Nghệ thuật sống 2010-12-13 01:11:37

10 tâm sự 'hot' nhất của người Việt hải ngoại


[size=1]10 tâm sự 'hot' nhất của người Việt hải ngoại[/size] [size=2]Nỗi lòng của người cha hy sinh sự nghiệp và cuộc sống yên ổn ở Sài Gòn để đưa hai con đi du học là một trong những tâm sự của người Việt xa quê được độc giả VnExpress đọc và bình luận nhiều nhất trong năm qua.[/size] Những bài tâm sự của độc giả cho thấy một phần trong bức tranh chân thực về cuộc sống của người Việt Nam ở nước ngoài. Nó phản ánh ý chí, nghị lực và sự siêng năng lao động; lòng tha hương, nỗi băn khoăn "ở hay về" của người hải ngoại, hay ngược lại, là câu hỏi đau đáu "đi hay ở" của người sắp cất bước ra đi.

Dưới đây là 10 tâm sự của độc giả gửi về mục Người Việt 5 châu nhận được nhiều bình luận nhất.

1. Về Việt Nam tôi lại nhớ Mỹ (193 comments)

Về Việt Nam 4 tuần lễ, tôi mới cảm nhận những sự việc trước giờ thấy rất bình thường trong đời sống hằng ngày của Mỹ mà mình không để ý: xếp hàng, nhường đường cho người đi bộ, không xả rác bừa bãi nơi công cộng, giữ cửa cho người đi sau, nói lời cảm ơn và xin lỗi… bỗng nhiên thành quan trọng. Thiếu những cái đó mình cảm thấy bực bội và khó chịu, cứ tự hỏi tại sao những việc rất nhỏ, đơn giản mà không ai chịu làm…

2. Nỗi lòng xa quê của hoàng tử bóng đá Việt Nam (171 comments)

Nguyễn Công Cường khi thực hiện một bài thi kỹ thuật. Ảnh: An Nhơn.
Ngày lên đường sang Anh, em mang theo biết bao mơ ước cũng như quyết tâm đóng góp một cái gì đó lớn lao, một thứ có thể thay đổi bộ mặt bóng đá Việt Nam. Khi đặt chân tới Anh, mọi thứ gần như không nằm ngoài những thứ mà em thấy trên TV hay tưởng tượng trong đầu. Lúc đó, em đã tự nhủ sẽ cố hết sức để học hỏi cũng như thể hiện khả năng của mình với các huấn luyện viên. Nhưng thật sự mọi việc chẳng dễ dàng như em nghĩ…

3. Tôi làm giàu ở Mỹ như thế nào (150 comments)

Tôi vừa học vừa làm, ra khỏi nhà từ 6h sáng tới 10h đêm mới về đến nhà. Một tuần 7 ngày như vậy, mà tôi lại là con gái. Chắc ít người có thể lao động cật lực như tôi nhưng chưa bao giờ tôi hối hận vì đã từ bỏ cuộc sống xa hoa ở Việt Nam để đi tìm giấc mơ Mỹ. Tôi nghĩ, làm việc chăm chỉ rồi có một ngày tôi sẽ thành công…

4. Được và mất gì khi định cư ở Mỹ (137 comments)

Ảnh minh họa pixdaus.
Hiện nay tôi đi làm (culi) trong hãng, một giờ được 6-8 USD từ 6 giờ sáng đến 10-11 giờ đêm, nhưng tôi cảm thấy cuộc sống mình cũng vui vẻ khi nhìn thấy hai đứa con tôi tung tăng đi học và tôi biết chắc chắn rằng các cháu sẽ thành đạt nếu các cháu cố gắng học tập.

Tôi không đặt nặng vấn đề qua Mỹ để tìm cơ hội mà vì tương lai của con tôi nên tôi cảm thấy thanh thản và tự giải đáp rằng trong cuộc sống cái gì cũng có cái giá của nó, và cũng như không có cái gì là "ngon, bổ, rẻ'' cả. Vấn đề khi đã chọn thì phải chấp nhận để mà vui sống….

5. Lời khuyên về du học của người tha hương (132 coments)

Nếu bạn không muốn con mình đi học chỉ để lấy một mảnh giấy không có linh hồn về treo trên tường cho nó oai thì bạn phải chuẩn bị ít nhất là 200.000 USD và có thể hơn thế nữa để con bạn có thể học những trường tương đối có tên tuổi mà không phải lo gì đến vấn đề tài chính. Vì tôi thấy bạn bè của tôi sau khi tốt nghiệp nhận tấm bằng nhưng khi đi xin việc thì nó không có giá trị nên còn thất nghiệp dài dài…

6. Nỗi buồn lấy chồng Tây (127 comments)

Chồng tôi rất yêu thương tôi và bố mẹ chồng cũng rất hạnh phúc nhưng điều gì cũng có mặt trái, góc khuất của nó. Anh biết gia đình tôi khó khăn, mẹ tôi bị đau nên không thể đi làm được, em tôi thì lại đi học. Anh đồng ý một năm gửi hai lần cho mẹ tôi chữa bệnh và tiền cho em tôi ăn học. Tuy nhiên, tiền hàng tháng thì anh không muốn gửi vì anh chỉ giúp những cái khó khăn thôi, chứ không thích biến nó thành nghĩa vụ. Anh nói còn phải lo cho cuộc sống của mình chứ không phải lúc nào cũng lo cho gia đình tôi hết được. Mâu thuẫn cũng từ đó mà phát sinh…

7. Ở Đức hay về Việt Nam (116 comments)

Tác giả Quý Hà tại Đức.
Giờ đây, trước khi trở về, mỗi người khuyên tôi một ý, người bảo về, người nói ở lại. Ngay cả bố mẹ tôi, anh em tôi cũng muốn tôi ở lại, nhưng họ đâu có hiểu cuộc sống bên này và bố mẹ tôi đâu có hiểu tôi về cũng vì họ. Nếu như Việt Nam không phải là nơi tôi đã từng trải qua thời thơ ấu, không phải là nơi có bố mẹ, anh chị, bạn bè tôi đang sống thì tôi về làm gì. Nếu như tôi không biết tôi sinh ra ở đâu, không biết tôi lớn lên ở đâu, có lẽ tôi sẽ chọn một nơi nào đó tốt nhất để tôi sống. Tôi sẽ chọn nước Đức làm quê hương tôi. Nhưng “Cây có cội” và “Sông có nguồn” ở nơi xa này, tôi thấy nỗi nhớ nhà luôn thôi thúc tôi trở về…

8. Tôi cô độc trên đất Mỹ (109 comments)

Phải đến 6 năm xa nhà và 3 lần trở về tôi mới nhận ra tâm lý thiếu ổn định của mình. Nước Mỹ dường như có mọi thứ cần thiết để tầm cầu một cuộc sống thanh bình, đầy đủ cho một đời người: giáo dục và y tế tiến bộ, công ăn việc làm với mức thu nhập tốt, quyền tự do đi lại khắp thế giới khi trở thành công dân Mỹ. Vậy mà tôi không thắng nổi sự cô độc, bóng ma tự kỷ khi phải một mình bước đi trên con đường tưởng là đầy hoa hồng này?

9. Cuộc sống người tha hương ở Mỹ (103 comments)

Hầu hết ở Mỹ ai cũng phải làm việc nhiều giờ, nên không còn thời gian để chăm sóc bản thân, gia đình và con cái. Đi làm về đến nhà đã đau nhừ toàn thân, ăn cũng không muốn ăn chứ đừng nói là làm cơm tối cho gia đình và tất nhiên là cũng chẳng còn mặn mà tới chuyện chăn gối nữa vì phải giữ sức để mai đi cày…

10. 7 mùa đông ở Đức (101 comments)

Tác giả Hoàng Sơn tại Đức.
Đúng là nước Đức quá hiện đại, nó như một cái gì đó mà mình không thể tưởng tượng nổi. Mặc dù trước khi đến đây tôi từng sống tại thủ đô của nước Nga ba năm. Thế nhưng nước Đức không có bụi, không nhìn thấy cống nước thải ở đâu cả. Người Đức làm cái gì cũng chuẩn, không chê vào đâu được. Sống ở đây người ta có thể đi đến mọi địa chỉ trên mọi miền của đất nước bằng phương tiện công cộng. Nếu chẳng may bị ốm mà đi khám bác sĩ thì không phải sợ như ở Việt Nam vì bác sĩ khám chữa bệnh rất công tâm, không phân biệt màu da, sắc tộc…

Song Minh
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)