Teen 24h 2013-09-17 02:58:52

Dấy lên nghi ngờ cuốn sách của Huyền Chip - bạn có nghi ngờ không ;))


[justify]Nhiều người đưa ra những bằng chứng cho rằng Huyền Chip đang "lừa dối" hàng ngàn độc giả.
[/justify]

Những hình ảnh tại châu Phi của Huyền Chíp, nhưng một số người vẫn không cho rằng Huyền Chip đi được hơn 25 nước như lời cô khẳng định.



[justify]Giới trẻ không còn quá xa lạ với cái tên Huyền Chip. Cô gái sinh năm 1990 trở thành “thần tượng” của giới trẻ khi phát hành cuốn sách “Xách ba-lô lên và đi”. Cuốn sách gồm 2 tập: tập 1 “Châu Á là nhà. Đừng khóc” đã được xuất bản vào năm 2012, và sắp tới, cô sẽ ra mắt tập 2 với tên gọi “Đừng chết ở Châu Phi”.

Đây được cho là nhật ký hành trình của một cô bé chu du trên 25 nước(Châu Á, Châu Phi và châu Mỹ) với số tiền ban đầu chỉ có 700$ (khoảng 14,7 triệu VNĐ). Trên đường đi, Huyền Chip tự kiếm việc làm thêm để có tiền sinh hoạt và mua vé máy bay đi tiếp.

Ngay khi từ mới ra mắt cuốn sách tập 1, Huyền Chip cũng gặp nhiều sự nghi ngờ từ độc giả vì họ không tin một cô gái còn quá trẻ, với số tiền ít ỏi trong túi, lại có thể một mình chu du rất nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, sự nghi hoặc ấy cũng dần lắng xuống theo thời gian.

Nhưng khi cô sắp phát hành cuốn 2 thì mọi nghi vấn được lật lại lần nữa, và gây được sự chú ý cao độ của cư dân mạng trong thời gian gần đây. Nhiều "topic" được lập ra chỉ để xoay quanh những nghi vấn trong cuốn sách về hành trình đi hơn 25 nước của Huyền Chip.


Một ảnh chế của cư dân mạng


Nickname fukuzen#2 hoài nghi: “Thắc mắc gói gọn vào các việc sau:

- Làm cách nào em có thể kiếm đc job $10/h ở một nước có thu nhập không bằng Việt Nam, và thu nhập part-time của em cao hơn thu nhập full của một người tốt nghiệp Đại học bên đó, chưa kể việc của em là một casino host vị trí tương đương manager của dân văn phòng.

- Làm thế nào em có đủ tiền mua vé máy bay nếu chỉ vừa đi vừa làm…

- Làm thế nào em có thể được chiếu cố quá nhiều lần đến như vậy khi xin visa, không chứng minh tài chính, không vé khứ hồi, không việc làm ổn định, không bằng cấp.

- Em có thấy xấu hổ không khi hướng dẫn thanh, thiếu niên Việt Nam đi vào con đường phạm pháp (làm việc chui không work permit).

- Em có thể show hộ bọn anh xem visa hay dấu xuất, nhập cảnh của 25+ nước của em đã đi qua…

- Cuối cùng, với một chuyến đi thiếu thốn đủ thứ, với hành trang nghèo nàn như vậy sao em không bị ốm nặng phát nào nhỉ? Em đến từ hành tinh nào vậy?”



Topic gây nhiều tranh cãi về Huyền Chip hiện nay đã bị xóa. Hiện đã có topic khác thay thế nhưng các comment và bình luận đã mất sạch hoàn toàn.


Không chỉ đặt câu hỏi, nhiều bạn còn đưa ra những dẫn chứng, bằng chứng trong những việc mà Huyền Chip từng làm khi du lịch. Một nickname ceibga vào thẳng vấn đề: “Thứ nhất: Việc xin visa du lịch, như mình đã nói, ngoại trừ Asean, các nước khác thì bạn phải xin visa hết. Thủ tục về cơ bản là giống nhau ở các nước, nhưng có 1 cái mà bất cứ nước nào cũng cần là: CHỨNG MINH TÀI CHÍNH (CMTC). CMTC để đảm bảo rằng nhà bạn có tiền, và bạn sang nước họ là để du lịch, không phải để kiếm tiền. Nhiều nước còn đòi chứng minh thu nhập ổn định, giấy chứng nhận cơ quan, v.v…. Số tiền CMTC nhiều ít tùy nước, nhưng không dưới 5000$ nhá (100 triệu). Vậy cho mình hỏi, với 700$ ban đầu, em Chip có thể làm được cái chứng minh tài chính hay không? Hay là 700$ dắt túi thôi, còn trong thẻ có vài nghìn $?

Chú ý là sau khi có visa xong, thì số tiền CMTC có thể dùng tùy ý nhá. Vậy nếu bạn kêu em ý chỉ có vỏn vẹn 700$ thì xin visa như thế nào? Đừng có nói ăn vạ, không ai nghe đâu. Mình cam đoan nếu thiếu CMTC, không 1 nước nào cấp VISA cho bạn hết.


Một ảnh chế của cư dân mạng


Thứ 2: Chuyện đi làm. Visa du lịch nhiều nhất là 30 ngày, với kinh nghiệm tìm việc làm thêm thời du học sinh của mình, thì mình bảo đảm không có chuyện tìm được việc ngay lập tức, nếu không có người quen giới thiệu, và càng không nếu không nói được tiếng bản địa, ok? 1 nước có thể kiếm được, nhưng 25 nước đều như thế thì xin lỗi, dân Việt Nam đi làm nước ngoài hết cả rồi.

Tiếp theo là lương, mình làm dạng chuyên gia, cổ cồn trắng, lương do chính phủ Đài Loan quy định cho người nước ngoài là tối thiểu 1500$/tháng, tức là 50$/ngày, 6,5$/h. Lương công nhân chỉ được 600$/tháng thôi nhá. Đài Loan thuộc dạng mức lương cao. Thu nhập trung bình vào tầm 20.000$/năm/người. Bạn nghĩ là các nước châu Phi có đc mức lương này không? Và nếu có liệu 1 người đi làm chui, nhập cư bất hợp pháp có được mức lương cao hơn cả chuyên gia như mình không? Tự suy nghĩ nhá”.





Một số bình luận khác từ những người từng có kinh nghiệm


“1. Mình cũng hay chơi bài ở các sòng bài như: Macao, Genting ở Malaysia. Khi vào sòng bài chơi, nhân viên bảo vệ + người chia bài rất kiệm lời nói. Dường như chỉ kiểm tra PP, quần áo, giày dép đối với đàn ông (áo có tay, có cổ kiểu sơmi, giày có quai), phụ nữ thì thường qua loa. Khi chia bài thì người chia bài thường làm động tác, và gõ chuông cũng như chỉ nói những lời như: ngừng đặt cược. Khi bạn trúng 1 số tiền lớn theo qui định nào đó, người chia bài sẽ báo cho quản lý đến coi và xác nhận. Và nhắc lại, mình chưa từng thấy trường hợp có người nào đến hỏi han, chăm sóc hay gì gì hết. Vì khi đánh bài, khách ghét nhất bị làm phiền, hỏi han, hay bị vỗ vai ( kiêng kị). Sòng bài chia ra nhiều khu vực, VIP thì riêng biệt, khu vực thường thì như mình miêu tả. Và VIP sẽ có những chăm sóc riêng. Vậy em Huyền Chíp này tài giỏi thế nào mà đc vào khu vực VIP để gặp triệu phú, tỷ phú???

2. Về việc xin việc trong sòng bài, người chia bài thường được học từ bé. Thí dụ như Macao, theo mình biết dân Macao sinh ra, lớn lên được nuôi ăn học và được đào tạo chia bài để làm trong sòng bài. Như vậy có thể thấy sòng bài là nơi cần được đào tạo bài bản, host là người quản lý hoặc là người hướng dẫn chơi, cũng có thể là người dẫn chương trình tạp kĩ. Nhưng tất cả đều được đào tạo rõ ràng.

3. Sòng bài em này có triệu phú, tỷ phú đến thì chắc chắn không phải sòng bài nhỏ, thuộc kiểu linh tinh được. Vậy tại sao phải chọn 1 cô bé người Châu Á, không có nhan sắc, ko có cái j gọi là hút khách được như thế. Đừng nói là khẩu vị lạ, vì Châu Phi giàu thường là những người buôn kim cương, dầu mỏ, hoặc ngoại tệ, có khi là Mafia. Những người đó búng tay thì xin lỗi, dắt đến cả đàn nô lệ cũng có nữa là”
, nickname chuottrang.ver2 chia sẻ.




Một số bình luận của cư dân mạng


“Chuyện Huyền Chip có đi 25 nước không em không biết, nhưng nếu như vậy, những nét văn hoá, phong tục tập quán, những miêu tả về 25 nước Huyền Chip đi qua, đó cũng là ngồi-tưởng-tượng sao?

Có thể Huyền Chip có tài liệu để tham khảo, nhưng sẽ có những cái không chính xác. Như vậy, những độc giả như em, đọc sách để có thêm kiến thức sẽ đọc tiếp thu thông tin sai lệch, là nạn nhân của Huyền Chip?

Thiết nghĩ nếu Huyền Chip không đi hết 25 nước như bạn đã viết thì nên đưa ra lời đính chính và xin lỗi mọi người.

Bạn gieo vào đầu những người đọc một thế giới màu hồng: đi đâu cũng sẽ có người giúp, không có tiền chỉ cần đi làm vài ngày sẽ có tiền du lịch tiếp. Đâu có dễ vậy? Bạn làm người khác tiếp thu những kiến thức sai lầm về văn hoá các nước khác. Những gì bạn đang làm thật sự là tội ác!”
, độc giả izumi. bức xúc.


Fanpage của Huyền Chip với số lượng lớn người hâm mộ


Nickname vnpcb02 góp lời: “Sự im lặng của em HC càng làm chuyện này không thể rõ trắng đen, khiến chuyện này lập lờ dai dẳng. Nếu có lòng tự trọng, mạnh mẽ em đã show thẳng để những ai phản đối mình sẽ phải im lặng, xấu hổ”.

Một cư dân mạng khác bình luận hài hước: “Thực ra chiến lược của em nó rất tốt.

Chỉ cần doanh thu quyển 2 này khả quan, lại trở thành đại diện của vài nhãn hàng nữa thì sẽ có tiền để tái đầu tư vào đợt 3.

Lần 3 này địa điểm đến chắc sẽ là Châu Âu (nơi an ninh khá tốt), em nó có tiền rồi thì sẽ đi thật, cập nhật chi tiết và hình ảnh…

Rồi với thành tích đi 50+ quốc gia, em nó trở thành đại sứ du lịch, đại sứ hình ảnh blah blah chỉ là vấn đề thời gian. Nếu khôn khéo xin chân vào các tổ chức nhân đạo, bảo vệ động vật hoang dã, từ thiện… nữa thì càng nổi. Có thể các chuyến đi lần 1, lần 2 có uẩn khúc, nhưng lần 3 là thật thì…

Lúc đó thì có nói trời nói đất gì cũng không thể lay chuyển nổi, ai lật lại vấn đề sẽ thành tội đồ cho cả thiên hạ phỉ báng. Thương hiệu Huyền Chip đã được xây dựng như vậy đấy…”


Ngoài ra, các thành viên còn đặt nghi vấn xung quanh một tấm visa được cho là của Huyền Chip. Ngày 29/8 nhập cảnh, quá cảnh Bolivia – Argentina. Ngày 30/8 xuất cảnh khỏi Argentina. Ngày 1/9 bay thẳng từ Argentina về VN luôn. Liệu Huyền Chip có thể trãi nghiệm siêu tốc 2 nước trong vòng 1 ngày (có khi chỉ vài giờ) là thắc mắc của một thành viên.


Hình ảnh 2 trang visa của Huyền Chip


Tuy nhiên, theo tìm hiểu, đây chỉ là hình ảnh chụp visa Huyền Chip khi cô chứng minh rằng cô đăng ở Argentina chứ không phải ở Hà Nội như trên phần vị trí của facebook xác định. Hình ảnh này không nằm trong phạm vi nghi vấn về cuốn nhật ký của Huyền Chip.

“Mình nghĩ đây là một chiêu PR của Huyền Chip. Em ấy sắp ra sách mới và còn họp báo ở mấy thành phố lớn liền. Chắc sau này là sẽ có clip quay quyển hộ chiếu của em í. Còn mục địch duy nhất là để PR, những ai tò mò Huyền Chip là ai và bắt đầu tìm hiểu”, một bạn đọc khác cho biết.


Hình ảnh 1 con dấu trong hành trình của Huyền Chip. Nhiều người thắc mắc sao Huyền Chip không chụp hết cả 25 nước đã đi qua.



[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)