Tin tức - pháp luật 2012-02-14 13:13:03

Bão mặt trời đổ bộ ngày valentine :(


Cùng các cập nhật: Phát hiện phân tử CO trong khí nóng 10 triệu độ C.


[justify]

[justify]Bão Mặt trời đổ bộ vào ngày Valentine
[/justify]





Hai đốm Mặt trời đang lớn dần có thể sắp gây ra một đợt bão Mặt trời dội về Trái đất. Dù mức độ nghiêm trọng của đợt bão lần này chưa được làm sáng tỏ, một số nhà khoa học đoán rằng hai đốm đen này có thể gây ra những trận bão ở quy mô trung bình, gây nhiễu sóng radio và nhiễu loạn ở hai cực của Trái đất.





Theo trang web SpaceWeather, hai đốm đen trên khu vực 1416 có thể tỏa ra nguồn năng lượng điện từ beta-gamma trong đợt bão hạng M. Dù bão hạng M không nguy hiểm như hạng X - ảnh hưởng tới các hệ thống điện và vệ tinh và các trận bão từ kéo dài - nhưng mọi người vẫn nhận ra một số bất tiện như nhiễu sóng radio.


Những tia Mặt trời hạng M cũng có thể tạo ra các ánh cực quang. Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mĩ, Mặt trời sẽ tạo ra những vòng hào quang lớn vào ngày Valentine.


(Nguồn tham khảo: Khoahoc)


[justify]Giải mã thiên thạch khổng lồ của Anh
[/justify]



[/justify]


[justify]Bí ấn về nguồn gốc của thiên thạch lớn nhất nước Anh phát hiện các đây 200 năm có thể được giải mã, các nhà khoa học thuộc Đại học Mở (Anh) cho biết.[/justify]
[justify]Một thiên thạch khổng lồ, với chiều dài khoảng 0,5m và nặng 93kg, đã rơi xuống Trái đất cách đây 30.000 năm. Thiên thạch này lần đầu tiên được phát hiện bởi một nhà khảo cổ học cách đây 200 năm, tại một khu nghĩa trang gần khu Stonehenge (Anh).[/justify]
[justify]Từ đó đến nay, thiên thạch lớn nhất nước Anh này vẫn là bí ẩn với các nhà khoa học. Tuy nhiên, tiến sĩ Colin Pillinger và cộng sự thuộc Đại học Mở cho biết, họ đã giải mã được cả nguồn gốc và lịch sử của nó.[/justify]
[justify]

Thiên thạch lớn nhất nước Anh.

[/justify]
[justify]Về bí ẩn thiên thạch vẫn còn nguyên vẹn sau hàng nghìn năm rơi xuống Trái đất, tiến sĩ Colin Pillinger giải thích trên LiveScience: “Nước Anh ở thời kì băng hà trong khoảng 20.000 năm. Điều kiện khí hậu lạnh giá đã bảo vệ thiên thạch khỏi sự ăn mòn của thời tiết. Những thiên thạch khác có thể tồn tại với thời gian dài như thế chỉ được tìm thấy ở vùng Nam Cực.”[/justify]
[justify]Trong khi đó, về nguồn gốc của thiên thạch lớn nhất nước Anh, các nhà khoa học nghĩ rằng nó thuộc nhóm thiên thạch nguyên thủy. Chúng là tàn dư trong quá trình hình thành các hành tinh trong vũ trụ. Phần lớn các thiên thạch được phát hiện trên Trái đất đều thuộc nhóm này.[/justify]
[justify]Hiện tại, thiên thạch lớn nhất nước Anh đang được trưng bày tại cuộc triển lãm ‘Các vật thể trong vũ trụ’ tại trụ sở của Hiệp hội khoa học hoàng gia ở London. Đây là lần đầu tiên thiên thạch này được trưng bày rộng rãi trước công chúng.[/justify]
(Nguồn tham khảo: Vietnamnet)


[justify]
[justify]Phát hiện carbon monoxide (CO) trong khí nóng 10 triệu độ C
[/justify]



Nhóm các khoa học gia sử dụng Đài quan sát vũ trụ hồng ngoại AKARI của Nhật Bản phát hiện thấy phân tử carbon monoxide (CO) trong đám khí ga nóng 10 triệu độ C phát tán từ tàn tích nổ siêu tân tinh trẻ có tên Cassiopeia A (Cas A).


Về lý thuyết, chưa ai từng dự báo hay mong đợi phát hiện được phân tử CO trong tàn tích nổ siêu tân tinh vốn chứa năng lượng cực lớn. Những electron chứa đầy năng lượng và nguyên tử các nguyên tố nặng, sản sinh từ quá trình phân hạch hạt nhân trong vụ nổ siêu tân tinh đáng ra đã phá hủy các liên kết phân tử. Khám phá này có thể làm thay đổi hiểu biết hiện tại về vòng tuần hoàn của carbon và các phân tử trong khí ga vùng liên sao và các đám mây bụi.






Phát hiện phân tử CO trong vật chất giải phóng từ vụ nổ siêu tân tinh làm thay đổi hiểu biết của giới khoa học về hóa học thiên thể, về sự hình thành bụi vũ trụ và nguồn gốc của một lượng lớn bụi vũ trụ quan sát thấy ở thời điểm vũ trụ sơ khai.
[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)