Tin tức - pháp luật 2013-09-09 01:23:59

bệnh nhân "bị liệt" đòi bác sĩ.............. bồi thường 2,6 tỷ đồng.


[size=6]Cho rằng sau khi bác sĩ phẫu thuật khiến mình bị liệt hai chân không còn khả năng lao động, ông Nghệ kiện đòi bồi thường 2,6 tỷ đồng. Không muốn kéo dài vụ án ông này chấp nhận mức hỗ trợ chỉ 150 triệu nhưng không được bác sĩ chấp thuận.[/size]
Trước đây, ông Nguyễn Văn Nghệ (53 tuổi) là giám đốc một cơ sở sản xuất nước khoáng với cơ ngơi khang trang ở mặt tiền đường tại quận Thủ Đức, TP HCM. Nhưng cuộc sống gia đình ông rơi vào cảnh khốn khó kể từ khi ông bị liệt nửa người sau phẫu thuật cắt khối u mỡ.
Do không còn khả năng lao động, lại nằm một chỗ, việc kinh doanh bị phá sản, ông Nghệ phải bán toàn bộ cơ ngơi chuyển vào hẻm nhỏ ở, để có tiền lo trang trải cuộc sống và điều trị bệnh. Vợ ông trước đó chỉ ở nhà lo chăm sóc gia đình, giờ lại trở thành trụ cột vật lộn với việc buôn bán để lo cho chồng con. 
Sau khi phẫu thuật ông Nghệ bị liệt hẳn 2 chân không còn khả năng đi lại. Ảnh: PLTP HCM.
Theo đơn khởi kiện của ông Nghệ, ông bị một khối u nhỏ bẩm sinh ở cột sống, được một bệnh viện ở Sài Gòn chẩn đoán là khối u mỡ. Qua giới thiệu, ông  tìm đến bác sĩ Sơn để được điều trị. Lúc gặp bác sĩ Sơn, ông Nghệ có cảm giác tê chân phải nhưng vẫn đi lại, làm việc bình thường. 
Được bác sĩ Sơn giới thiệu, ông là một trong những "bác sĩ giỏi trong khu vực Đông Nam Á" về điều trị khối u. Đồng thời, ông cũng tư vấn nếu mổ, bệnh của ông Nghệ sẽ thuyên giảm còn không sẽ bị liệt. Tin tưởng vào khả năng chuyên môn của bác sĩ Sơn, ông Nghệ đồng ý để ông phẫu thuật cho mình.
Tháng 6/2005, ca phẫu thuật được tiến hành với chi phí là 14 triệu đồng. Sau mổ, ông Nghệ có triệu chứng suy yếu, có cảm giác tê liệt. Đến năm 2008, bác sĩ Sơn tư vấn và mổ cho ông lần 2 với chi phí 30 triệu đồng.
Sau lần mổ này, ông Nghệ tiếp tục điều trị theo chỉ định của bác sĩ Sơn nhưng tình hình sức khỏe ngày càng xấu đi. Đến cuối năm đó, ông bị liệt hẳn hai chân và phải ngồi xe lăn, tiêu tiểu không chủ động được. Sau thời gian dài kiên trì điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ Sơn, đến cuối năm 2009, ông Nghệ mới dừng lại.
Sau khi tìm hiểu về bệnh trạng của mình, ông Nghệ cho rằng, bệnh của ông chỉ là một khối u lành tính, nhưng bác sĩ Sơn đã tư vấn không đúng với đánh giá của các nhà khoa học nên đã phẫu thuật, dẫn đến sức khỏe của ông suy giảm. Năm 2011, ông Nghệ kiện vị bác sĩ ra TAND quận 10, yêu cầu bồi thường các khoản chi phí phẫu thuật, thuốc men, tiền ăn, tiền thuê người chăm sóc, tổn thất tinh thần… tổng cộng là 2,6 tỷ đồng.
"Thực tế, chi phí cho việc mổ chỉ hết khoảng vài chục triệu đồng, nhưng chi phí điều trị thì vô cùng tốn kém. Anh ấy đã hơn 40 năm chung sống với khối u đó và làm việc bình thường. Nhưng không ngờ sau khi mổ anh Nghệ trở thành phế nhân sống phụ thuộc vào người khác", người anh họ của ông Nghệ giãi bày. 
Hồi tháng 4, TAND quận 10 xử sơ thẩm buộc bác sĩ Sơn phải bồi thường cho ông Nghệ 57,3 triệu đồng; có trách nhiệm bồi thường chi phí hợp lệ do mất khả năng lao động (cần người chăm sóc) là hơn 430.000 đồng/tháng. Không đồng ý với phán quyết này, cả nguyên đơn và bị đơn sau đó đã kháng cáo. 
Mới qua, TAND TP HCM mở phiên phúc thẩm, cả ông Nghệ và bác sĩ Sơn đều không đến tòa mà chỉ có người đại diện. Trình bày với HĐXX, người đại diện cho ông khẳng định, trước khi mổ ông vẫn chạy xe máy chở vợ con và đi làm bình thường. Nhưng sau khi phẫu thuật thì 2 chân bị tê liệt, không còn khả năng đi lại phải ngồi xe lăn và không thể tự chăm sóc được bản thân. 
Còn đại diện của bác sĩ Sơn cho rằng, theo bệnh án và phác đồ điều trị, "bác sĩ Sơn đã thực hiện theo đúng quy trình". Việc bệnh nhân Nghệ bị liệt hai chân là do bệnh lý bẩm sinh chứ không phải do lỗi của bác sĩ. Đồng thời nguyên đơn không chứng minh được con số thiệt hại cụ thể nên bác sĩ Sơn chỉ có thể "tự nguyện hỗ trợ" cho ông Nghệ 30 triệu đồng. 
Cho rằng, việc ông Nghệ bị liệt đều nằm ngoài mong muốn của cả phía bệnh nhân và bác sĩ, HĐXX đã dành khá nhiều thời gian để các đương sự hòa giải thỏa thuận với nhau về mức bồi thường trên tinh thần thiện chí ngay tại tòa. Sau khi hội ý và cân nhắc, đại diện theo ủy quyền của ông Nghệ cho biết, giờ hoàn cảnh của ông rất khó khăn, gia đình cũng không muốn kéo dài vụ án nên đồng ý hạ yêu cầu bồi thường xuống mức 200 triệu đồng. Song phía bác sĩ Sơn khẳng định "không hề có lỗi" nên chỉ có thể nâng mức hỗ trợ cho bệnh nhân lên 100 triệu đồng.
"Tạm gác lại chuyện bác sĩ có lỗi hay không, nhưng trước hoàn cảnh gia đình bệnh nhân Nghệ như vậy, phía bác sĩ có thể nâng mức hỗ trợ lên một chút nữa để toà ghi nhận sự thoả  thuận của hai bên và chấm dứt vụ kiện trong êm đẹp được không?", vị thẩm phán hỏi đại diện của bác sĩ Sơn đồng thời đưa ra mức tham khảo 150 triệu đồng.
Tuy nhiên, sau khi cân nhắc, đại diện cho bác sĩ Sơn khẳng định, mức hỗ trợ tối đa chỉ có thể là 130 triệu đồng nhưng kèm theo điều kiện "ông Nghệ phải xin lỗi bác sĩ Sơn và có xác nhận bằng văn bản rằng bác sĩ hoàn toàn không có lỗi" và chấm dứt việc kiện tụng. "Việc phía nguyên đơn khởi kiện đã gây mất uy tín và thiệt hại rất lớn không thể tính hết được đối với bác sĩ Sơn", đại diện của phía bị đơn cho biết và nhất quyết giữ nguyên quan điểm của mình. 
Các bên không thể đi đến thống nhất, HĐXX buộc phải tiếp tục xem xét yêu cầu khởi kiện đòi bồi thường số tiền 2,6 tỷ đồng của phía ông Nghệ. Song, do cấp sơ thẩm có nhiều sai phạm về mặt tố tụng nên HĐXX đã tuyên huỷ bản án, trả hồ sơ xét xử lại từ đầu. 
Với phán quyết của tòa, dự kiến vụ kiện sẽ còn diễn ra trong một thời gian dài nếu các bên vẫn không thể hòa giải.  
 
 
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)