Khoa học - Lịch sử 2012-11-17 00:45:04

10 khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong lịch sử nước Mỹ


10. Barack Obama đắc cử tổng thống Mỹ năm 2008
Tổng thống thứ 44 của Mỹ Barack Obama.
Sự kiện này được ca ngợi như là khoảng khắc biểu tượng trong lịch sử Mỹ khi rào cản chủng tộc trong nền chính trị nước này cuối cùng cũng bị phá vỡ. Trong khi đó, chỉ 143 năm trước, bản thân người đàn ông hiện đứng đầu nước Mỹ có thể là “tài sản” thuộc quyền sở hữu của một người khác.
Phát biểu ngay khi kết quả bầu cử được công bố, Tổng thống Obama tuyên bố: “Nếu bất cứ ai còn nghi ngại rằng, liệu Mỹ có phải là nơi mà mọi thứ đều có thể xảy ra; nếu ai đó vẫn băn khoăn rằng, liệu giấc mơ của những người sáng lập ra đất nước này còn tồn tại trong thời đại của chúng ta và đặt dấu hỏi về sức mạnh của nền dân chủ, thì tối hôm nay họ đã có câu trả lời”.
9. Armstrong đi dạo trên mặt trăng năm 1969
Nhà du hành vũ trụ Neil Armstrong trở thành anh hùng của nước Mỹ khi trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
Sự kiện này đã tạo ra những câu nói bất hủ. Khi tàu vũ trụ Apollo 11, với sứ mệnh đưa con người đặt chân lên bề mặt mặt trăng lần đầu tiên vào tháng 7/1969, đó là câu: "Đại bàng (linh vật biểu tượng cho sức mạnh, quyền lực và sự tự do của nướcMỹ) đã hạ cánh”.
Khi Neil Armstrong, nhà du hành vũ trụ Mỹ trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, ông đã nói: “Đây là bước đi nhỏ bé của một người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại”.
"Bước đi nhỏ bé" của Armstrong trên mặt trăng đã đánh dấu chiến thắng của Mỹtrong cuộc đua lên mặt trăng giữa hai cường quốc trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, bắt đầu khi Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của nhân loại Sputnik 1 lên hành tinh này. Đồng thời, sự kiện này cũng biến lời hứa, Mỹ sẽ đưa người lên mặt trăng trước khi thập niên 60 trôi qua của Tổng thống John F. Kennedy trở thành hiện thực.
Người anh hùng của nước Mỹ, Neil Armstrong vừa mất ngày 25/8 năm nay.
8. Đạo luật Dân quyền 1964  
Sự kiện Đạo luật Dân quyền được thông qua năm 1964 đánh dấu sự kết thúc của nạn phân biệt chủng tộc tại nơi công cộng ở Mỹ.
Nguyên văn của dự luật rất đơn giản và dễ hiểu: “Không ai ở Mỹ dựa trên cơ sở chủng tộc, màu da, nguồn gốc bị phân biệt đối xử, bị tước đoạt các lợi ích hoặc bị loại trừ không được tham gia các chương trình hoặc các hoạt động tiếp nhận trợ cấp tài chính của liên bang”.
Từ sau khi đạo luật được ban hành, hành động phân biệt chủng tộc trong trường học, nơi làm việc và khu dân sinh được coi là bất hợp pháp. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn nạn này đã không chấm dứt  hoàn toàn và triệt để ngay sau đó.
7. Kế hoạch Marshall năm 1947
Tổng thống Mỹ Harry Truman ký Đạo luật Phục hưng châu Âu.
Đây là kế hoạch trọng yếu của Mỹ nhằm tái thiết và thiết lập một nền móng vững chắc hơn cho các quốc gia Tây Âu bằng cách thúc đẩy sản xuất và củng cố lại sức mạnh của hệ thống tiền tệ, từ đó, biến châu Âu trở thành đối tác thương mại mạnh mẽ cũng như đồng minh quan trọng số 1 của Mỹ cùng đấu tranh chống lại chủ nghĩa Cộng sản từ Đông Âu và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
Có tên chính thức là "Kế hoạch phục hưng Châu Âu" nhưng Kế hoạch Marshall thường được gọi theo tên của Ngoại trưởng Mỹ George Marshall, dưới thời Tổng thống Harry Truman, người khởi xướng và ban hành ra nó. Theo đó, sau nhiều tranh cãi, Quốc hội Mỹ cuối cùng chấp thuận rót 12 tỷ USD để tái thiết và phục hưng châu Âu.
Kế hoạch Marshall đã đặt nền tảng cho sự hồi sinh của châu Âu và sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Ngoại trưởng Mỹ George Marshall nhờ đó cũng nhận được giải Nobel Hòa bình vào năm 1953.
6. Quyền bầu cử của phụ nữ 1920
Quyền bầu cử của phụ nữ Mỹ được thông qua năm 1920 giúp nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của họ trong nền chính trị, kinh tế và xã hội trong nước.
Để được đi bầu cử và ứng cử, phụ nữ Mỹ đã trải qua một cuộc tranh đấu kéo dài trên 70 năm mới giành được quyền bình đẳng với nam giới. Những phụ nữ tiên phong trong phong trào đòi hỏi quyền đầu phiếu cho phụ nữ, là bà Lucretia Mott (1793 – 1880) và Elizabeth Cady Stanton (1815-1902). Cả hai đã thành lập một nhóm phụ nữ chủ trương phong trào đòi hỏi quyền tự do, bình đẳng với nam giới trong bầu cử.
Những người ủng hộ quyền bầu cử của phụ nữ đã đấu tranh trong suốt hơn 70 năm bằng nhiều hình thức như tổ chức các cuộc tuần hành quần chúng, vận động hành lang hay tuyệt thực. Và cuối cùng nỗ lực không mệt mỏi của họ cũng được đền đáp khi vào năm 1920, với sự ủng hộ của Tổng thống Woodrow Wilson, Tu chính án thứ 19 của Hiến pháp Mỹ trao cho phụ nữ nước này quyền bầu cử.
Sự kiện này được đánh giá là một dấu ấn đặc sắc nhất, thắng lợi to lớn nhất của làn sóng nữ quyền đầu tiên trong lịch sử nhân loại (từ đầu thế kỷ XIX đến những năm 30 của thế kỷ XX). Quyền bầu cử của phụ nữ không chỉ mở ra bước ngoặt cho phái đẹp nước Mỹ, nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của họ trong nền chính trị, kinh tế và xã hội, thúc đẩy phong trào giải phóng phụ nữ trên khắp nướcMỹ mà còn có tác dụng cổ vũ các phong trào phụ nữ trên toàn thế giới.
Còn tiếp
PHƯƠNG ĐĂNG

Theo Infonet
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)