đến các loài khác, trong đó có con người. Do đó, tốt nhất là không nên khai thác bừa bãi. Những năm gần đây, diện tích rừng bị thu hẹp đáng kể khiến nhiều loài bị thu hẹp vùng phân bố, thu hẹp môi trường sống và đứng trước nguy co tuyệt chủng trong đó có một số loài bọ cánh cứng, cua bay, bọ hung, bướm nằm trong sách đỏ Việt Nam.

Nếu người dân ở các địa phương nếu họ nhân nuôi đỉa, rết, bọ cạp mà bán được thì cũng nên khuyến khích, động viên họ nhân nuôi có kèm theo một số các biện pháp quản lý chặt chẽ. [size=2]Việc nhân nuôi các loài này không những tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, làm giàu cho người nuôi mà còn góp phần giảm sức ép khai thác trong môi trường tự nhiên.
[/size]
TS Vũ Văn Liên (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam):
Qua thông tin trên báo chí thời gian gần đây đúng là rộ lên hiện tượng thu mua một số loài sinh vật để bán sang Trung Quốc tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Thời gian trước là đỉa và bây giờ là rết. Tuy nhiên, rết không phải là côn trùng mà thuộc nhóm động vật nhiều chân và đỉa cũng không thuộc lớp côn trùng. Nhưng việc thu bắt để và buôn bán rết rầm rộ và quy mô như hiện nay thực sự là không hay. Rết không phải là côn trùng mà thuộc nhóm động vật nhiều chân và là một hợp phần trong thế giới sinh vật, chúng có vai trò lớn, là một mắt xích trong tự nhiên, bắt ruồi, gián và nhiều loài gây hại khác. Chúng hầu như không phá hoại cây trồng. Rết cũng là nguồn thức ăn quan trọng và giàu dinh dưỡng của nhiều loài động vật khác.

Nếu săn bắt rết trong tự nhiên một cách ráo riết thì chắc chắn số lượng quần thể của chúng bị giảm sút, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Hiện chưa có bằng chứng về việc săn bắt các loài côn trùng dẫn đến tuyệt chủng nhưng rất cần bảo vệ môi trường sinh thái nhất là bảo vệ rừng. Nếu rừng bị phá, các loài sinh vật mất nơi cư trú và mất nguồn thức ăn thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của chúng. Mất rừng, mất sinh cảnh sống dẫn đến tình trạng tuyệt chủng nhiều loài côn trùng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Việt Nam có nhiều loài có trong sách đỏ, cần bảo vệ (cà cuống, bọ lá, bọ cánh cứng, một số loài bướm)..

Nói chung, phần lớn các loài côn trùng không gây hại đối với sản xuất, cuộc sống sinh hoạt của người dân. Việc có nên khuyến khích người dân nuôi côn trùng để bán lấy tiền hay không thùy thuộc vào loài côn trùng hay các loài động vật khác. Vì côn trùng có vòng đời ngắn, sinh sản nhanh và nhiều thì việc thu thập, nuôi buôn bán không ảnh hưởng nhiều đến sự tồn tại của chúng hay vấn đề bảo tồn (trừ những loài quý, hiếm) nên người dân có thể nuôi để bán lấy tiền tăng thu nhập, giải quyết việc làm. Nhưng với một số loài gây hại nếu nuôi mà không kiểm tra, giám sát chặt chẽ có thể ảnh hưởng đến sản xuất và cuộc sống của con người. Ví dụ, nuôi ốc bươu vàng đã gây ảnh hưởng lớn đến các cánh đồng lúa, nuôi đỉa làm đỉa tràn lan khắp nơi gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.[/size]

[/justify]

GS.TS Mai Đình Yên
[size=2]GS.TS Mai Đình Yên, Phó Chủ tịch Hội sinh thái học Việt Nam: Không cứ gì rết mà nhiều loài động vật khác như đỉa, các loài côn trùng và cả nhiều loài thực vật như cây sưa chẳng hạn thời gian vừa qua cũng bị thương lái Trung Quốc sang tìm mua và cho đến nay thì khoa học Việt Nam cũng chưa biết họ mua những sinh vật đó về làm gì, tôi cho rằng có thể họ mua về làm thuốc. Tôi có ở Trung Quốc một thời gian và thấy họ có hẳn các nghiên cứu bày cách nuôi rết, đỉa, bọ cạp…và tất cả những con này đều được sử dụng làm thuốc đông y.

Điều đó cho thấy, khoa học thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng đã tiến rất xa. tTrong khi đó, khoa họcở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về giá trị thực tiễn, giá trị y học của các loài nhất là các loài nhỏ, loài côn trùng còn quá ít ỏi, nếu không muốn nói là gần như không có. Vì vậy, người dân Việt mình chưa hiểu hết được giá trị của các loài sinh vật này nên không mua, không bán, không ăn, không sử dụng. Và đương nhiên, ở Trung Quốc hay bất cứ nước nào họ biết được giá trị của các loài này thì họ bỏ tiền sang thu mua, còn người dân mình nghèo thì phải săn bắt mà đemn đi bán. Còn mà kkhông săn bắt được thì nhân nuôi. Tuy nhiên, cũng có nhiều bài học khi người dân nhân nuôi số lượng lớn thì thương lái Trung Quốc lại không mua nữa hoặc mua với giá rẻ nên phải diệt đi. Thương lái lại chỉ mua các loài săn bắt trong tự nhiên nên người dân mình lại phải vào rừng tận diệt.[/size]

[justify][size=2]Chúng ta đang kêu gọi bảo tồn đa dạng sinh học và việc bảo tồn đa dạng sinh học nghĩa là phải bảo tồn tất cả các loài trong tự nhiên. Việc khai thác các loài sinh vật trong tự nhiên phải nằm trong giới hạn phục hồi. Việc săn bắt, khai thác quá mức bất cứ loài nào đều ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên. Mặc dù, đối với các loài côn trùng thì chưa có dấu hiệu tuyệt chủng trừ các loài quý hiếm nhưng nếu mua nhiều, bắt nhiều thì khả năng tuyệt chủng là có thể xảy ra và hậu quả là mất loài, mất đa dạng sinh học.

[/size][size=2]
[/size][/justify]

TS Trương Xuân Lam
[size=2]TS Trương Xuân Lam, Trưởng Phòng côn trùng học thực nghiệm (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật): Việc Trung Quốc sang Việt Nam thu mua các loài sinh vật của không phải là hiện tượng mới, lạ mà đã có từ lâu nhưng tại mỗi thời điểm khác nhau có thể chững lại hoặc rộ lên. Có nhiều “tin đồn” khác nhau về mục đích của người Trung Quốc nhưng đến nay, khẳng định chúng ta chưa biết chính xác họ mua về làm gì.

Việc săn bắt quá mức bất kỳ loài nào trong tự nhiên đều có thể dẫn đến sự suy giảm cá thể loài, biến đổi đến chuỗi thức ăn chung, ảnh hưởng đến các loài sinh vật khác mà sống có mối liên quan đến nó. Rết không phải côn trùng mà thuộc nhóm nhiều chân. Nếu khai thác quá mức thì số lượng có thể cạn kiệt, chúng không sinh sôi này nở và có thể sẽ rất khó khăn khi muốn bắt chúng ở tự nhiên. Vì vậy, ở một góc độ nào đó có thể gọi chúng bị tuyệt chủng ở tự nhiên.

Tôi cũng chưa biết người ta có thể nhân nuôi rết không nhưng nếu người dân nuôi được, đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn cho những người xung quanh thì không vấn đề gì. Tuy nhiên, việc nhân nuôi các loài sinh vật như rết, đỉa, bọ cạp cũng cần hết sức cẩn thận, nếu nuôi với số lượng lớn mà không kiểm soát tốt chúng thoát ra ngoài thì sẽ lại rất nguy hiểm vì có thể gây hại, đó là chưa kể nếu nuôi nhiều mà Trung Quốc không mua thì thiệt thòi cho người nông dân.

Ở Việt Nam có một số nhà khoa học nghiên cứu về rết ở khía cạnh phân loại học, còn nghiên cứu giá trị làm thuốc thì tôi cũng không biết có nhà khoa học nào nghiên cứu không.
[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)