Tin tức - pháp luật 2011-07-15 13:18:59

Báo Đức: Trung Quốc tự tin quá mức ở Biển Đông


Bài viết của Till Fähnders đăng trên Thời báo Frankfurt (FAZ) của Đức ngày 11/7 bình luận về thái độ trịnh thượng, ngang ngược quá mức của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông. Và theo tác giả, thái độ như vậy của Trung Quốc là rất đáng lo ngại vì nó tạo xu hướng đối đầu thay vì giải quyết căng thẳng hiện nay.





[justify]Nếu một nhà ngoại giao bị nước chủ nhà cho là “có thái độ bất lịch sự” chắc phải làm một việc gì đó nghiêm trọng. Người ta chỉ phỏng đoán như vậy vì không biết là ông Li, Bí thư thứ nhất ĐSQ TQ ở Manila nói gì và nói với thái độ như thế nào với người tiếp chuyện ở BNG/PLP. Chỉ biết câu chuyện xung quanh những vụ gây hấn của TQ ở vùng biển mà cả TQ và PLP đều yêu cầu chủ quyền và sau buổi gặp đó BNG/PLP đã có công hàm phản đối và đưa Li vào diện không được hoan nghênh ở các buổi gặp gỡ song phương tại BNG/PLP.[/justify]

[justify]Câu chuyện cho thấy những căng thẳng gần đây ở Biển đông, nơi mà ngày càng nhiều những vụ xung đột giữa tầu TQ với các tầu của VN và các nước lân cận. Các nước phản ứng về thái độ hiếu chiến của các tầu ngư chính và tuần dương của TQ. Ngày 8/7, NT/PLP đã sang Bắc Kinh trao đổi về việc này cũng như để chuẩn bị cho chuyến thăm TQ của TTh Aquino.[/justify]

[justify]Những yêu sách chủ quyền của TQ không chỉ nhằm vào Việt Nam hay PLP mà còn cả với Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng như với NB và nhiều nước khác. Ở khu vực CÁ - TBD việc này còn thách thức sức mạnh của siêu cường của Mỹ vốn đã được khẳng định ở khu vực này.[/justify]

[justify]Thực ra những tranh chấp này đã có từ nhiều thập kỷ nhưng nay TQ thực thi nó với thế mạnh mới với tư cách là một cường quốc kinh tế đang lên. TQ cần dầu lửa và khí đốt, cần đường giao thương hàng hải. Yêu cầu của TQ thì các nước đều đã biết, nhưng thái độ trịch thượng như những ngày qua làm nhiều nước lo ngại, vì liên tục xẩy ra các cuộc tấn công của TQ nhằm vào tầu các nước lân cận. Tầu TQ đã bắn vào tầu PLP đang thăm dò địa chấn cũng như đang đánh bắt cá; trong trường hợp khác TQ còn sử dụng cả máy bay trực thăng vũ trang. Với Việt Nam thì TQ không chỉ tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa mà cả ở Hoàng Sa. Tầu ngư chính TQ bắt giữ tầu cá và ngư phủ Việt Nam, cản trở hoạt động của tầu thăm dò nghiên cứu của Việt Nam, cắt cáp. Những hành động này đã gây nên làn sóng phản đối TQ ở Việt Nam. Việt Nam và Mỹ đã có một việc làm không bình thường là ra tuyên bố chung phản đối việc sử dụng bạo lực cũng như ủng hộ việc thông thương hàng hải ở Biển Đông.[/justify]

[justify]Nguyên nhân những căng thẳng ở khu vực này nằm ở quy chế pháp lý không rõ ràng của khu vực Biển Đông. Theo Công ước Luật biển 1982 thì các nước ven biển có quyền đối với khu vực “đặc quyền kinh tế” 200 hải lý dọc theo bờ biển. Tuy nhiên, nhiều nước đã đăng ký tại LHQ yêu sách của mình vượt ra ngoài phạm vi này. TQ cũng đưa ra yêu sách của mình nhưng không có giải thích gì cụ thể về khu vực rộng lớn mà họ coi là thuộc khu vực ảnh hưởng của họ. Sau đó họ thông báo với Mỹ trong một cuộc tiếp xúc ở Bắc Kinh đó là “lợi ích cốt lõi” của TQ; đến nay lợi ích cốt lõi của TQ chỉ mới bao hàm vấn đề ĐL và Tây Tạng. Đáp lại phía Mỹ tuyên bố trong chuyến thăm và tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Hà Nội của NT Clinton là phía Mỹ coi tự do giao thương hàng hải ở khu vực này nằm trong lợi ích quốc gia của Mỹ. Sau tuyên bố này của bà Clinton, NT/TQ đã giận dữ rời khỏi Hội nghị. Bắc Kinh đặc biệt bực mình vì Mỹ và các nước láng giềng muốn “quốc tế hóa” vấn đề này, trong khi họ chỉ muốn giải quyết song phương. Nhưng dần dần giới lãnh đạo Bắc Kinh cũng nhận ra là thái độ trịch thượng quá mức như vừa qua cũng không phục vụ cho lợi ích của họ vì các nước láng giềng vì lo ngại trước thái độ này của Bắc Kinh đã tìm đến sự bảo trợ mạnh mẽ hơn của Mỹ. Cũng chính vì những phản ứng từ bên ngoài nên ngay chính giới TQ cũng không nhắc lại đến “lợi ích cốt lõi” của họ ở Biển Đông nữa, quân đội TQ cử các đoàn sang các nước láng giềng; BTQP/TQ có bài phát biểu quan trọng ở Singapore. Mới đây nhất dường như nước này lại cho thấy muốn giải quyết vấn đề bằng các biện pháp cứng rắn. Đối với một cường quốc khu vực và tương lai là một sức mạnh đáng kể ở châu Á thì dường như thái độ và cách ứng xử này rất đáng lo ngại vì nó không chỉ không giải quyết được căng thẳng hiện nay mà còn tạo cơ hội cho xu hướng đối đầu ở châu Á.[/justify]

Theo Thời báo Frankfurt (FAZ)
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)